Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Nhiều trường cho học sinh nghỉ học trong những ngày rét đậm, rét hại; tranh luận về đề xuất nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp; kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024… là những thông tin giáo dục nhận được nhiều sự quan tâm trong tuần vừa qua.

Nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, nhiều địa phương cho học sinh nghỉ tránh rét

Tại Hà Nội, những ngày qua nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ C nên học sinh các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn nghỉ học ở nhà tránh rét, tuy nhiên cũng có những trường do đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc được cho học sinh nên vẫn mở cửa đón các em tới trường. Học sinh các cấp THCS, THPT vẫn tới trường học, nhưng cũng có học sinh nghỉ học ở nhà do trời rét. Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường không tổ chức hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại.

Tại Lạng Sơn, đến sáng 25.1, trên địa bàn tỉnh đã có 269 trường học (chiếm gần 50%) cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến THPT, với 93.000 học sinh nghỉ học chống rét. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn Lạng Sơn xảy ra rét đậm, rét hại, nhiệt độ phổ biến tại các địa phương giảm từ 4 đến 6 độ C.

Tại Lào Cai, theo Sở GD-ĐT tỉnh này, tính đến 9 giờ ngày 24/1, trên địa bàn tỉnh có 96 trường học với 32.397 học sinh được cho nghỉ học tránh rét. Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ra công điện khẩn yêu cầu các sở, ban ngành, trong đó có Sở GD-ĐT tỉnh, các Phòng Giáo dục huyện, thành phố tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại cho học sinh.

Thông tin giáo dục nổi bật tuần qua: Học sinh nghỉ học tránh rét, tranh luận về đề xuất nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp -0
Học sinh nhiều trường mầm non, tiểu học tại các tỉnh thành miền Bắc nghỉ học ở nhà tránh rét trong những ngày rét đậm vừa qua

Tại Hoà Bình, thống kê tới ngày 24.1 đã có có 248 trường trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học. Trong đó có: 154 trường mầm non, 11 trường tiểu học và 83 trường TH&THCS.

Tại Sơn La, tới ngày 24.1, toàn tỉnh có 139 trường học của các khối mầm non, tiểu học và THCS cho hơn 56.000 học sinh nghỉ học tránh rét; khối THPT có 36 học sinh nghỉ học. Để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong điều kiện rét đậm, rét hại, Sở GD-ĐT đã ban hành Công văn chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc, phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố tăng cường các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại trong dạy và học. 

Tại Thái Nguyên, trong tuần vừa qua, hầu hết các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học; các trường THCS lùi thời gian vào lớp để tránh rét đậm, rét hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Tới các ngày 26-27.1, học sinh một số địa phương ở Thái Nguyên đã đi học trở lại khi nhiệt độ ấm lên trên 10 độ C.

Nhiều tranh luận xoay quanh đề xuất nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến tham vấn từ các cơ quan chuyên môn, chuyên gia, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục… để xây dựng dự án Luật Nhà giáo. Trong nhiều nội dung được đưa ra lấy ý kiến có quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp.

Theo Bộ GD-ĐT, người đạt chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng yêu cầu để hoạt động nghề nghiệp nhà giáo sẽ được cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp. Giấy chứng nhận này thay thế cho quyết định công nhận hoàn thành chế độ tập sự và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà giáo hiện nay.

Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp: người đã hoàn thành chế độ tập sự, người hiện đang là nhà giáo đạt chuẩn nghề nghiệp, nhà giáo đã nghỉ hưu, nhà giáo nước ngoài. Giấy chứng nhận bị thu hồi khi nhà giáo bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hai năm liên tục, vi phạm kỷ luật ở mức buộc thôi việc, sa thải.

Thông tin giáo dục nổi bật tuần qua: Học sinh nghỉ học tránh rét, tranh luận về đề xuất nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp -0
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, các nhà làm luật cần giải thích kỹ vì sao phải có giấy phép hành nghề đối với giáo viên

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, nhiều nhà giáo, chuyên gia giáo dục bày tỏ sự khó hiểu, băn khoăn khi giáo viên đã tốt nghiệp trường sư phạm, có đủ bằng cấp đứng trên bục giảng nhưng vẫn phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp để hành nghề.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, các nhà làm luật cần giải thích kỹ vì sao phải có giấy phép hành nghề đối với giáo viên. Nếu hiểu rõ lợi ích cũng như yêu cầu pháp lý, giáo viên sẽ ủng hộ. Đặc biệt, quy định mới cần không gây xáo trộn trong công việc của giáo viên.

Công bố kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024

Ngày 25.1, Bộ GD-ĐT công bố kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024.

Theo đó, cả nước có 5.812 thí sinh đến từ 70 đơn vị tham gia dự thi ở 12 môn thi: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp và Tiếng Trung Quốc. Hội đồng chấm thi đã chọn được 3.359 thí sinh đạt giải, chiếm 55.79%. 

Kết quả chấm thi và xếp giải cho thấy số học sinh đạt giải năm nay đã phủ đều ở tất cả các địa phương trên cả nước. Một số địa phương miền núi, biên giới, có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn nhưng bắt đầu đã có những học sinh đạt thứ hạng cao nhất trong kỳ thi.

Thông tin giáo dục nổi bật tuần qua: Học sinh nghỉ học tránh rét, tranh luận về đề xuất nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp -0
3.359 thí sinh đạt giải trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024

Theo quy định của Quy chế thi mới, tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 60% số thí sinh dự thi; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.

