Quyết tâm trở thành thầy giáo dạy công nghệ thông tin cho học sinh vùng cao của nam sinh sư phạm

Lò Đức Giang (sinh năm 2004) đã trở thành sinh viên giỏi với điểm GPA đáng ngưỡng mộ khi mới chỉ ngồi trên ghế nhà trường được 2 năm. Mục tiêu của cậu học trò là trở về tỉnh Sơn La giảng dạy để đưa công nghệ thông tin tiếp cận với học sinh vùng cao.

Lò Đức Giang hiện đang là sinh viên K72A, Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Giang sống tại Bản Nà Hát - một bản thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 

Đạt GPA 3.38 khi mới bước vào năm 2 đại học

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nhưng từ nhỏ, Lò Đức Giang đã thích nghịch ngợm, tìm hiểu các phần mềm trên máy tính. Càng mày mò, cậu càng nhanh chóng bị công nghệ thông tin thu hút. 

z5345161151038_88a429880fd776296b5e49d6ee54f503.jpg -0
Lò Đức Giang, sinh viên K72A, Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Ảnh: NVCC)

Tuy vậy, nếu học sinh ở các thành phố lớn có điều kiện để sớm tiếp cận với công nghệ thông tin thì ở các bản làng vùng sâu, vùng xa, điều này vẫn còn khá xa rời. Những học trò nghèo vẫn còn thiếu máy móc, thiết bị để học hành, tiếp cận tri thức. Do đó, Đức Giang chỉ có thể trông đợi vào các tiết tin học trên lớp ít ỏi để thỏa niềm yêu thích. 

"Nơi bản làng em sống không có sóng điện thoại và máy tính để học, mà chỉ có thể học ở trường. Điều này khiến trẻ em trong bản không dễ tiếp cận với các nguồn kiến thức tin học hay công nghệ thông tin",  Đức Giang cho biết.

Thấu hiểu những thiệt thòi của trẻ em vùng cao, Lò Đức Giang nuôi ước mơ trở thành giáo viên để trở về phục vụ quê hương. Thời điểm đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học, mặc dù được gia đình và người thân định hướng nhiều nghề nghiệp khác nhau nhưng cậu vẫn chọn ngành sư phạm, khoa Công nghệ thông tin.

Nhà Đức Giang ở sâu trong bản Nà Hát, cách khá xa trung tâm, bến xe. Mỗi lần từ quê lên Hà Nội để học, cậu phải di chuyển hơn 10 tiếng đi đường. Giao thông đi lại khó khăn nhưng chưa bao giờ Đức Giang bỏ lỡ một buổi học nào trên lớp. 

Chỉ sau 2 năm học tại Khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đức Giang đã xuất sắc trở thành Sinh viên Giỏi với điểm GPA 3.38/4 (tương đương 8,05/10). Đây là thành quả thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ của Giang. Bên cạnh đó, nam sinh còn liên tiếp nhận được Học bổng loại Giỏi của khoa trao tặng.

z5340069399127_bddf021cf7bbf583952f3dc4225e6da5.jpg -0
Đức Giang cho biết, bí kíp trở thành sinh viên giỏi khi chỉ mới năm 2 Đại học là luôn đặt mục tiêu và chủ động vạch ra hướng đi rõ ràng (Ảnh: NVCC)

Chia sẻ về bí kíp trở thành sinh viên giỏi chỉ sau 2 năm học, Lò Đức Giang cho biết, cậu luôn đặt mục tiêu và chủ động vạch ra hướng đi rõ ràng. Trên lớp, Giang chăm chú nghe giảng để nắm được kiến thức và note lại những ý chính mà giảng viên nhấn mạnh. Phần nào không hiểu sẽ lập tức hỏi lại thầy cô hoặc bạn bè cùng lớp. 

Chương trình học CNTT đa số xoay quanh các kiến thức về lập trình, thiết kế. Với phần thực hành, Giang sẽ kiên trì làm đi làm lại đến khi thật sự ghi nhớ mới dừng. Thời gian học yêu thích của cậu học trò là vào đêm muộn, lúc bạn bè đã ngủ say để tìm được sự yên tĩnh, cũng như tập trung tuyệt đối. 

Được biết, Lò Đức Giang còn là một chàng trai năng nổ và hoạt bát. Bên cạnh thành tích học tập cao, Giang cũng tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tình nguyện. 

"Việc tham gia các hoạt động xã hội giúp em thêm biết ơn và trân trọng những gì mình đang có. Em thấy bản thân may mắn vì ngoài kia còn nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đồng thời, qua các hoạt động này cũng giúp em phát triển các kỹ năng mềm và mở rộng vòng tròn kết nối", Giang cho biết.

Đưa công nghệ thông tin đến với học sinh vùng cao

Để có thêm chi phí sinh hoạt, như bao sinh viên khác, Giang bắt đầu bước vào công việc gia sư từ đầu năm hai đại học. Nam sinh Sơn La cho hay, công việc này mang đến cho bản thân kinh nghiệm và kinh tế, cũng tạo cơ hội để tiếp xúc gần hơn với học trò. 

