AI không thể thay thế được mô hình trường đại học

Với câu hỏi “Khi AI và ChatGPT phát triển vượt bậc, có khi nào sinh viên không cần học đại học nữa mà tự học ở nhà với sự hỗ trợ của AI?” của một sinh viên ngành Công nghệ thông tin, trường Đại học Thủy Lợi, GS.TS  Lê Anh Vinh nhấn mạnh, AI không thể thay thế được mô hình trường đại học.

Thông tin trên được chia sẻ tại tọa đàm khoa học “Tiếp cận ChatGPT và công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo tại Trường Đại học Thủy Lợi - Cơ hội và thách thức” vừa tổ chức. 

Công nghệ có thể giúp giảm thiểu việc gian lận trong dạy và học

Tại buổi tọa đàm, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy, Trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội cho rằng, trí tuệ nhân tạo là công nghệ “hàm mũ” trong tương lai với sự phát triển nhanh, vượt bậc. Trí tuệ nhân tạo có khởi nguồn từ cách đây khoảng 50, 60 năm, phát triển với tất cả tầm ảnh hưởng theo vòng lặp: cứ 5 năm lại có một công nghệ mới ra đời.

Thành quả là những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo đã có một bước tiến mới, đó là sản xuất ra các trí tuệ từ bên trong (yếu tố thông minh) trực tiếp từ dữ liệu.

Nếu như trước đây, chúng ta cần trải qua một công đoạn xử lý, phải cố gắng xem não con người có tri thức gì, truyền tri thức từ người vào máy, sau đó máy mới giải thuật toán thì đến hiện tại, ChatGPT có cách tiếp cận là trí tuệ nhân tạo dữ liệu lớn, trực tiếp từ dữ liệu chuyển thành tri thức. Cái hay nhất của trí tuệ nhân tạo là tạo ra sự thông minh trực tiếp từ dữ liệu.

Công nghệ có thể giúp giảm thiểu việc gian lận trong dạy và học -0
Lãnh đạo Trường Đại học Thủy Lợi và các khách mời là chuyên gia công nghệ thông tin tại tọa đàm

Theo GS Thủy, rất nhiều chuyên gia, chính trị gia hàng đầu trên thế giới quan tâm và đưa ra phát biểu rằng: ai thống trị, chiếm lĩnh được thị trường AI thì người đó thống trị được thế giới. Trí tuệ nhân tạo đã vượt qua và ngang ngửa với con người về mặt thị giác, thính giác, hỏi đáp. Từ năm 2014 trở đi, các thành tựu về công nghệ cho thấy sự thông minh của trí tuệ nhân tạo đã vượt trội trên mức con người.

“Dựa trên các nền tảng sâu, trí tuệ nhân tạo cho phép khai phá, khai khoáng, tạo ra giá trị gia tăng, đặc biệt tạo ra trí tuệ thông minh từ các dữ liệu. Theo các chuyên gia, dự đoán đến năm 2030, doanh thu, lợi ích của trí tuệ nhân tạo là 15.700 tỷ đô (USD)”, GS Thủy thông tin.

GS.TS Nguyễn Thanh Thủy nhấn mạnh, với những đột phá nhanh chóng và nguồn lợi to lớn mà trí tuệ nhân tạo mang lại, không thể phủ nhận việc theo đuổi công nghệ mới, cập nhật công nghệ mới là vô cùng quan trọng. Đến thời điểm hiện tại, có thể thấy những thành quả của trí tuệ nhân tạo là rất lớn, ứng dụng phổ quát trong tất cả các lĩnh vực, trong đó bao hàm cả giáo dục và đào tạo.

“Nếu ban đầu trí tuệ nhân tạo chỉ được nhìn nhận là khoa học, thì đối với xã hội hiện nay, trí tuệ nhân tạo là một công cụ đắc lực. Như vậy, trong lĩnh vực đào tạo, trí tuệ nhân tạo nói chung và ChatGPT nói riêng có thể hiểu là một cơ hội khi cung cấp công cụ hỗ trợ học tập, giáo dục”, GS Thủy nêu quan điểm.

