Long An: Nhiều giải pháp ứng phó với hạn, mặn

Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, tỉnh Long An đã thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Tình hình hạn, mặn diễn biến phức tạp

Long An: Nhiều giải pháp ứng phó với hạn, mặn
Tình hình độ mặn trên các con sông tại tỉnh Long An đầu tháng 5.2024. Nguồn Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Long An

Theo thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Long An, do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt kết hợp với gió chướng nên độ mặn trên các tuyến sông trên địa bàn tỉnh Long An gồm Rạch Cát, Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây tiếp tục tăng.

Trên sông Vàm Cỏ Đông, độ mặn 1,0g/l đã xâm nhập tới địa phận huyện Đức Hoà, cách cửa biển khoảng 114km. Trên sông Vàm Cỏ Tây, độ mặn 1,0g/l đã vượt qua Kênh Cái Dứa, (xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa) cách cửa biển khoảng 147km.

Tới ngày 10.5, khả năng độ mặn trên các tuyến sông có thể tiếp tục tăng do ảnh hưởng của kỳ triều cường cuối tháng 3 và đầu tháng 4 Âm lịch. Riêng hệ thống sông Vàm Cỏ xâm nhập mặn vẫn tăng đến giữa tháng 5, sau đó giảm dần vào cuối tháng.

Hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Long An đều bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Khoảng 36.000ha lúa, gần 5.000ha cây ăn quả có khả năng bị giảm năng suất; hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt.

Thực hiện nhiều giải pháp

Long An: Nhiều giải pháp ứng phó với hạn, mặn
Hỗ trợ người dân lấy nước sinh hoạt ở Long An. Ảnh Tỉnh uỷ Long An

Từ đầu năm 2024, UBND tỉnh Long An đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nhiều giải pháp ứng phó với hạn, mặn, đặc biệt là các đợt cao điểm xâm nhập mặn.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng tỉnh Long An đã tăng cường kiểm tra, rà soát, khoanh vùng các khu vực thường xuyên xảy ra khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn để thực hiện các giải pháp như nạo vét, đắp đập tạm, lắp đặt các trạm bơm dã chiến nhằm kịp thời dẫn nước, trữ nước phục vụ sản xuất.

Rà soát, tổng hợp các danh mục công trình ưu tiên cấp bách để triển khai thi công ngay bằng các nguồn lực sẵn có của tỉnh hoặc huy động trong Nhân dân nhằm kịp thời ngăn mặn, bảo vệ nguồn nước ngọt hiện có trong khu vực nội đồng; kiểm tra các tuyến đê bao xung yếu, cống đầu mối để kịp thời phát hiện sự cố, sửa chữa, khắc phục ngay không để nước mặn rò rỉ vào nội đồng gây ảnh hưởng chất lượng nguồn nước ngọt.

Cuối tháng 4.2024, tỉnh Long An đã kiến nghị Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi miền Nam xả nước hồ Dầu Tiếng về sông Vàm Cỏ Đông nhằm khống chế ranh mặn, đảm bảo nguồn nước ngọt vận hành các trạm bơm và kênh rạch phục vụ sản xuất. Việc xả nước được thực hiện trong 5 ngày (từ 23-28.4), tỉnh Long An đã đón hơn 7 triệu m3 nước về sông Vàm Cỏ Đông.

Song song các giải pháp chăm lo sản xuất, tỉnh Long An cũng thực hiện các giải pháp để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích. Từ công tác truyền thông, vận động, có nhiều nhà hảo tâm đã tích cực tham gia, vận chuyển hàng ngàn mét khối nước cung cấp cho người dân ở các nơi thiếu hụt nước sinh hoạt.

Ngoài ra, UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, đo đạc chất lượng nước trên các tuyến sông trong tỉnh, thông báo kết quả 2 lần/tuần để người dân chủ động tích trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Các nội dung, thông tin phòng, chống hạn, xâm nhập mặn liên tục được đăng tải trên webtise phòng chống thiên tai của tỉnh.

UBND tỉnh Long An cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ 157 tỷ đồng để tỉnh thực hiện phòng, chống hạn, mặn kịp thời và phục vụ lâu dài cho những năm tiếp theo với mục đích tạo nguồn cấp nước, kiểm soát mặn, bảo vệ sản xuất và dân sinh cho người dân tỉnh. Nguồn kinh phí này sẽ đầu tư thực hiện 33 công trình.

Cụ thể, nạo vét cửa lấy nước của các công trình đầu mối thủy lợi và hệ thống kênh mương (23 công trình); lắp đặt trạm bơm dã chiến (2 công trình); kéo dài đường ống cấp nước sạch; mua thiết bị trữ nước cho người dân, lọc nước mặn thành nước ngọt, chở nước sinh hoạt cho người dân, bệnh viện, trường học tại vùng khó khăn về nguồn nước ngọt.

Trước đợt cao điểm xâm nhập mặn kết hợp nắng nóng gay gắt trong những ngày tới, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Long An tiếp tục đề nghị các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến độ mặn; đồng thời xây dựng kế hoạch vận hành các cống đầu mối hợp lý, kiểm tra và có kế hoạch xử lý triệt để các cửa cống bị rò rỉ  để tránh tình trạng nước mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng.

Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi đến người dân về tình hình chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông và trong nội đồng. Khuyến cáo người dân không lấy nước ở các khu vực đã bị nhiễm mặn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt an toàn.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.