Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng:

Đồng hành cùng sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Cao Bằng (Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng) luôn tích cực đổi mới công tác quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, là người bạn đồng hành của người dân trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực vào sự phát kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng.

Phát huy thế mạnh mạng lưới, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn

Ông Đinh Ngọc Mạnh, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng cho biết, là ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước, được thành lập từ năm 1988, thời kỳ đầu đơn vị chỉ hoạt động tín dụng phục vụ nhiệm vụ chính trị là chính, kết quả kinh doanh còn chưa hiệu quả. Trải qua 36 năm xây dựng và phát triển, với nhiệm vụ vừa thực hiện đổi mới, vừa kinh doanh theo cơ chế thị trường, đã đưa Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng cùng toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn, đưa hoạt động kinh doanh của đơn vị dần trở thành một trong những ngân hàng mạnh, từng bước khẳng định được thương hiệu, vị thế của mình trên địa bàn.

Đến nay, Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng trở thành ngân hàng thương mại hiện đại, kinh doanh đa năng với 20 điểm giao dịch, 26 máy ATM (trong đó có 3 máy CDM gửi, rút tiền tự động đặt tại TP. Cao Bằng, huyện Hòa An, huyện Trùng Khánh), 41 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ (POS) đảm bảo phục vụ nhu cầu tiền mặt và thanh toán chuyển khoản của hơn 160 nghìn khách hàng đang sử dụng dịch vụ của đơn vị.

Hiện, toàn Chi nhánh có 325 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó, 80% có trình độ đại học, trên đại học. Chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động hằng năm nâng lên, được đào tạo bài bản, có trình độ ngoại ngữ, tin học, có khả năng tiếp thu công nghệ ngân hàng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của ngành.

Năm 2023, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn của Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng đạt 10.330 tỷ đồng; tổng dư nợ 5.347 tỷ đồng với trên 19,9 nghìn khách hàng còn vay vốn, trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 63,3%/tổng dư nợ. Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh; hướng dẫn và giải quyết kịp thời mọi nhu cầu vay vốn để phục vụ đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương thực hiện tốt nhiều chương trình cho vay theo Nghị quyết 30a, Nghị định số 55 của Chính phủ về cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt là hộ nông dân tiếp cận được nguồn vốn vay, phát huy những lợi thế về mạng lưới với 20 điểm giao dịch rộng khắp trong toàn tỉnh, Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng bố trí, phân công cán bộ tín dụng phụ trách từng địa bàn, bảo đảm 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đều có cán bộ tín dụng phụ trách để tiếp cận, nắm bắt và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, nhất là hộ sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện thỏa thuận liên ngành ký kết với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên để tăng cường cho vay qua tổ, nhóm. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng đạt 10.788 tỷ đồng, thị phần nguồn vốn chiếm trên 40% so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Tổng dư nợ đạt 5.069 tỷ đồng, với trên 17.734 khách hàng vay vốn, trong đó, dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm 58,7%/tổng dư nợ; thị phần dư nợ chiếm khoảng 44% so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

Để có được kết quả đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng đã triển khai nhiều giải pháp huy động vốn, thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng nhằm tăng tính ổn định, thay đổi cơ cấu nguồn vốn, phát triển quan hệ với các đơn vị như điện lực, viễn thông, bảo hiểm xã hội… Cùng với việc khảo sát, lựa chọn khách hàng, ngành nghề để có chính sách phù hợp; ưu tiên vốn cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Agribak Chi nhánh tỉnh Cao Bằng cũng phối hợp với Hội Nông dân và Hội Phụ nữ tỉnh cho vay qua tổ, nhóm để tăng trưởng dư nợ và giảm bớt cường độ làm việc cho cán bộ tín dụng. Đồng thời, hiện giao kế hoạch theo quý, theo từng nhóm dịch vụ; thực hiện cơ chế khoán thu dịch vụ; phát triển khách hàng cá nhân mở tài khoản thanh toán; phát hành thẻ; sử dụng Mobile banking, phát triển khách hàng thanh toán lương qua thẻ ATM… Cùng với sản phẩm truyền thống, Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng còn triển khai các sản phẩm tiền gửi mới để đảm bảo tính cạnh tranh, hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực quản trị như: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hiệu quả, an toàn; nâng cao năng lực bộ máy lãnh đạo điều hành từ Chi nhánh tỉnh đến Chi nhánh huyện.

Đẩy mạnh công tác an sinh xã hội vùng sâu, vùng xa

638654060256772179.jpg
Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng. Ảnh: ITN

Bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành và địa phương giao, Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng cũng luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, nhất là đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hằng năm, Chi nhánh đều có các hoạt động như thăm hỏi mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ nhân dịp 27/7, ủng hộ quỹ vì người nghèo, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, trẻ em khuyết tật. Đặc biệt, đơn vị tích cực tham gia chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, xây dựng trường học, trạm y tế.

Từ năm 2021 đến nay, Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ hoạt động an sinh xã hội tại địa phương với tổng số tiền trên 28 tỷ đồng. Với những thành tích đạt được, tập thể Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, nhiều tập thể, cá nhân được các Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh tôn vinh khen thưởng, Đảng bộ Chi nhánh nhiều năm liền được công nhận là cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.

