Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Giải phóng mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội đưa đất nước phát triển

Sáng nay, 12.2, Quốc hội khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LÊ QUANG TÙNG nêu rõ, Kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm triển khai ngay các kết luận của Trung ương, tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách, tháo gỡ điểm nghẽn của thể chế để khơi thông, giải phóng mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung xem xét, cho ý kiến vào các dự án luật, dự thảo nghị quyết cần ban hành ngay để phục vụ cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Ảnh: Hồ Long

Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung xem xét, cho ý kiến vào các dự án luật, dự thảo nghị quyết cần ban hành ngay để phục vụ cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Ảnh: Hồ Long

Sớm xây dựng hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu sắp xếp bộ máy

- Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc sáng nay, 12.2, có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

- Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV được tiến hành ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII (tháng 1.2025) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm triển khai ngay Kết luận số 121-KL/TW, Kết luận số 123-KL/TW của Trung ương để tập trung giải quyết một số vấn đề rất cấp bách, tháo gỡ điểm nghẽn của thể chế nhằm khơi thông, giải phóng mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

avatar
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV được tiến hành ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII (tháng 1.2025) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 17 nội dung với hai nhóm nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo khung khổ pháp lý cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và 8 luật, nghị quyết liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết của Quốc hội về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội; Nghị quyết của Quốc hội về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

Hai là, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách, bao gồm: Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên nhằm kịp thời hoàn thiện thể chế pháp luật, khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026 - 2030; Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Xem xét, quyết định các cơ chế chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; Xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương diễn ra vào cuối tháng 1 vừa qua, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ, khẩn trương hoàn thiện các nội dung trình Quốc hội với tinh thần vừa chạy vừa xếp hàng, phát huy cao nhất trách nhiệm, trí tuệ của cả hai bên. Tuy yêu cầu gấp về tiến độ, áp lực về thời gian, nhiều nội dung khó, phức tạp, song chất lượng các nội dung đến nay đều cơ bản đạt yêu cầu, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định, trong đó có các vấn đề lớn cơ bản đã được Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ thảo luận, đánh giá kỹ lưỡng, thống nhất và bảo đảm chất lượng trình Quốc hội.

- Với 8 dự thảo luật, nghị quyết liên quan đến tổ chức bộ máy, trong quá trình thảo luận, xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, theo ông có những vấn đề nào cần lưu ý?

- Các dự thảo luật, nghị quyết được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 42 vừa qua. Các nội dung trình Quốc hội đã có sự thống nhất cao giữa Chính phủ và các cơ quan chủ trì thẩm tra. Tuy nhiên, khi cho ý kiến tại Phiên họp thứ 42, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu các cơ quan phải tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, thận trọng để bảo đảm chất lượng cao nhất vì đây là những dự luật, dự thảo nghị quyết rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy và vận hành thông suốt, hiệu năng, hiệu quả của bộ máy sau sắp xếp.

Đối với dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện các nội dung về “phân cấp”, “ủy quyền” để bảo đảm tính thống nhất với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và các luật, dự thảo luật có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan được phân cấp chủ động giải quyết công việc, rõ trách nhiệm cơ quan phân cấp, cơ quan được phân cấp và không quy định về việc phân cấp tiếp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật phát biểu về nội dung dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 5.2.2025. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật phát biểu về nội dung dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 5.2.2025. Ảnh: Lâm Hiển

Đối với dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền; tiếp tục rà soát, chỉnh lý bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt về chủ thể, đối tượng, phương thức phân cấp, ủy quyền, chế độ trách nhiệm và điều kiện bảo đảm thực hiện phân cấp, ủy quyền.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu phát biểu về nội dung dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 5.2.2025. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu phát biểu về nội dung dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 5.2.2025. Ảnh: Lâm Hiển

Đối với dự thảo Nghị quyết về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ xác định rõ các đầu mục công việc cần triển khai, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, thời hạn hoàn thành và có danh mục cụ thể các luật, nghị quyết của Quốc hội cần sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu của công tác sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Linh hoạt, hài hòa, kết hợp hiệu quả giải pháp ngắn hạn và dài hạn

- Đề án bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, theo ông, cần có những lưu ý gì để đạt được các mục tiêu trong ngắn hạn mà không gây rủi ro cho các cân đối vĩ mô?

- Việc trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ trong ngắn hạn mà còn đặt nền tảng cho việc tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030 liên tục đạt 2 con số. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, “đây là những mục tiêu phải phấn đấu thực hiện để nước ta thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

2025-gdp.jpg
Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025. Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, chúng ta phải triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Kết luận số 123-KL/TW của Trung ương, Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội và tùy tình hình thực tế có các giải pháp điều hành phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô. Trong đó, phải tiếp tục tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đặc biệt, phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, coi đây là mục tiêu nền tảng trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động, để tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng và phát triển bền vững giai đoạn tới.

