Ngành học có 30% sinh viên sau tốt nghiệp nhận học bổng toàn phần học thạc sĩ, tiến sĩ tại nước phát triển

Khoảng 30% trong số sinh viên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Lâm nghiệp sau khi tốt nghiệp đã nhận được học bổng toàn phần để học thạc sĩ và tiến sĩ tại các nước phát triển.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, TS Lê Ngọc Hoàn, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một suy thoái và cạn kiệt, cả thế giới đang chuyển đổi sang nền “kinh tế xanh”, nhu cầu nhân lực về bảo vệ, quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; vận hành nền kinh tế xanh và thị trường tín chỉ carbon; biến đổi khí hậu;…  rất cao. Không những tại Việt Nam mà tại các quốc gia phát triển, đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực này luôn được quan tâm.

Trường Đại học Lâm nghiệp đang đào tạo ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên bằng tiếng Anh. Đây là chương trình được phát triển cùng Trường Đại học Bang Colorado, Hoa Kỳ và được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đã qua đào tạo và đến từ các nước phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức, Úc, Nhật Bản...

Ngoài sinh viên Việt Nam, chương trình đã thu hút được sinh viên từ một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Myanmar… Sau hơn một thập kỷ vận hành chương trình này, Trường Đại học Lâm nghiệp đã cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực Quản lý tài nguyên thiên nhiên trong và ngoài nước.

Theo TS Lê Ngọc Hoàn, điểm nổi bật của chương trình này là khoảng 30% trong số sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học đã nhận được học bổng toàn phần để học thạc sĩ và tiến sĩ tại các nước phát triển.

Điển hình như học bổng Erasmus Mundus (học tập tại các nước châu Âu), học bổng DAAD (CHLB Đức), học bổng MEXT (Nhật Bản), học bổng Global Korea Scholarship (GKS) (Chính phủ Hàn Quốc), học bổng Saskatchewan Innovation and Opportunity Scholarship (Canada) và nhiều học bổng khác từ các dự án nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế như Hoa Kỳ, Đức, Áo, Ba Lan, Vương quốc Anh...

Ngay trong thời gian học đại học, sinh viên cũng có nhiều cơ giành học bổng toàn phần để tham dự các khóa học trao đổi từ 6 tháng tới 1 năm tại một số trường đại học của châu Âu (như Đại học Nông nghiệp Thụy Điển), Canada (Đại học British Columbia) và Hoa Kỳ (chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI).

Với kiến thức đã tích lũy được và trình độ tiếng Anh thành thạo, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp, viện nghiên cứu ở nước ngoài như Canada, Nhật Bản…. Nhiều sinh viên khác hiện đang làm việc cho các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp ở Việt Nam (WWF, FFI, WWF, GIZ…).

Một số gương mặt sinh viên tiêu biểu của chương trình:

Ngành học có 30% sinh viên sau tốt nghiệp nhận học bổng toàn phần học thạc sĩ, tiến sĩ tại các nước phát triển -0
Phan Quốc Dũng, cựu sinh viên Chương trình tiên tiến ngành Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên nhận Học bổng thạc sĩ ERASMUS, Học bổng tiến sĩ Trường Đại học Kỹ thuật Dresden, CHLB Đức
Ngành học có 30% sinh viên sau tốt nghiệp nhận học bổng toàn phần học thạc sĩ, tiến sĩ tại các nước phát triển -0
Phạm Vũ Minh, K56 Chương trình tiên tiến ngành Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên - học bổng toàn phần của chính phủ Nhật Bản (MEXT) và theo học bậc Thạc sĩ tại Trường Đại học Nông Nghiệp và Công nghệ Tokyo, hiện làm việc tại Nhật Bản
Ngành học có 30% sinh viên sau tốt nghiệp nhận học bổng toàn phần học thạc sĩ, tiến sĩ tại các nước phát triển -0
Trần Thị Mai Anh, nhận học bổng Thạc sĩ của Asian Forest Cooperation Organization (AFoCo Landmark Scholarship). Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, Mai Anh đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại trường đại học Công nghệ Michigan, Hoa Kỳ
Ngành học có 30% sinh viên sau tốt nghiệp nhận học bổng toàn phần học thạc sĩ, tiến sĩ tại các nước phát triển -0
Võ Đại Nguyên, K62 chương trình tiên tiến ngành Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên nhận 3 Học bổng Thạc sĩ danh giá Erasmus Mundus năm 2022 của châu Âu: Học bổng Sustainable Forest and Nature Management (SUFONAMA) - Quản lý Rừng & Thiên nhiên Bền vững; Học bổng European Forestry (EF) – Rừng Châu Âu; Học bổng Mediterranean Forestry and Natural Resources Management (MEDFOR) - Quản lý Rừng & Tài nguyên Thiên nhiên Địa Trung Hải

Năm 2024, Trường Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh 29 ngành học với trên 2.000 chỉ tiêu. Phương án tuyển sinh của nhà trường cơ bản vẫn giữ ổn định như những năm trước và thực hiện theo đúng Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT.

Theo đó, nhà trường áp dụng 4 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT; Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ); Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT và quy định của Trường Đại học Lâm nghiệp; Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực của các cơ sở giáo dục tổ chức đánh giá năm 2024.

Năm nay, Trường Đại học Lâm nghiệp cấp nhiều loại học bổng khác nhau nhằm hỗ trợ cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thu hút sinh viên có học lực tốt, yêu nghề và có mong muốn đi du học. Cụ thể:

- Học bổng tuyển sinh: Học bổng toàn phần (miễn 100% học phí, tiền ở ký túc xá, phí học liệu,… cho sinh viên có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt từ 24 điểm trở lên theo tổ hợp xét tuyển); Học bổng bán phần (miễn 50% học phí, tiền ở ký túc xá, phí học liệu,… cho sinh viên có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt từ 21 điểm trở lên theo tổ hợp xét tuyển).

- Học bổng khuyến khích học tập: Mỗi học kỳ, nhà trường dành khoảng 3 tỷ đồng để cấp cho sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.

- Học bổng từ các doanh nghiệp và tổ chức: Nhà trường có mối quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và thường xuyên nhận được sự tài trợ về học bổng dành cho sinh viên khó khăn, có cố gắng trong học tập và rèn luyện.

- Học bổng từ các trường đại học, tổ chức quốc tế: Nhà trường đã hợp tác với nhiều trường đại học, tổ chức quốc tế để cấp học bổng và tạo điều kiện cho sinh viên đi du học hoặc tham gia các chương trình trao đổi sinh viên.

Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.