Bước sang giai đoạn phát triển mới, Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng đang tập trung nguồn lực xây dựng ngân hàng phát triển theo hướng hiện đại, tăng trưởng – an toàn – hiệu quả – bền vững, khẳng định và giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ của tỉnh nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng và tiếp tục đóng góp tích cực hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đời sống

Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến
Đời sống

Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến

Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến cung cấp các kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro trên internet. Dưới đây là các kỹ năng cơ bản và nâng cao giúp bạn phòng tránh các hình thức lừa đảo trực tuyến hiệu quả.

Tỉnh luôn quan tâm hỗ trợ bà con sinh kế để giảm nghèo
Đời sống

Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình luôn xác định việc ưu tiên, lồng ghép, triển khai hiệu quả các chương trình, giải pháp nhằm kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Hiện nay, địa phương này đang tập trung rà soát, yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể, phấn đấu giải ngân hết nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ và hoàn thành mục tiêu giảm từ 2,3 - 2,5% tỷ lệ hộ nghèo đã đề ra trong năm 2024.

Quảng Bình: Mưa lũ khiến 5 người tử vong, 1 người mất tích
Xã hội

Quảng Bình: 5 người chết vì mưa lũ

Do ảnh hưởng của bão số 6, mưa lớn trong nhiều ngày qua đã gây ngập lụt, chia cắt tại nhiều địa phương trên toàn tỉnh Quảng Bình, khiến 5 người tử vong, nhiều người bị thương.

Nhiều điểm mới tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Đời sống

Nhiều điểm mới tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Ngày 30.10, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức họp báo Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Hoạt động hướng tới 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 nhằm tôn vinh nhà giáo GDNN, khuyến khích phong trào dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp giảng dạy trong thời đại số hóa mạnh mẽ.

Sự cần thiết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
Xã hội

Sự cần thiết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Dự kiến, Chương trình sẽ được trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.

Phát huy hiệu quả của chính sách và can thiệp bền vững trong phòng, chống đuối nước trẻ em
Xã hội

Phát huy hiệu quả của chính sách và can thiệp bền vững trong phòng, chống đuối nước trẻ em

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai nạn thương tích chiếm tới 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, mỗi năm có 4,4 triệu người chết (chiếm gần 8% tổng số các trường hợp tử vong) và 78 triệu người tàn tật vĩnh viễn do tai nạn thương tích, trong đó tai nạn giao thông đường bộ, đuối nước, ngã, và bạo lực là những nguyên nhân chính. Đặc biệt, với đặc điểm địa lý của Việt Nam, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của trẻ em dưới 19 tuổi.

Vietcombank được tặng bằng khen trong xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên
Xã hội

Vietcombank được tặng bằng khen trong xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên

Tại hội nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vì có thành tích xuất sắc trong công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023.

Cảnh giác các hội nhóm "tư vấn sức khỏe " trên mạng xã hội
Đời sống

Cảnh giác các hội nhóm "tư vấn sức khỏe " trên mạng xã hội

Hiện nay tình trạng lừa đảo trên các trang mạng xã hội diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau, điển hình có thể kể đến là tình trạng lừa đảo từ các nhóm kín “tư vấn sức khỏe”, hành vi này không chỉ khiến người dân thiệt hại về tài sản mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe vì có nguy cơ sử dụng phải thuốc giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Kỹ năng phát hiện lừa đảo trực tuyến
Xã hội

Kỹ năng phát hiện lừa đảo trực tuyến

Kỹ năng phát hiện giúp người dùng kịp thời phát hiện các thủ đoạn của đối tượng lừa đảo, bảo vệ người dùng khỏi những mất mát tài chính và các hậu quả tiêu cực khác có thể xảy ra khi rơi vào các chiêu trò lừa đảo trên mạng.

Nhân viên EVNHCMC tuyên truyền về chính sách giá điện cho người dân thuê nhà trọ
Xã hội

Cấp định mức điện và thực hiện bán điện đúng giá cho người thuê nhà

Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết, đã cấp định mức điện cho gần 1,5 triệu sinh viên, người lao động thuê nhà tại 66 nghìn khu nhà trọ trên địa bàn thành phố. Việc áp dụng giá bán điện và cấp định mức điện cho sinh viên, người thuê nhà để ở hiện được thực hiện theo các quy định của Bộ Công Thương.

Cán bộ BHXH TP. Hà Nội tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình cho người dân. Ảnh: BHXH
Đời sống

Hà Nội hỗ trợ người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn tham gia BHXH, BHYT

Những năm gần đây, TP. Hà Nội đã ban hành nhiều Nghị quyết hỗ trợ người dân tham gia BHXH, BHYT. Theo đó, hàng nghìn người dân tại TP. Hà Nội đã được cấp thẻ BHYT miễn phí, được hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện. Kết quả này cho thấy sự quyết tâm của TP. Hà Nội trong việc chăm lo sức khỏe, an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là người yếu thế.