Xuất thân từ ngành công nghệ thông tin, Đức Giang tự nhận mình khá khô khan. Thời gian đầu, cậu gặp nhiều khó khăn để nói chuyện hay tạo hứng thú học tập cho các bạn nhỏ. Dần dà, Đức Giang học được cách mềm mỏng và kiên nhẫn hơn với học trò. Thầy giáo trẻ thường sử dụng "chiêu bài" thưởng kẹo, bánh mỗi lần học sinh được điểm cao hay đạt thành tích tốt, để khích lệ tinh thần các em và kéo gần khoảng cách thầy - trò. 

"Theo em, để trở thành một người thầy tốt trước hết cần thấu hiểu tâm tư của từng bạn nhỏ để đưa ra được cách dạy và phương pháp tiếp cận phù hợp. Có lẽ nhờ em kiên trì nên học trò cũng dần mở lòng hơn", Đức Giang chia sẻ. 

z5340069273647_e7ff95c8ba25a7fd2f31808b66084afd.jpg -0
Đức Giang mong muốn trở về địa phương công tác để giúp học sinh vùng cao tiếp cận với công nghệ thông tin và từng bước thu hẹp khoảng cách với trẻ em ở thành thị (Ảnh: NVCC)

Đức Giang tâm sự về dự định trước mắt là tốt nghiệp bằng giỏi và quay trở về tỉnh Sơn La công tác. Cậu muốn đem các kiến thức đã học được để truyền dạy cho học sinh vùng cao, giúp các em tiếp cận với công nghệ thông tin và từng bước thu hẹp khoảng cách với trẻ em ở thành thị. 

Để đạt được mục tiêu này, ngay từ những năm tháng ngồi trên giảng đường, Lò Đức Giang đã cố gắng tích lũy nhiều phương pháp tin học sáng tạo; nâng cao kiến thức bản thân và chú trọng thực hành thật thành thạo. Bên cạnh đó, Giang cũng học hỏi các kỹ năng giảng dạy từ giáo viên giỏi để học sinh nhớ lâu và có sự hứng thú khi học.  

Trong năm 2024, Lò Đức Giang vinh dự trở thành một trong những sinh viên được nhận học bổng hỗ trợ Quỹ học sinh, sinh viên vùng khó khăn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây là quỹ dành cho các học sinh, sinh viên vươn lên trong học tập, tu dưỡng; cho những học sinh vùng khó khăn không phải bỏ học giữa chừng, nhất là các học sinh muốn trở thành nhà giáo.

Với Đức Giang, đây không chỉ là nguồn động viên về vật chất mà còn là sự khích lệ to lớn về tinh thần. Học bổng này giúp cậu sinh viên trang trải trong học tập và cuộc sống, thêm vững chắc niềm tin về tương lai phía trước khi có sự giúp đỡ của thầy, cô trong trường. 

"Đây là động lực thúc đẩy em luôn cố gắng hết mình, học tập và rèn luyện tốt để cống hiến sức mình cho nền giáo dục nước nhà; không phụ tấm lòng tin tưởng của thầy cô và gia đình", Lò Đức Giang nhấn mạnh. 

Quỹ Đồng hành học sinh, sinh viên vùng khó do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập. Quỹ này dành cho các học sinh, sinh viên vươn lên trong học tập, tu dưỡng; cho những học sinh vùng khó khăn không phải bỏ học giữa chừng, nhất là các học sinh muốn trở thành nhà giáo.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, từ thực tế hoàn cảnh của nhiều học sinh, sinh viên nhà trường thuộc vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn, quỹ được sáng lập nhằm thực hiện các hoạt động khuyến học, khuyến tài, tài trợ học bổng, trao giải thưởng nhằm động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó, phát huy năng lực của bản thân trong học tập và rèn luyện.

Quỹ tiếp nhận và quản lý nguồn tài chính được tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và cựu sinh viên để thực hiện các hoạt động đúng với tôn chỉ, mục đích của quỹ và quy định của pháp luật.

GS.TS Nguyễn Văn Minh cũng khẳng định, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cam kết đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn quỹ; đảm bảo tính công bằng, dân chủ trong xét, chọn đối tượng học sinh, sinh viên được hỗ trợ.

Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?

Thi tốt nghiệp THPT 2025 năm nay có hơn 1,1 triệu thí sinh dự thi. Có hai đối tượng dự thi là thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, mã đề thi trong phòng thi năm nay tăng lên 48 mã đề. Vậy có khó khăn gì khi tăng số mã đề thi lên gấp đôi trong công tác tổ chức thi? Chất lượng của đề thi sẽ ra sao so với trước đây?...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent, Uzbekistan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng nay, 7.4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Phương Đông Tashkent, gặp gỡ giáo viên và sinh viên học tiếng Việt tại đây.

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?
Giáo dục

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?

Những ngày vừa qua, thông tin Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục - những người nổi tiếng, có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng liên quan tới hành vi sản xuất, quảng cáo và phân phối sản phẩm kẹo rau củ Kera, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"
Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"

Nhắn nhủ các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trên con đường phía trước, sẽ không ít lần các em cảm thấy hoang mang khi đứng giữa các ngã rẽ. Nhưng các em hãy nhớ rằng, đặc quyền của tuổi trẻ là “thử và sai”. Thành công không đến từ những con đường bằng phẳng, mà là kết quả của nhiều phép thử.

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.