Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến mở 5 ngành học mới liên quan đến công nghệ

Với sứ mệnh trở thành trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang nghiên cứu, dự kiến mở mới 5 ngành mới: Trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa học dữ liệu, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm và An toàn thông tin.

Chiều 29.01, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Toạ đàm “Nhu cầu nhân lực các ngành đào tạo mới trình độ đại học dự kiến mở năm 2024” với sự tham dự của hàng trăm đại biểu là đại diện các nhà tuyển dụng, các cơ sở đào tạo đại học, các chuyên gia, nhà khoa học.

Sứ mệnh trở thành trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực

Phát biểu tại Toạ đàm, PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển. Trong suốt quá trình đó, nhà trường đã khẳng định được vị thế là một trong những trường đại học hàng đầu về đào tạo kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh.

Trong chiến lược phát triển của mình, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mong muốn trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhà trường tiến đến chuyển đổi từ “Trường đại học Kinh tế Quốc dân” thành “Đại học Kinh tế Quốc dân”, thành lập 3 trường gồm Trường Công nghệ, Trường Kinh doanh, Trường Kinh tế và Quản lý công.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về chương trình đào tạo ngành mới -0
PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu khai mạc Toạ đàm (Ảnh: Xuân Quý)

Với sứ mệnh trở thành trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang nghiên cứu, dự kiến mở mới 5 ngành mới: Trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa học dữ liệu, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm và An toàn thông tin. Trước đó, trong suốt thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng tiên phong mở rất nhiều ngành mang tính liên ngành, xuyên ngành như Phân tích kinh doanh, Phân tích dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh, Kinh doanh số,… Nhà trường cũng đào tạo một số ngành có sự liên hệ nhất định với 5 ngành dự định mở mới.

Theo PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Toạ đàm “Nhu cầu nhân lực các ngành đào tạo mới trình độ đại học dự kiến mở năm 2024” có sự tham dự của các đại biểu là giảng viên đến từ các trường đại học đã có kinh nghiệm trong đào tạo lĩnh vực về máy tính và công nghệ phần mềm; cùng đại diện các doanh nghiệp - những đơn vị sẽ sử dụng lao động.

“Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển và xây dựng các chương trình đào tạo mới. Tuy nhiên, dưới góc độ một “nhà cung cấp” - đơn vị đào tạo sinh viên cung cấp cho nhu cầu xã hội, ý kiến của đại biểu tham dự Toạ đàm sẽ rất bổ ích cho nhóm nghiên cứu của nhà trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục lĩnh hội, tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện và phát triển các chương trình đào tạo một cách tốt nhất”, PGS.TS Bùi Huy Nhượng cho hay.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về chương trình đào tạo ngành mới -0
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về chương trình đào tạo ngành mới -0
Toàn cảnh Toạ đàm (Ảnh: Xuân Quý)

Đào tạo cử nhân, kỹ sư theo định hướng ứng dụng

Chia sẻ tại Toạ đàm, TS Lê Anh Đức, Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, trường có sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phụng sự sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, với tầm nhìn trở thành đại học theo định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, thuộc nhóm 5 đại học hàng đầu của Việt Nam, 100 đại học hàng đầu châu Á.

Với sứ mệnh, tầm nhìn như trên, nhà trường xác định chiến lược đào tạo là phát triển mạnh các ngành thuộc lĩnh vực Máy tính, Công nghệ thông tin và tập trung vào định hướng chuyển đổi số, ứng dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo trong quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, tạo nền móng trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này.

Hiện nay ở trình độ đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang đào tạo 35 ngành, được phân bổ vào 10 lĩnh vực đào tạo gồm: (1) Kinh doanh và quản lý; (2) Khoa học xã hội và hành vi; (3) Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân; (4) Môi trường và bảo vệ môi trường; (5) Máy tính và công nghệ thông tin; (6) Nhân văn; (7) Báo chí và thông tin; (8) Pháp luật; (9) Quản lý công nghiệp; (10) Nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Bên cạnh các ngành đào tạo này, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng tiên phong trong việc phát triển các chương trình đào tạo đặc thù, trong đó rất nhiều ngành có tính chất liên ngành, xuyên ngành, chưa có trong danh mục đào tạo cấp IV (trình độ đại học) của Việt Nam. Cụ thể, nhà trường có 21 chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh; 15 chương trình đào tạo chất lượng cao và 7 chương trình đào tạo định hướng ứng dụng (POHE) do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh đào tạo và cấp bằng.

Theo TS Lê Anh Đức, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang nghiên cứu, xây dựng và phát triển, dự kiến mở mới 5 ngành đào tạo trong lĩnh vực Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin vào năm 2024, bao gồm: Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin.

“Như vậy, nếu phát triển thành công 5 ngành này, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có thêm một lĩnh vực đào tạo nữa là Toán và thống kê, bổ sung vào 10 lĩnh vực hiện đang đào tạo của Nhà trường”, TS Lê Anh Đức cho hay.

Điểm khác biệt của các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân -0
TS Lê Anh Đức, Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Ảnh: Xuân Quý)

Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, thiên hướng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang nghiên cứu là đào tạo cử nhân, kỹ sư các ngành nói trên theo định hướng ứng dụng, có kiến thức chuyên sâu về các ngành đào tạo này và ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, cử nhân, kỹ sư 5 ngành đào tạo trên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về kinh tế.

TS Lê Anh Đức cũng cho biết, một trong những căn cứ quan trọng nhất để tiến hành xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thị trường lao động chính là khảo sát các bên liên quan.

Tổ công tác của nhà trường đã tiến hành khảo sát học sinh gần 50 trường THPT thuộc địa bàn Hà Nội và tỉnh lân cận, tập trung vào các trường chuyên, đặc biệt là học sinh chuyên Toán. 71-79% học sinh đánh giá rằng các ngành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang dự kiến mở là phù hợp với xu hướng phát triển.

Kết quả khảo sát ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, cựu sinh viên làm việc sâu trong lĩnh vực này cũng cho những kết quả đánh giá tương tự về sự phù hợp của các ngành mới mở với xu hướng phát triển, tỷ lệ này lên đến 90%. Đánh giá, nhìn nhận của các nhà khoa học, chuyên gia về nhu cầu của thị trường lao động với các nhóm ngành này cũng đạt xấp xỉ 90%, đặc biệt ngành Khoa học dữ liệu kết quả đạt đến 96%.

Khảo sát sâu các doanh nghiệp có nhu cầu thực sự sử dụng nguồn lao động của chính các ngành này hoặc các ngành gần cũng cho thấy kết quả tương đối triển vọng: trên 90% đánh giá rằng nhu cầu sử dụng lao động là có và cao.

Trước đó, đầu tháng 01.2024, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó có 5 ngành liên quan đến công nghệ. Ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo tuyển khoảng 100 chỉ tiêu mỗi ngành. Các ngành còn lại, mỗi ngành tuyển 50 chỉ tiêu.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến chuyển đổi lên thành đại học vào năm 2025, việc mở ngành mới có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa, mở rộng ngành đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và nâng cao vị thế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Công tác xây dựng ngành mới đã được xác định trong phương hướng và kế hoạch phát triển chung của trường, phù hợp với yêu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với nhu cầu của xã hội và người học.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.