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giảm thiểu việc gian lận trong dạy và học

Cùng chia sẻ tại buổi tọa đàm, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục, Bộ GD-ĐT đã đưa ra quan điểm về việc kích cầu công nghệ về trí tuệ nhân tạo vào hệ thống dạy và học của các trường, kết hợp cùng xu hướng chuyển đổi số. Theo GS Vinh, AI sẽ hỗ trợ cung cấp phản hồi tức thời cho người dùng, cho giáo viên và học sinh, đưa ra các khuyến nghị hữu ích, giúp học sinh phát triển.

“Vấn đề về công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh viên của giáo viên cũng có thể trở nên ít nặng nề và có giá trị hơn. Kiểm tra, đánh giá không chỉ để xác định học sinh đang bị “hổng” cái gì, thiếu hụt điều gì mà còn cần xác nhận được điểm mạnh, sở thích của học sinh, sinh viên để thúc đẩy quá trình học tập. Áp dụng công nghệ sẽ giúp quan sát được sở thích, điểm mạnh, cả những hành vi khác, để từ đó tư vấn cho học sinh, sinh viên.

Đó không phải điều gì xa vời mà là câu chuyện các hệ thống thông minh trong giáo dục đang làm nhằm có thể đưa ra những khuyến nghị trong việc dạy và học. Nếu chúng ta sử dụng Trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả, điều này hoàn toàn có thể”, GS Vinh khẳng định.

Công nghệ có thể giúp giảm thiểu việc gian lận trong dạy và học -0
GS.TS Lê Anh Vinh phát biểu tại buổi tọa đàm

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng công nghệ có thể giúp giảm thiểu việc gian lận trong dạy và học.

Theo đó, đối với công tác giảng dạy một lớp học có số lượng học sinh lớn, giáo viên rất khó có thể kiểm tra và giám sát được tất cả các hoạt động trên lớp. Một hệ thống tích hợp với trí tuệ nhân tạo hiệu quả có thể cung cấp phản hồi giúp giáo viên quản lý lớp dễ dàng hơn, hạn chế những hành vi tiêu cực.

AI sẽ cập nhật các hoạt động như học sinh ngồi học có tập trung hay không, buổi học thầy cô giáo tương tác như thế nào, bài giảng có đầy đủ chất lượng không,…

“Tất cả những điều ấy nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, cho người làm giáo dục thông tin hữu ích để có những can thiệp kịp thời nếu cần. Các kết quả thử nghiệm chỉ ra rằng, điều này tạo hiệu ứng rất tốt đối với học sinh, đặc biệt với đối tượng học sinh có học lực yếu hoặc trung bình”, GS.TS Lê Anh Vinh nhấn mạnh.

“AI không thể thay thế mô hình trường đại học”

Tại buổi tọa đàm, nhiều sinh viên Trường Đại học Thủy Lợi đã gửi tới các chuyên gia những câu hỏi thiết thực liên quan đến việc tiếp cận ChatGPT và công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo, học tập.

Trả lời câu hỏi “Ngành nghề nào trong tương lai sẽ bị khai tử và ngành nghề nào sẽ thành xu hướng nếu áp dụng Chat GPT và trí tuệ nhân tạo” của một sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo, trường Đại học Thủy Lợi, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy cho hay, trí tuệ nhân tạo tuy là công nghệ mới nhưng phải đi cùng với dữ liệu. Trí tuệ nhân tạo ảnh hưởng không chỉ trong ngành công nghệ thông tin mà còn nhiều ngành khác.

Sinh viên học ngành công nghệ thông tin có cơ hội nghề nghiệp lớn, thị trường lao động trong khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, cơ hội này cũng trải đều cho tất cả mọi người, mọi ngành nếu biết cách áp dụng về trí tuệ nhân tạo trong các nghiên cứu, tính toán, triển khai.