Công tác chấm thi đã được Bộ GD-ĐT tổ chức theo đúng quy định của Quy chế thi bảo đảm yêu cầu an toàn, nghiêm túc, chính xác, khách quan, công bằng.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thí sinh được quyền đề nghị phúc khảo bài thi. Cũng từ năm nay, bên cạnh việc cấp giấy chứng nhận cho các học sinh đoạt giải, các học sinh còn lại cũng được ghi nhận bằng giấy chứng nhận đã tham dự kỳ thi.

Công bố Bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2024 (VNUR-2024)

Bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2024 (VNUR-2024, Viet Nam's University Rankings) vừa được công bố với sự biến động khá lớn ở top 100 so với năm 2023. Bảng xếp hạng này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu độc lập do GS.TS Nguyễn Lộc - nguyên Phó Viện trưởng Viện khoa học Giáo dục Việt Nam và 5 cộng sự.

Top 10 của VNUR-24 bao gồm các cơ sở giáo dục đại học: (1) Đại học Quốc gia Hà Nội, (2) Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, (3) Trường Đại học Tôn Đức Thắng, (4) Đại học Bách khoa Hà Nội, (5) Trường Đại học Duy Tân, (6) Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, (7) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, (8) Trường Đại học Thương Mại, (9) Trường Đại học Cần Thơ, (10) Đại học Đà Nẵng.

So với top 10 năm 2023, có 9 cơ sở giáo dục đại học tiếp tục có mặt trong top 10 của năm 2024. Đặc biệt Trường Đại học Thương Mại lần đầu tiên lọt vào top 10 này với mức tăng 27 hạng và xếp hạng 8.

Thông tin giáo dục nổi bật tuần qua: Học sinh nghỉ học tránh rét, tranh luận về đề xuất nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp -0
Sinh viên một trường đại học tại Hà Nội

6 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trong top 10 giữ vững thứ hạng mà không có thay đổi. 4 cơ sở giáo dục đại học còn lại có thay đổi. Cụ thể, trong khi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tăng hạng thì Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Đà Nẵng xuống hạng. Ngoài ra, có một cơ sở giáo dục đại học rời khỏi top 10.

Hà Nội: Xôn xao thông tin nữ sinh lớp 6 bị bạn cùng trường “rạch mặt”

Ngày 26.1, trên mạng xã hội đăng tải thông tin một nữ sinh Hà Nội bị bạo lực học đường, rạch mặt tại trường học. Theo những nội dung được chia sẻ trên mạng xã hội, vị phụ huynh cho biết, con gái chị học lớp 6 Trường THCS Kiến Hưng, quận Hà Đông.

Chiều 26.1, khi đón con ở trường, chị thấy mặt con đầy những vết thương. Các học sinh chứng kiến kể lại, nữ sinh lớp 6 đã bị một nữ sinh lớp 8 cùng trường dùng dao rọc giấy để rạch mặt. Hiện, tinh thần nạn nhân rất hoảng loạn với những vết thương trên mặt dài và sâu. 

Thông tin giáo dục nổi bật tuần qua: Học sinh nghỉ học tránh rét, tranh luận về đề xuất nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp -0
Hình ảnh nữ sinh với những vết thương dài trên mặt (Ảnh: Mạng xã hội)

Hiệu trưởng Trường THCS Kiến Hưng xác nhận có sự việc xô xát diễn ra tại trường vào giờ tan học chiều 26.1 và khẳng định quan điểm của nhà trường là xử lý nghiêm với các học sinh vi phạm kỷ luật, đánh bạn, trên tinh thần giáo dục tích cực.

Tuy nhiên, Hiệu trưởng Trường THCS Kiến Hưng khẳng định không có việc “dùng dao rọc giấy để rạch vào mặt nữ sinh” như phụ huynh phản ánh mà do trong quá trình xô xát, nữ sinh lớp 8 đã cào vào mặt nữ sinh lớp 6 gây thương tích.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non
Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ GD-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Nếu Nghị quyết được ban hành sẽ tạo cơ chế, hành lang chính sách, góp phần phát triển tích cực giáo dục mầm non.

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản
Giáo dục

Cần trang bị cho học sinh kiến ​​thức AI cơ bản

Tích hợp năng lực AI vào chương trình giảng dạy, lồng ghép các kỹ năng AI vào nhiều môn học tạo ra một môi trường học tập sáng tạo. Khi học sinh hiểu rõ tiềm năng và giới hạn của AI, họ trở thành những công dân có hiểu biết, có thể tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa về tác động của công nghệ này đối với xã hội.

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp
Giáo dục

Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét 4 tổ hợp

Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giảm thêm 3% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (từ 18% năm 2024 xuống còn 15% năm 2025) và chỉ xét tuyển 4 tổ hợp A00, A01, D01, D07. Phần chỉ tiêu này được đưa vào phương thức xét tuyển riêng theo đề án của trường.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh
Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Các môn lựa chọn thi trong 50 phút sẽ khó đánh giá năng lực học sinh

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc thiết kế phương án thi tốt nghiệp THPT 2025, trong đó tất cả môn thi lựa chọn đều thi trong thời gian 50 phút sẽ khó đánh giá được đúng năng lực của người học. Đặc biệt, có thiết kế 40% câu hỏi lựa chọn đúng sai càng làm tăng khả năng đoán mò của thí sinh, dẫn đến độ giá trị và tính phân loại của đề thi các môn là không tốt.

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair
Giáo dục

Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair

Trường Đại học Ngoại thương vừa tổ chức lễ khởi động Chương trình ASEAN - MERCOSUR Chair, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác học thuật và ngoại giao giữa hai khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Giáo dục

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, bổ sung 3 loại hình phương tiện giao thông công cộng mà học sinh, sinh viên được giảm giá vé: tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà.