FECON: 6 tháng đầu năm lãi hơn 1 tỷ, dự án điện gió có tên trong danh sách bị yêu cầu cung cấp hồ sơ để phục vụ điều tra

Sau khi trải qua năm 2023 thua lỗ hàng chục tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp "quen mặt" trong lĩnh vực đấu thầu công trình chỉ mang về khoản lãi ít ỏi. 

Dữ liệu tài chính quý 2.2024 thể hiện, Công ty Cổ phần FECON (mã chứng khoán: FCN) đạt doanh thu thuần gần 816 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu từ bán hàng, xây lắp và cung cấp dịch vụ.

Dù doanh thu tăng, nhưng giá vốn hàng bán cao khiến lợi nhuận gộp của FECON giảm, chỉ đạt hơn 87 tỷ đồng.

Trong kỳ, FECON ghi nhận doanh thu tài chính hơn 7,3 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ, nhưng chi phí tài chính giảm một nửa còn gần 37 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất thị trường giảm và công ty đàm phán giảm lãi vay.

FECON.png

Quý 2.2024, FECON có thêm thu nhập khác hơn 5 tỷ đồng, tăng 1.309% so với cùng kỳ nhờ thanh lý tài sản cố định và bồi thường hợp đồng thi công. Nửa đầu năm 2024, công ty thu gần 82 tỷ đồng từ thanh lý tài sản, so với hơn 1,6 tỷ đồng cùng kỳ.

Sau khi khấu trừ chi phí và thuế, FECON lãi sau thuế quý 2.2024 hơn 720 triệu đồng, đảo ngược mức lỗ gần 1,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, FECON ghi nhận doanh thu đạt 1.427 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 1,3 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm cuối tháng 6.2024, nợ phải trả của FECON đạt 5.177 tỷ đồng, giảm 0,8% so với đầu năm. Nợ vay đạt 2.992 tỷ đồng, tăng 1,5%.

Vốn chủ sở hữu là 3.340 tỷ đồng, giảm 0,6%, dẫn đến hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,55 lần.

Dòng tiền kinh doanh trong 6 tháng của FECON âm 319 tỷ đồng (cùng kỳ âm 102 tỷ đồng) do tăng các khoản phải thu, tăng hàng tồn kho và chi trả lãi vay.

Bên cạnh mảng nền móng và công trình ngầm, từ năm 2016, công ty FECON đã từng bước mở rộng sang mảng năng lượng tái tạo thông qua các hợp tác quốc tế. Trong đó, công ty FECON vừa đảm nhiệm vai trò chủ đầu tư, tổng thầu thi công, và vận hành.

Khởi đầu là Dự án Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 tại tỉnh Bình Thuận, có tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng và công suất thiết kế 50 MWp. Dự án do công ty FECON hợp tác đầu tư cùng với Tập đoàn năng lượng Acwa Power (Saudi Arabia), được khởi công vào cuối năm 2018 và đi vào vận hành thương mại từ giữa năm 2019.

Công ty FECON tiếp tục tham gia liên doanh quốc tế để thực hiện Dự án Nhà máy điện gió Quốc Vinh tại tỉnh Sóc Trăng với công suất giai đoạn 1 là 30 MW, tổng mức đầu tư hơn 1.420 tỷ đồng. Dự án đi vào vận hành thương mại từ cuối năm 2021.

Mới đây nhất, Chủ tịch của FECON ông Phạm Việt Khoa (mã cổ phiếu FCN) vừa chia sẻ thông tin về việc tìm kiếm các đối tác Nhật Bản tham gia đầu tư triển khai dự án điện gió ngoài khơi quy mô lên tới 1,2 tỷ USD tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đối với dự án Quốc Vinh Sóc Trăng, vào tháng 8 vừa qua, nhằm phục vụ điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp thông tin và tài liệu liên quan đến 32 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời tại nhiều địa phương. Đây là vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi và chỉ đạo. Trong danh sách 32 dự án điện nêu trên có tên Dự án điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng.

Tài chính

Vietbank triển khai tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ
Tài chính

Vietbank triển khai tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vừa công bố thông tin về việc tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 25%. Bên cạnh đó, Vietbank cũng công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ của ngân hàng, gồm 25 cổ đông là tổ chức và cá nhân.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…