Tuyển sinh 2023: Lựa chọn ngành học phù hợp nhờ bí quyết “Vòng tròn Ikigai”

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận, Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để xác định ngành học phù hợp nhất, thí sinh có thể dựa vào bí quyết “Vòng tròn Ikigai”.

Những ngành học giàu tiềm năng phát triển

- Thưa Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận. Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện nay, theo ông đâu là những ngành học có tiềm năng phát triển, có cơ hội việc làm rộng mở, mức thu nhập hấp dẫn mà thí sinh có thể cân nhắc lựa chọn?

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận: Vấn đề này, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghĩ tới cách đây nhiều năm, khi quy hoạch các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tôi cho rằng trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, với tình hình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào thế giới hiện nay, có hai nhóm ngành giàu tiềm năng phát triển. Thứ nhất là nhóm ngành liên quan đến ngôn ngữ, thứ hai là nhóm ngành liên quan đến công nghệ kỹ thuật, công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, những ngành mang tính chất liên ngành, đặc biệt là công nghệ thông tin áp dụng vào một lĩnh vực cụ thể, như Công nghệ nông nghiệp, Phân tích dữ liệu kinh doanh,… cũng có tiềm năng rất lớn.

Đơn cử, những năm gần đây, Trường Quốc tế chúng tôi có mở những ngành mang tính chất liên ngành như Công nghệ tài chính, Kinh doanh số (áp dụng nền tảng công nghệ vào tài chính và kinh doanh) hay Hệ thống kỹ thuật công nghiệp logistics,…

Tuyển sinh 2023: Bí quyết xác định ngành học phù hợp qua “Vòng tròn Ikigai” -0
Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận, Phó Hiệu trưởng trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vòng tròn Ikigai là gì?

- Theo ông, trong quá trình chọn ngành, thí sinh cần quan tâm tới những yếu tố nào? Làm thế nào để xác định ngành học này có phù hợp với bản thân các bạn hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận: Nhiều năm làm công tác tư vấn tuyển sinh cho các em, khi nói về cách xác định ngành học phù hợp, tôi thường chia sẻ về Vòng tròn Ikigai.

Vòng tròn Ikigai là giao điểm của 4 vòng tròn lớn gồm: Điều bạn thích, Điều xã hội cần (cơ hội việc làm), Điều bạn được trả tiền (mức thu nhập) và Điều bạn giỏi.

Bốn yếu tố trong Vòng tròn Ikigai đều rất quan trọng. Khi chọn ngành, nếu như các em chỉ dựa vào 2 yếu tố là điều em thích và điều em giỏi, trong khi ngành này ít cơ hội việc làm, mức thu nhập của cử nhân ra trường không cao, tương lai của em sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu chỉ chọn ngành học vì thấy nhu cầu xã hội cao, mức thu nhập hấp dẫn nhưng em không đam mê và bản thân cũng không giỏi, sau này em sẽ thấy không phù hợp, khó để làm việc tốt.

Như vậy, các em cần cố gắng làm sao để tối đa hóa, tốt nhất là có cả 4 vòng tròn, hoặc ít nhất phải được 3 vòng tròn nói trên.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thí sinh có thể biết ngành học nào phù hợp với mình? Mình có yêu thích, có thể giỏi trong ngành này hay không? Câu trả lời của tôi là các em hãy tìm tới các trang hướng nghiệp, xác định tính cách thông qua những bài đánh giá, bài test. Trường Quốc tế của chúng tôi và Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có những bài trắc nghiệm như thế.

Sau đó, các em nên tìm kiếm thông tin qua các kênh truyền thông để biết những ngành học nào đang có cơ hội việc làm rộng mở, mức thu nhập cao. Các em cũng có thể hỏi chuyên gia tuyển sinh, tìm nghe các buổi tư vấn tuyển sinh của các trường,…

Hiện nay, nhiều trường cũng đã công bố công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp. Đó là những thông tin các em có thể tham khảo, tham chiếu, từ đó lựa chọn ngành học phù hợp nhất.

Tại Trường Quốc tế, chúng tôi đào tạo theo triết lý “cây cầu” với các trụ cột là kiến thức chuyên môn kiến thức xã hội, kỹ năng mềm và đạo đức. Trong quá trình đào tạo, chúng tôi cố gắng để sinh viên yêu thích hơn với ngành học đã chọn; cố gắng phấn đấu học giỏi hơn.

Như vậy là giúp các em củng cố hai vòng tròn “Điều bạn thích” và “Điều bạn giỏi” trong Vòng tròn Ikigai. Hai vòng tròn còn lại cũng được đảm bảo, bởi ngay từ khi xây dựng chương trình đào tạo, chúng tôi đã xác định những ngành mở ra đều là ngành có nhu cầu xã hội cao, có cơ hội việc làm tốt.

Chọn sai ngành học có cơ hội chọn lại?

- Dù đã lựa chọn ngành học rất kỹ, nhưng không tránh khỏi trường hợp có những sinh viên sau khi học đại học 1-2 năm mới thấy mình không hợp ngành học đã chọn. Trong trường hợp này, các bạn có cơ hội nào để chọn lại ngành học hay không, thưa ông?

Chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu nhân dân cùng câu hỏi trên, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,  Bộ GD-ĐT cho biết quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ GD-ĐT đã cho phép sinh viên có thể chuyển trường, chuyển ngành hoặc học cùng lúc hai chương trình đào tạo nếu đáp ứng những điều kiện nhất định Bộ GD-ĐT đã đặt ra.

