- Đến năm 2030, Việt Nam nằm trong 4 quốc gia có hệ thống Giáo dục đại học tốt nhất Đông Nam Á
- Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học khi AI và ChatGPT “trỗi dậy”
- Tạo đột phá về “khoán 10 trong tri thức”: Cần có nghị định riêng về tự chủ tài chính trong giáo dục đại học
- Cần sớm hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học
- Cần phân tích tác động của Nghị quyết 29 đối với các cơ sở giáo dục đại học
9 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng giáo dục đại
Thứ nhất, Tăng cường đánh giá, giám sát chất lượng giáo dục đại học. Trong bối cảnh tự chủ đại học được triển khai sâu rộng, cơ chế đánh giá và kiểm định đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và cải tiến chất lượng GDĐH. Các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá, kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo thông dụng (trong nước và quốc tế) đều tiếp cận theo tư duy hệ thống, trong đó không chỉ kết quả đầu ra của quá trình đào tạo được đo lường, đánh giá, mà toàn bộ các đầu vào, thành tố bên trong cùng với hệ thống quản trị chất lượng được xem xét, đánh giá. Hệ thống văn bản quy định về hoạt động đánh giá, kiểm định và công nhận chất lượng giáo dục đại học cần được rà soát, hoàn thiện bảo đảm tính độc lập, thống nhất, đồng bộ, đánh giá khách quan và đủ độ tin cậy.
Các lĩnh vực STEM theo phân loại của UNESCO tương ứng với 8 lĩnh vực theo Danh mục đào tạo cấp II của Việt Nam do Thủ tướng ban hành bao gồm: Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng.
Thứ hai, Hoàn thiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, tối ưu hóa hoạt động của từng cơ sở giáo dục đại học và của cả mạng lưới cơ sở sở giáo dục đại học nhằm cải thiện cơ cấu đào tạo, nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, vùng kinh tế và của đất nước. Xây dựng hệ thống chỉ số hoạt động (KPIs) và chuẩn cơ sở GDĐH. Sáp nhập, hợp nhất các trường đại học quy mô nhỏ, đơn ngành hoạt động kém hiệu quả, kém chất lượng; giảm số cơ sở GDĐH công lập. Ưu tiên phát triển một số đại học lớn, trọng điểm quốc gia và một số trường đại học trọng điểm ngành. Sắp xếp, chuyển một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về trực thuộc các đại học định hướng nghiên cứu.
Thứ ba, Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục đại học, tiếp tục thực hiện tự chủ giáo dục đại học đi vào chiều sâu và thực chất, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học phát huy mọi tiềm lực; mở rộng phân cấp, phân quyền gắn với thống nhất quản lý nhà nước, tăng cường giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và của xã hội; xây dựng môi trường minh bạch và chính sách đối xử công bằng giữa các cơ sở GDĐH, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống. Xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở GDĐH công lập thay thế cơ chế chủ quản. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức trong các cơ quan quản lý giáo dục đại học.
Thứ tư, Đổi mới cơ chế quản lý và chính sách phát triển đội ngũ giảng viên, thu hút mạnh mẽ người giỏi trong và ngoài nước về giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng và trình độ. Xây dựng hệ thống đánh giá giảng viên và chuẩn giảng viên, cụ thể hóa thành bộ chỉ số KPIs. Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ sở GDĐH, chú trọng nâng cao năng lực quản trị đại học hiện đại đối với các vị trí lãnh đạo chủ chốt.
Thứ năm, Tăng mức chi NSNN cho GDĐH đạt tỉ trọng trên GDP bằng mức trung bình các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân; tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục đại học, nhất là các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia có vai trò, nhiệm vụ dẫn dắt hệ thống.
Thứ sáu, Đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính cho GDĐH, phân bổ NSNN theo năng lực và hiệu quả, tăng cường xã hội hóa để khuyến khích doanh nghiệp hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học gắn với mở rộng chính sách tài chính hỗ trợ người học, không để ai bị mất cơ hội học đại học vì điều kiện kinh tế.
Thứ bảy, Đẩy mạnh chuyển đổi số trong GDĐH, từ quản lý nhà nước, giữa các cơ sở GDĐH và trong từng cơ sở GDĐH hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống GDĐH minh bạch hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, mở rộng cơ hội tiếp cận GDĐH chất lượng cao.
Thứ tám, Tiếp tục tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, trung tâm công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo, cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại trong một số cơ sở giáo dục đại học. Có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học.
Thứ chín, Tăng cường hợp tác song phương và đa phương với nước ngoài về đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam.
Bộ GD-ĐT kiến nghị công khai phân bổ ngân sách chi cho giáo dục, đảm bảo tối thiểu 20%
Bộ GD-ĐT kiến nghịBan hành Kết luận về việc GDĐT về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW trong giao đoạn tới.
Bộ GD-ĐT kiến nghịQuốc hội khi thẩm định phương án phân bổ dự toán ngân sách hằng năm đảm bảo công khai nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, công khai việc phân bổ hết 100% số Quốc hội giao để đảm bảo tỷ lệ ngân sách cho giáo dục theo Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 của Quốc hội, Luật Giáo dục 2019; chi đầu tư phát triển tách riêng ngành Giáo dục để đảm bảo tối thiểu 20% tổng chi, trong đó cần phân định rõ số chi hằng năm cho giáo dục đại học.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quán triệt hơn nữa quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc đặt yêu cầu phát triển GDĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt phát triển đất nước bằng các cơ chế chính sách cụ thể, thiết thực.
Nghị quyết số 29 xác định lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp, tùy theo tiêu chuẩn, công việc, theo vùng. Quan điểm này cũng đã được đặt ra từ Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. Do đó, cần có chế độ, chính sách về lương thích hợp để tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách bảo đảm các nguồn lực phát triển về đội ngũ, cơ chế tài chính và tăng cường đầu tư cho giáo dục đại học, nhất là các cơ sở GDĐH trọng điểm đã được nêu trong các Nghị quyết phát triển vùng kinh tế.
Với các địa phương, Bộ GD-ĐT đề nghị cần có trách nhiệm quản lý các hoạt động đào tạo trình độ đại học trên địa bàn theo quy định phân cấp quản lý nhà nước, trong đó có trách nhiệm giải trình và thực hiện giải pháp giải quyết các tồn tại, hạn chế của GDĐT trình độ đại học tại địa phương.
Căn cứ vào các quy định của Bộ GDĐT, các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động đào tạo; đồng thời chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT trong việc thực hiện nhiệm vụ liên quan tới đào tạo trình độ đại học của địa phương.
Chủ trì, phối hợp với Bộ GDĐT trong dự toán, phân bổ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư cho GDĐH; lập và công khai quy hoạch, danh mục các dự án kêu gọi xã hội hoá giáo dục.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đề nghịtập trung đổi mới quản trị đại học theo cơ chế tự chủ; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên; chủ động nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng bên trong; quan tâm phát triển chương trình đào tạo; tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số; đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế hướng đến mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.