Với câu hỏi “Khi AI và ChatGPT phát triển vượt bậc, có khi nào sinh viên không cần học đại học nữa mà tự học ở nhà với sự hỗ trợ của AI?” của một sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Thủy Lợi, GS.TS  Lê Anh Vinh nhấn mạnh, AI không thể thay thế được mô hình trường đại học.

GS Vinh khẳng định, khi áp dụng trí tuệ nhân tạo vào việc dạy và học, trường đại học không mất đi, vẫn cung cấp kiến thức nhưng mô hình sẽ thay đổi theo thời gian, chương trình đào tạo linh hoạt, cơ hội rộng mở cho sinh viên.

Đồng tình với quan điểm này, GS.TS Nguyễn Thanh Thủy cho rằng, chúng ta đang đi đến trạng thái quan trọng là "trường 4.0", không cần trường có cơ sở vật chất, thư viện lớn,... Tuy nhiên, đó là chỉ tiện ích để chúng ta vẫn tiếp cận tri thức. “Bản chất sự học vẫn tồn tại và vẫn cần học đại học”, GS Thủy nói.

Đưa ra lời khuyên cho các sinh viên, GS.TS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy Lợi khẳng định ChatGPT có cả ưu và nhược điểm. Nếu người dùng không có trình độ chuyên môn cao, không có cơ sở dữ liệu ban đầu mà hoàn toàn tin vào ChatGPT sẽ dẫn đến những sai lệch trong quá trình học tập. 

GS.TS Nguyễn Trung Việt, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi thì cho rằng, sinh viên cần áp dụng ChatGPT nói riêng và các ứng dụng Chatbot AI nói chung một cách có hiệu quả, thông minh. Lãnh đạo nhà trường khẳng định sẽ có trao đổi kỹ hơn với các chuyên gia để có những thay đổi về mặt chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đánh giá cụ thể, phù hợp với bối cảnh mới.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp
Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp

Kết quả xử lý văn bằng của ông Vương Tấn Việt xác định ông đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật.

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển
Giáo dục

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển

Ngày 21.10, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông và bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi của xã hội về nội dung này. Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh và thực hiện 3 môn thi vào lớp 10, cùng với đó tuyển sinh cấp THCS bằng phương thức xét tuyển. 

Trường Đại học Điện lực hỗ trợ em Thào Thị Nhè 6 triệu đồng/tháng (24 tháng), tổng cộng là 144 triệu đồng
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực chắp cánh ước mơ cho nữ sinh mồ côi sau bão, lũ ở Lào Cai

Trường Đại học Điện lực vừa tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc với huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) về việc nhận nuôi em Thào Thị Nhè. Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Huyện ủy Bát Xát Nguyễn Trung Triều; Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bát Xát Nguyễn Văn Quảng cùng tập thể giáo viên nhà trường và em Thào Thị Nhè.

Dãy 4 phòng học tạm tại Trường Tiểu học Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, Yên Bái
Giáo dục

Kiên cố hoá trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để kiên cố hoá trường, lớp học đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tế, số phòng, lớp học chưa được kiên cố vẫn còn khá lớn.

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024
Giáo dục

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024

Từ ngày 21 - 22.10, Trường Đại học Thương mại phối hợp cùng Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế “Quản lý Chuỗi Cung Ứng lần thứ 3” (VSSCM-2024) - một trong những sự kiện học thuật hàng đầu về chuỗi cung ứng tại khu vực.

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới
Giáo dục

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới

Trường Đại học Lao động - Xã hội (ULSA) vừa tổ chức chương trình chào đón hơn 2.800 tân sinh viên năm học 2024-2025 với chủ đề “Newcomer2024”. Sự kiện do Đoàn TN – Hội Sinh viên trường tổ chức để chúc mừng các tân sinh viên đã vượt qua vũ môn, xuất sắc bước vào đại gia đình ULSAers.