Tuy nhiên, PGS Thủy nhấn mạnh, việc học cùng lúc hai chương trình đào tạo là vô cùng khó khăn, trừ khi các em rất xuất sắc và biết bố trí thời gian cũng như sức lực, năng lượng của mình phù hợp để học tập. Tương tự, việc chuyển từ trường này sang trường khác cũng mất rất nhiều thời gian, công sức; về mặt thủ tục, quy trình sẽ có nhiều khó khăn.

“Nếu chọn sai ngành học, chúng tôi có cơ hội cho các em sửa sai. Thế nhưng, lời khuyên của tôi là hãy chọn đúng ngay từ đầu. Các em cần có chiến lược đúng, làm đúng ngay từ đầu thì sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức của bản thân cũng như gia đình và tiết kiệm được chi phí xã hội rất lớn”, PGS Thủy nói.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận: Trường hợp này chúng tôi đã từng gặp phải và tôi nghĩ rằng đây là tình huống không hiếm ở bất cứ trường nào.

Tôi muốn chia sẻ với các em rằng, Trường Quốc tế là một trong 12 đơn vị đào tạo đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tổng số chương trình đào tạo đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay khoảng 140 chương trình. Trong quy chế đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội, các em có thể chuyển ngành nếu đảm bảo một số điều kiện về mức điểm GPA (trung bình trung học tập), điểm đầu vào,…

Như vậy, nếu em học tại Trường Quốc tế mà nhận ra không yêu thích ngành đang học, em có cơ hội được chuyển sang chương trình đào tạo khác của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngược lại, các bạn theo học một trường khác thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội mong muốn vào Trường Quốc tế cũng có thể xem xét bản thân đáp ứng được các tiêu chí theo quy định hay không để chuyển ngành học.

Phương án thứ hai là chính sách bằng kép, có nghĩa học song song hai chương trình đào tạo. Ví dụ, nếu đáp ứng các điều kiện, một sinh viên đang học chương trình Kinh doanh quốc tế của chúng tôi vẫn có thể học thêm một bằng nữa ở ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội hay bằng Luật kinh tế của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tuyển sinh 2023: Bí quyết xác định ngành học phù hợp qua “Vòng tròn Ikigai” -0
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Trường Quốc tế giữ ổn định phương thức xét tuyển

- Mùa tuyển sinh năm 2023, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội có sự điều chỉnh nào về phương thức xét tuyển hay ông, thưa ông?

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận: Trường chúng tôi hiện có 15 chương trình đào tạo. Trong đó, 12 chương trình sẽ xét tuyển qua hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT (do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng) và 3 chương trình liên kết quốc tế (do đối tác nước ngoài cấp bằng).

Với 12 chương trình do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng, qua đánh giá kết quả tuyển sinh hàng năm, chúng tôi thấy rằng các phương thức xét tuyển đã sử dụng cơ bản đều hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn giữ các phương thức quen thuộc để tránh gây bất ngờ cho thí sinh. Bởi vậy, ở 12 chương trình này, chúng tôi cơ bản giữ ổn định theo 5 phương thức xét tuyển.

Cụ thể: (1) Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội; (2) Xét tuyển điểm thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức; (3) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; (4) Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp (kết hợp với một trong ba yếu tố gồm điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi Đánh giá năng lực, điểm học bạ 2 môn); (5) Phương thức xét tuyển khác: Xét kết quả A-Level; SAT; ACT; IB (bằng Tú tài quốc tế International Baccalaureate).

Đối với 3 chương trình đào tạo liên kết quốc tế, chúng tôi cũng cơ bản giữ ổn định phương thức xét tuyển như năm trước (xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ,kết hợp phỏng vấn,…).

- Một số thí sinh chia sẻ, các em có đủ năng lực trúng tuyển đại học và muốn đi học nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên rất lo lắng. Với những trường hợp như trên, nhà trường có chính sách nào hỗ trợ các em hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuận: Hiện nay, Trường Quốc tế có hệ thống học bổng rất phong phú và đa dạng, có thể chia ra thành hai nguồn là học bổng từ ngân sách và học bổng ngoài ngân sách.

Với học bổng từ ngân sách, chúng tôi dành cho 2 nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất là những học sinh giỏi: được giải quốc gia, quốc tế hoặc có điểm IELTS cao, điểm thi tốt nghiệp THPT cao. Nhóm thứ hai là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng có nghị lực vượt khó, trúng tuyển vào Trường Quốc tế (chúng tôi còn gọi là học bổng Chân trời mới).

Các em yên tâm rằng nếu được trao học bổng Chân trời mới, các em sẽ được miễn phí 100% học phí toàn khóa học, đồng thời còn được tạo công ăn việc làm ngay trong trường. Như vậy, nếu các em có hoàn cảnh như trên, có thể liên lạc với Trường Quốc tế chúng tôi.

Chúng tôi mong muốn trao đi những giá trị tốt đẹp tới các em học sinh giỏi và các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đồng thời đây cũng là sự đóng góp cho xã hội. Ngoài ra, Trường Quốc tế còn rất nhiều chính sách học bổng ngắn hạn, học bổng dài hạn, học bổng doanh nghiệp, học bổng ngoài ngân sách khác mà các em có thể tìm hiểu thêm trên website của trường.

Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). 

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Trong buổi tọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), em Nguyễn Trần Bảo Thức, học sinh lớp 8A5, Trường THCS Lương Thế Vinh đã vinh dự nhận được món quà của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng từ Hà Nội.

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.