Đặc biệt, thời gian thực hiện các mục tiêu điều chỉnh chỉ khoảng 10 tháng nên trong điều hành phải hết sức linh hoạt, kết hợp hiệu quả giữa các giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng phải giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, nhất là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng và an ninh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã yêu cầu Chính phủ hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội theo hướng cụ thể, đi thẳng vào nội dung cần thể hiện, đặc biệt là các chỉ tiêu, mục tiêu; đồng thời, cần điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp bổ sung so với Nghị quyết số 158 của Quốc hội để thể chế hóa đầy đủ, toàn diện Kết luận 123-KL/TW của Trung ương đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%; có giải pháp thực chất, hiệu quả để thu hút đầu tư xã hội, thực hiện bằng được chủ trương lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, vì đột phá về tăng trưởng cần có sự đột phá về đầu tư xã hội.

- Tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp; phân cấp, phân quyền triệt để… được Chính phủ xác định là một trong những điều kiện bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên. Cùng với các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, theo ông, có những vấn đề gì cần tiếp tục thực hiện để bảo đảm điều kiện này?

- Các nội dung được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Trung ương về tiếp tục tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế vì đây là "đột phá của đột phá". Từ các dự thảo luật, nghị quyết về tổ chức bộ máy cho đến các chủ trương đầu tư và cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện các dự án trọng điểm về đường sắt, đường sắt đô thị, điện hạt nhân Ninh Thuận… đều tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, bảo đảm các chủ trương, mục tiêu được triển khai thông suốt, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sau Kỳ họp, vẫn phải tiếp tục bám sát yêu cầu tăng trưởng đạt trên 8% và Kết luận 123 của Trung ương để xác định cụ thể lộ trình, trách nhiệm, xây dựng trình Quốc hội các luật, nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm hành lang pháp lý cho việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 và các năm tiếp theo; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư về việc hướng dẫn, điều chỉnh một số luật liên quan đến đất đai, đầu tư công, luật doanh nghiệp, tháo gỡ mọi điểm nghẽn, rào cản và thực hiện phương pháp "quản lý theo kết quả", chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, các cơ quan cần quán triệt sâu sắc yêu cầu về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, bảo đảm thời gian, chất lượng ban hành các luật, nghị quyết và các văn bản hướng dẫn; đồng thời, phải tiếp tục nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật và tập trung giải quyết các điểm nghẽn trong thi hành pháp luật để mọi chủ trương, chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống nhanh nhất, hiệu quả nhất.

- Xin trân trọng cảm ơn Tổng Thư ký Quốc hội!

Quốc hội và Cử tri

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hôm qua, ngày 24.3, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.

Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt văn bản quy định chi tiết

Sáng nay, 25.3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sẽ được tiến hành. Dự kiến, trong khoảng 2 ngày làm việc, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận 9 dự án luật, trong đó, một số nội dung được đánh giá là rất khó, rất mới cần được “trao đi đổi lại” cho thật “chín”, thật “rõ”.

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Quốc hội và Cử tri

Hòa Bình: Nâng cao nhận thức về chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc đề nghị, ngành giáo dục cần tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển và sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh, cũng như nâng cao chất lượng chuyên môn.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về bảo vệ môi trường tại Móng Cái, Hải Hà

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP Móng Cái và huyện Hải Hà.


Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Lực đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định: đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Nhằm thể chế chủ trương này, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã quy định nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thúc đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Mở rộng ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước

Trong vài năm gần đây, một số trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam cho thấy tiềm năng và đạt một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, các trường hợp ứng dụng còn ít cả về số lượng giải pháp AI, cơ quan và lĩnh vực được ứng dụng; thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể; chưa xác định đúng và giải trúng “bài toán” ứng dụng AI; năng lực để ứng dụng AI còn hạn chế cả về tài chính, dữ liệu và hạ tầng, con người. Từ những trường hợp thành công và chưa thành công, có thể rút ra một số bài học để khắc phục những điểm hạn chế đó, mở rộng việc ứng dụng AI trong các cơ quan nhà nước.

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới
Chính sách và cuộc sống

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới

Bùi Hoài Sơn

Nếu trong quá khứ, việc phát triển văn hóa chủ yếu dựa vào nguồn lực nhà nước, thì ngày nay, trong kỷ nguyên mới - thời đại số hóa, toàn cầu hóa và đổi mới sáng tạo - kinh tế tư nhân nổi lên như một trụ cột vững chắc, góp phần quyết định trong việc bảo tồn, sáng tạo và quảng bá văn hóa.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Lập pháp

Cần cơ chế, chính sách vượt trội khuyến khích đầu tư phát triển đường sắt

Cho ý kiến với dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 43 vừa qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các chính sách về phát triển, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải thể chế hóa tối đa nội dung Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, nhất là về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai lấy ý kiến sửa đổi bổ sung Luật Quảng cáo và Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Thực hiện chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 và chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.