Khi nào chấm dứt đốt rơm rạ ?

Tính riêng vụ Đông Xuân năm 2020 tại Hà Nội, tổng lượng bụi thải do hoạt động đốt rơm rạ ở các huyện là gần 350 tấn. Khoảng 20% trong số đó bị đốt, phát sinh 179,08 tấn bụi PM10, 163,3 tấn bụi mịn PM2,5 và 23.000 tấn CO2. Đây là vấn đề đáng quan ngại khi PM2,5 được coi là sát thủ trong không khí, nguyên nhân của hàng loạt bệnh về hô hấp và tim mạch.

Dẫu TP. Hà Nội từng đặt ra mục tiêu đến hết năm 2020, Hà Nội sẽ xử lý để không còn rơm rạ đốt bỏ ngoài đồng ruộng sau thu hoạch. Tuy nhiên, đến nay mục tiêu đó vẫn chưa thể hoàn thành. Từ đầu tháng 6 đến nay, nông dân Hà Nội bước vào thu hoạch lúa vụ xuân 2021, tình trạng đốt rơm rạ tái diễn. Tại các huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Đông Anh… người dân lại đồng loạt đốt rơm rạ khiến cả một vùng mù mịt khói, chỉ số AQI tại Hà Nội nhiều ngày đã chuyển sang màu tím - không khí ở mức ô nhiễm nghiêm trọng.

Bên cạnh việc gây ô nhiễm, khói rơm rạ còn mang lại nhiều hiểm họa với an toàn giao thông. Có những đống rơm được đốt ngay ven đường che khuất tầm nhìn người tham gia giao thông, gây tai nạn. Thậm chí, việc bà con một số xã của huyện Sóc Sơn đốt rơm rạ gần Sân bay Nội Bài từng khiến Cảng vụ Hàng không miền Bắc phải gửi công văn đề nghị huyện vào cuộc ngăn chặn, không làm ảnh hưởng đến an toàn hàng không.

Thực trạng này không chỉ riêng Hà Nội mà cũng diễn ra tương tự tại một số địa phương, đã gây ra những thiệt hại về người và của do thói quen đốt rơm rạ. Theo người dân, với một khối lượng rơm rạ quá lớn, nếu không đốt, cũng chưa có cách xử lý hiệu quả. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học để ủ rơm rạ thành phân bón chưa thuận tiện với bà con. Việc ủ đống cần mặt bằng, bạt che, chưa kể chuyện đảo rơm và bổ sung nước mất nhiều công sức. Việc cung ứng chế phẩm sinh học chưa rộng rãi, tiêu tốn nhiều tiền…

Sẽ có rất nhiều lý do được đưa ra nhưng hậu quả nghiêm trọng từ việc đốt rơm rạ, ảnh hưởng tới từng hơi thở hàng ngày của mỗi người dân là hiện hữu. Để chấm dứt tình trạng này, nếu chỉ cấm thôi sẽ là không đủ nếu không có giải pháp biến phụ phẩm này thành sản phẩm hữu ích như mô hình sử dụng rơm rạ để trồng nấm, làm thức ăn chăn nuôi... tăng thu nhập cho người nông dân.

Thực tế, một số địa phương đã triển khai một số mô hình như: Sử dụng chế phẩm sinh học ủ rơm rạ làm phân vi sinh, thu gom làm thức ăn cho gia súc. Như ủ rơm bằng urê cho phép bảo quản rơm không bị mốc, không bị tổn thất chất hữu cơ mà còn làm tăng hàm lượng protein thô, tăng tỷ lệ tiêu hóa, giúp trâu bò ăn được nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với cho ăn rơm không xử lý. Phải giúp cho người dân thấy được lợi ích của việc thu gom rơm rạ để sử dụng vào các mục đích kinh tế khác nhau, tiến tới loại trừ hoàn toàn việc đốt rơm trên đồng.

Về lâu dài, cần áp dụng mô hình khép kín và xử lý sau thu hoạch, phải có quy hoạch tổng thể, thay đổi cây trồng, vai trò của cây lúa. Đặc biệt, giải pháp đưa ra phải đồng bộ từ chính quyền, doanh nghiệp và người dân, sự tham gia của các nhóm cộng đồng vào cuộc mạnh mẽ hơn trong cảnh báo tác hại của đốt rơm rạ. Cán bộ cấp thôn, làng, hợp tác xã thành lập tổ giám sát về việc thực hiện, cam kết. Đồng thời, các xã, huyện phải có những phản ánh kịp thời vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện, có sự quản lý giám sát chặt chẽ trong và sau mỗi mùa gặt, để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.