Đại học Quốc gia Hà Nội gia tăng vị trí trong top 700 bảng xếp hạng đại học thế giới Webometrics

Ngày 05.02, Phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) đã công bố kết quả xếp hạng Webometrics lần thứ nhất của năm 2024. Trong kỳ xếp hạng lần này, Đại học Quốc gia Hà Nội gia tăng vị trí trong top 700 thế giới.

Trong kỳ xếp hạng tháng 02.2024, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí số 1 Việt Nam và gia tăng vị trí trong bảng xếp hạng thế giới (từ vị trí 671 lên vị trí 649) và khu vực (vị trí thứ 11 Đông Nam Á - tăng 1 bậc so với kỳ trước và 140 Châu Á - tăng 27 bậc so với kỳ trước).

Bên cạnh đó, lần đầu tiên tiêu chí Mức độ ảnh hưởng của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 500 thế giới (vị trí 495).

feb 2024 webometrics (1).png -0
Top 10 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trong bảng xếp hạng Webometrics tháng 02.2024
feb 2024 webometrics (2).png -0
Vị trí xếp hạng của ĐHQGHN trên BXH Webometrics tháng 02/2024 trong khu vực Đông Nam Á

Cũng trong kỳ xếp hạng này, Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 500 thế giới ở tiêu chí Impact - đã cho thấy mức độ lan tỏa mạnh mẽ, bền vững về nguồn tài nguyên số và uy tín học thuật của Đại học Quốc gia Hà Nội tới cộng đồng giáo dục cũng như toàn xã hội.

Webometrics là Bảng xếp hạng tự động, đánh giá năng lực số hóa và mức độ lan tỏa, ảnh hưởng về tài nguyên học thuật của các cơ sở giáo dục đại học dựa trên các chỉ số về mức độ lan tỏa, ảnh hưởng của hệ thống website và thông tin trực tuyến (impact), độ mở về tài nguyên học thuật (openness) trên Google Scholar, và chỉ số trích dẫn khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus (excellence) của một cơ sở giáo dục đại học.

Trong kỳ xếp hạng này, Webometrics vẫn duy trì phương pháp xếp hạng như ở kỳ tháng 01.2021. Cụ thể, tiêu chí “Presence” (Lượng tài nguyên số hóa) đã được loại bỏ trong phương pháp xếp hạng, tiêu chí Visibility (Mức độ ảnh hưởng) có trọng số cao nhất (50%), tiếp theo là tiêu chí Excellence (Sự xuất sắc) có trọng số 40% và tiêu chí Transperency (Độ mở học thuật) có trọng số 10%.

Trong đó, tiêu chí Transperency (Độ mở học thuật) đã tiếp tục mở rộng số hồ sơ nhà khoa học được xem xét và đánh giá trên cơ sở dữ liệu Google Scholar lên tới 290 hồ sơ (top 21-310).

Đại học Quốc gia Hà Nội gia tăng vị trí trong top 700 ở bảng xếp hạng đại học thế giới Webometrics -0
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Trước đó, trong năm 2023, chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục được xã hội đánh giá cao. Theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới như Tạp chí Times Higher Education và QS, Đại học Quốc gia Hà Nội liên tục là đại học tốt nhất Việt Nam, trong nhóm 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới. Đại học Quốc gia Hà Nội giữ vững xu hướng gia tăng lĩnh vực được xếp hạng và tăng điểm ở tiêu chí Uy tín học thuật và Tuyển dụng.

Năm 2023, THE Impact Rankings lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc làm tiêu chí. Đại học Quốc gia Hà Nội có thứ hạng 401-600 thế giới trong bảng xếp hạng này. Đặc biệt, Đại học Quốc gia Hà Nội có sự bứt phá mạnh mẽ ở thứ hạng 70 thế giới về tiêu chí Giáo dục có chất lượng.

Theo kết quả Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á 2024 của Tổ chức xếp hạng QS (QS AUR 2024), Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp ở vị trí 187 - trong nhóm 22% các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á.

Theo kết quả QS AUR 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có bước tiến vững chắc về Uy tín tuyển dụng khi gia tăng lên vị trí 131 của Châu Á (với mức điểm 34,2 điểm). Kết quả này đã phản ánh được chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội đang ngày càng gia tăng và được đánh giá cao bởi thị trường lao động - đại diện là các nhà sử dụng lao động trong nước và quốc tế. Ngoài gia tăng về Uy tín tuyển dụng, Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn duy trì thế mạnh về Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (xếp hạng 89 Châu Á - đạt 71,9 điểm) và Uy tín học thuật (xếp hạng 147 Châu Á - đạt 27,7 điểm).

Năm 2023, Tạp chí Times Higher Education xếp Đại học Quốc gia Hà Nội vào nhóm 351-400 trường đại học hàng đầu châu Á. Trong tổng số 6 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được xếp hạng, Đại học Quốc gia Hà Nội được đánh giá cao nhất ở nhóm tiêu chí Giảng dạy (môi trường học tập, 21,7 điểm).

Tháng 10.2023, Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực (THE WUR by Subjects 2024). Đại học Quốc gia Hà Nội nâng số lượng nhóm lĩnh vực được xếp hạng lên 8/11 nhóm lĩnh vực (tăng thêm 2 nhóm lĩnh vực so với kỳ xếp hạng 2023).

Cụ thể, 2 nhóm lĩnh vực lần đầu tiên được THE WUR xếp hạng là: Giáo dục (Education) - xếp hạng 401-500 và Y tế lâm sàng và Sức khỏe (Clinical and Health) - xếp hạng 601-800. Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì 6 nhóm lĩnh vực đã được xếp hạng trong các kỳ xếp hạng trước là: Khoa học xã hội (Social Sciences) - xếp hạng 501-600; Kinh doanh và kinh tế (Business and Economics) - xếp hạng 601-800; Khoa học sự sống (Life Sciences) - xếp hạng 801-1000; Khoa học máy tính (Computer Sciences) xếp hạng 801-1000; Kỹ thuật (Engineering) - xếp hạng 801-1000; Khoa học tự nhiên (Physical Sciences) - xếp hạng 801-1000.

Tháng 3.2023, trong Bảng xếp hạng QS thế giới theo lĩnh vực năm 2023 (QS WUR by subject 2023), Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế tại các lĩnh vực mũi nhọn với 6 lĩnh vực tiếp tục được xếp hạng so với năm 2022. Ngoài ra, có 2 nhóm lĩnh vực của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục được xếp hạng là Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering & Technology) và Khoa học Tự nhiên (Natural Sciences), trong đó, nhóm lĩnh vực Khoa học Tự nhiên được xếp số 1 tại Việt Nam.

Trong 6 lĩnh vực được xếp hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội, có 2 lĩnh vực duy trì được vị trí xếp hạng là Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin (Computer Science & Information Systems) - top 501-550 và Toán học (Mathematics) - top 351-400. Cũng trong 6 lĩnh vực này, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế số 1 Việt Nam tại 2 lĩnh vực là Vật lý và Thiên văn học (Physics & Astronomy) và Kinh doanh và Khoa học quản lý (Business & Management Studies).

Với kết quả xếp hạng Webometrics lần thứ hai của năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí trong top 700 cơ sở giáo dục xuất sắc nhất với vị trí 671, tăng 87 bậc so với kỳ xếp hạng năm 2022, tiếp tục duy trì vị thế số 1 Việt Nam và củng cố vị trí xếp hạng ở khu vực (vị trí thứ 12 Đông Nam Á và vị trí 167 Châu Á).

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.