Sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây cà phê
Qua Chương trình Canh tác cà phê Thông minh triển khai tại 5 tỉnh Tây Nguyên do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) thực hiện, kết quả cho thấy, đến nay, cà phê vẫn là cây rồng chủ lực của vùng Tây nguyên theo đúng chủ trương, định hướng của Chính phủ.
Vào thời điểm nuôi quả của cây cà phê, cây rất cần được cung cấp đầy đủ đạm và kali. Việc thiếu đạm và kali thường làm cây cà phê dễ bị nhiễm bệnh khô cành, khô quả vào thời kỳ sắp thu hoạch, quả có thể bị rụng sớm, cành bị khô và chết sau thu hoạch. Tỷ lệ N:P:K hợp lý cho vườn cây trong giai đoạn này là 2-1-2 hoặc có kali cao hơn đạm một ít.
Ở các vườn cà phê năng suất không cao lắm, đạt khoảng 3 tấn/ha thì có thể sử dụng các loại phân bón NPK có tỷ lệ 2-1-2 như Đầu Trâu Mùa Mưa, có công thức là 16-8-16 8S TE hoặc các loại NPK có công thức tương tự như 17-7-17 TE… Đối với các vườn cà phê đạt năng suất cao trên 4 tấn/ha thì nên sử dụng các loại phân NPK có hàm lượng kali cao hơn đạm để giúp cho nhân cà phê chắc, nặng hơn và cà phê chín tập trung hơn và giảm được hiện tượng khô cành sau thu hoạch.
Công ty CP Phân bón Bình Điền có loại phân bón chuyên dùng cho cà phê là Đầu Trâu Chắc hạt. Theo đó, phân Đầu Trâu Chắc hạt có công thức16-6-19 TE, đây là loại phân bón có tỷ lệ N:P:K và các chất trung vi lượng phù hợp cho cà phê vào thời kỳ quả cà phê vào nhân, đặc biệt là những vườn đạt năng suất cao.

Bón phân Đầu Trâu đúng quy trình vào các thời kỳ trong năm
Để bảo đảm sinh trưởng, phát triển và năng suất của vườn cà phê cần phải bón phân đúng quy trình kỹ thuật vào các thời kỳ trong năm nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho vườn cà phê. Thông thường cà phê được bón phân khoáng 1-2 lần trong mùa khô và 3 lần trong mùa mưa (đầu, giữa và cuối mùa mưa). Đợt đầu mùa mưa có thể bón NPK có công thức 16-16-8- 9S-TE hoặc các loại phân có tỷ lệ tương tự vì lúc này cây cà phê cần nhiều đạm và lân hơn kali. Đợt giữa và cuối mùa mưa có thể bón loại phân bón Đầu Trâu mùa mưa hay Đầu Trâu chắc hạt tùy năng năng suất vườn cây.
Vườn có năng suất cao nên sử dụng loại Đầu Trâu chắc hạt để đáp ứng đủ nhu cầu kali cho vườn cây. Lượng bón từ 500-600 kg/ha/lần bón cho các vườn cà phê có năng suất khoảng 4 tấn nhân/ha. Nếu năng suất cà phê cao hơn phải bón tăng cường với lượng bón 600-700kg/ha/lần bón. Tuy vậy, để tăng hiệu quả sử dụng phân bón ở các vườn cà phê năng suất cao, nên bón 4 lần trong mùa mưa. Như vậy vườn cà phê đạt khoảng 5-6 tấn/ha hoặc hơn nữa có thể bón 4 lần trong mùa mưa, mỗi lần bón 400-500kg/ha.
Hiện nay, có nhiều diện tích cà phê tái canh được trồng các giống cà phê rất tốt do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên chọn tạo như TR4, TR9, TR11, TR12, TRS1… hoặc do các địa phương trong vùng Tây Nguyên chọn tạo như TS1, Xanh Lùn… Các giống này có đặc điểm chung là ít bị nhiễm bệnh rỉ sắt, quả to, năng suất cao và chín khá tập trung. Với các giống mới này, sau khi trồng 3 năm, nhiều vườn đã có thể đạt năng suất 3-4 tấn nhân/ha, đến năm thứ 6-7 sau khi trồng, vườn cây bước vào thời kỳ kinh doanh ổn định, có thể đạt 6-7 tấn nhân/ha.
Vào năm thu hoạch chính thứ nhất (thường vào sau khi trồng mới 3 năm) là lúc cây có bước chuyển tiếp từ thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng (hay còn gọi là thời kỳ kiến thiết cơ bản) sang thời kỳ kinh doanh khai thác vườn cây. Trong giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê cũng có sự thay đổi về lượng và cả về chất so với các năm kiến thiết cơ bản, do vậy cần chú ý cung cấp phân bón kịp thời và đầy đủ để tránh cho cây cà phê bị kiệt sức. Việc bón phân theo năng suất vườn cây là điều hợp lý để giữ năng suất vườn cà phê được ổn định, tránh được hiện tượng ra quả cách năm.