Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Công phu, bài bản và khoa học

Hồ sơ dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội ngày 10.10.2023 với 24 tài liệu kèm theo, hơn 1.200 trang. Đây là dự án Luật được nghiên cứu, xây dựng công phu, bài bản, khoa học mang tính cải cách nhằm ứng phó có hiệu quả với quá trình già hóa dân số rất nhanh ở Việt Nam. Đặc biệt, dự án có nhiều quy định giúp gia tăng số người tham gia và thụ hưởng các quyền lợi bảo hiểm xã hội (BHXH). 

Giảm thời gian tham gia tối thiểu để hưởng lương hưu

Theo quy định của chính sách BHXH hiện nay, để được hưởng lương hưu hàng tháng, người lao động cần đáp ứng được đồng thời 2 điều kiện là tuổi đời và thời gian tối thiểu tham gia BHXH. Hiện nay, quy định có thời gian tham gia tối thiểu 20 năm để hưởng chế độ hưu trí cũng gây trở ngại nhất định cho việc mở rộng đối tượng bao phủ của BHXH.

Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Nguồn: ITN
Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Nguồn: ITN

Cụ thể, có những lao động tham gia BHXH tới 18 - 19 năm là thời gian khá dài so với các nước, nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí là thiệt thòi cho chính họ và cũng ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội khi chúng ta mong muốn người lao động đến tuổi nghỉ hưu có thể tự bảo đảm an sinh xã hội, thay vì phụ thuộc vào trợ cấp của Nhà nước.

Hay có những lao động ở độ tuổi 40 - 45 mới tham gia BHXH, nhưng nhìn trước được là sẽ không đủ thời gian tham gia để hưởng chế độ hưu trí và vì thế mong muốn được tự bảo đảm an sinh của họ thông qua chế độ hưu trí là không đạt được, ảnh hưởng đến quyền tiếp cận an sinh xã hội của họ đã được ghi nhận trong Hiến pháp.

Quy định thời gian tham gia tối thiểu dài tới 20 năm cũng làm cho người lao động không muốn bảo lưu thời gian tham gia BHXH mà muốn nhận BHXH một lần. Đây cũng là lý giải tại sao mỗi năm bình quân có khoảng trên dưới 600.000 lao động đã lựa chọn hưởng BHXH một lần thay vì tiếp tục theo đuổi quá trình đóng góp để được nhận lương hưu khi hết tuổi lao động.

Việc dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định 10 năm hay 15 năm không hề ảnh hưởng đến khả năng cân đối Quỹ như nhiều người lo ngại, vì nguyên tắc BHXH là mức hưởng được tính toán phù hợp với mức đóng và thời gian đóng. Việc điều chỉnh giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm sẽ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH, bảo đảm cho nhiều người lao động có cơ hội và điều kiện tiếp tục tham gia BHXH để hưởng lương hưu hàng tháng, thay cho việc lựa chọn BHXH 1 lần, hướng tới mục tiêu an sinh lâu dài cho người dân. 

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực cũng đã quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu là 10 năm như Nhật Bản, Hàn Quốc mặc dù trước đây họ cũng quy định điều kiện 20 năm đóng BHXH như Việt Nam.

Mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia

Khác với trước đây, mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH theo Nghị quyết số 28-NQ/TW được tiếp cận ở cả đầu vào (đối tượng tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi) và đầu ra (số người được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội so với số người sau độ tuổi nghỉ hưu). Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH theo Nghị quyết số 28-NQ/TW, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp để tăng số người tham gia BHXH và số người được hưởng lương hưu hàng tháng.

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh); người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt); trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019.

Bên cạnh đó, nhằm từng bước hướng tới chính sách BHXH bắt buộc đối với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết theo tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Xã hội; tại khoản 6 Điều 3 của dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định: "Việc tham gia BHXH bắt buộc đối với các đối tượng khác có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ". 

Quy định này tạo điều kiện cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các nhóm đối tượng khác phù hợp với sự thay đổi của quan hệ lao động, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người lao động trong tương lai. Việc bổ sung các đối tượng trên bảo đảm phù hợp với những quy định mới của Bộ luật Lao động, gia tăng quyền lợi khi các nhóm đối tượng này tham gia BHXH bắt buộc; thể hiện định hướng từng bước mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, về tổ chức thực hiện, cần nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật BHXH đến mọi người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH.

Đời sống

Hà Nội tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” với 2.025 drone
Đời sống

Hà Nội tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” với 2.025 drone

Ngày 15,1, Báo Nhân Dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” diễn ra vào 20 giờ ngày 18.1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đây sẽ là lần đầu tiên, 2.025 chiếc drone trình diễn công nghệ ánh sáng kết hợp dàn nhạc giao hưởng, âm nhạc hiện đại trên bầu trời Hồ Tây, Hà Nội.

Giả mạo nhân viên thu tiền điện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đời sống

Giả mạo nhân viên thu tiền điện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây xuất hiện hàng loạt các đối tượng xấu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo người dân. Những đối tượng này thường sử dụng phương thức gọi điện hoặc nhắn tin qua Zalo, SMS để yêu cầu người dân thanh toán tiền điện ngay lập tức, đồng thời đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán.

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới
Xã hội

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới

Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là vô cùng nhân văn do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Qua thời gian các nguồn vốn trên ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Từ vốn vay ưu đãi, giúp cho nhiều gia đình có việc làm và thu nhập ổn định; nhiều học sinh, sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn giảm đi áp lực tài chính, theo đuổi ước mơ học tập, lập thân, lập nghiệp, tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong đất nước.

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán
Đời sống

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán

Đến hẹn lại lên, thị trường đổi tiền mới, tiền lì xì năm nay cũng nhộn nhịp từ đầu tháng Chạp. Tuy nhiên, đi kèm với đó, các đối tượng xấu đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo với những thủ đoạn tinh vi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền.

Cán bộ huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây mắc ca
Đời sống

Dồn lực giảm nghèo đa chiều

Trong năm 2024, tỉnh Kon Tum đã huy động các nguồn lực và giao trách nhiệm cho chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã giảm hơn 15.000 hộ nghèo. Trong năm 2025, địa phương sẽ tập trung nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhằm thoát nghèo bền vững.