MB: Giảm lãi nhiều mảng, nợ xấu "leo thang"

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã chứng khoán: MBB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1.2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 6.512 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, lãi sau thuế đạt hơn 5.200 tỷ đồng.

Thu nhập lãi thuần, nguồn thu nhập chính của ngân hàng là mảng duy nhất ghi nhận tăng trưởng trong quý 1 khi mang về hơn 10.200 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Các mảng kinh doanh khác đều ghi nhận lãi thuần giảm so với cùng kỳ một năm trước đó.

Cụ thể, lãi thuần từ dịch vụ đạt gần 690 tỷ đồng, giảm 38,3%; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối giảm 20,6% mang về 370 tỷ đồng. Thu nhập hai mảng kinh doanh và đầu tư chứng khoán lần lượt giảm hơn 86% và 62%.

MB: Giảm lãi nhiều mảng, nợ xấu
Ngoài thu nhập lãi thuần, nhiều mảng của MB giảm sút so với cùng kỳ.

Tính đến 31.3.2023, tổng tài sản của MB đạt 760.761 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cuối năm trước. Trong đó cho vay khách hàng đat 481.386 tỷ đồng, tăng 4,5% so với thời điểm ba tháng trước. 

Về chất lượng tài sản, trong quý 1, nợ xấu nội bảng của MB tăng gần 68%, lên 8.453 tỷ đồng, với cả 3 nhóm nợ xấu đều tăng mạnh. Qua đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dự nợ cho vay tăng từ mức 1,09% hồi đầu năm lên 1,76%.

MB: Giảm lãi nhiều mảng, nợ xấu
Nợ xấu của MB qua các năm (Đơn vị: tỷ đồng)

Trong đó, nợ xấu gia tăng chủ yếu ở nhóm 3 (tăng gấp đôi), ở các nhóm 4 và nhóm 5 tăng lần lượt 33% và 47% so với cuối năm trước.

Nhìn lại hoạt động cho vay của MB, từ năm 2017 đến năm 2022, tổng dư nợ của MB tăng từ 184.188 tỷ đồng lên 450.574 tỷ đồng, tương đương với việc tăng gần gấp 2,4 lần trong thời gian 6 năm. Tuy nhiên, một điều dễ thấy nữa đó là từ năm 2017 đến 2022, có sự gia tăng của các nhóm nợ xấu.

Theo đà tăng của tổng dư nợ, tổng nợ xấu của MB cũng có xu hướng tăng nhưng với tốc độ khá chậm trong giai đoạn từ 2017 đến 2019, từ 2.218 tỷ đồng lên 2.887 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu được cải thiện, giảm từ 1,2% xuống còn 1,15%. 

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022, tổng nợ xấu của MB gia tăng mạnh từ 3.248 tỷ đồng trong năm 2020, đi ngang trong năm 2021 để rồi đột biến tăng lên ngưỡng 5.031 tỷ đồng. Tương ứng với việc nợ xấu năm 2022 tăng tới 1.764 tỷ đồng chỉ trong 1 năm, tỷ lệ tăng 54%.

Trong 3 nhóm nợ xấu, có thể thấy rằng nợ xấu Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ liên tục gia tăng "bền vững" mỗi năm, tăng từ 668 tỷ đồng trong năm 2017 lên 1.221 tỷ đồng trong năm 2022. Cần phải lưu ý rằng đây là nhóm nợ có độ rủi ro chỉ sau Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.

Ngoài ra, nợ xấu nhóm 5 là nhóm có rủi ro mất vốn cao nhất, tuy có tăng giảm qua từng năm nhưng lại tăng đột biến từ 819 tỷ đồng lên 2.293 tỷ đồng chỉ trong năm 2022 vừa qua. Điều này đồng nghĩa, về giá trị tuyệt đối, nợ xấu nhóm 5 đã tăng tới 2,8 lần chỉ trong 1 năm. 

Và cũng chính trong năm 2022 này, toàn bộ 3 nhóm nợ xấu của MB đều đã đạt đỉnh cao nhất trong 6 năm kể từ khi CEO Lưu Trung Thái nắm giữ chức vụ Tổng Giám đốc.

Doanh nghiệp

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhà nước cần tạo môi trường để doanh nghiệp tư nhân tiên phong đầu tư

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) NGUYỄN HOÀI NAM, để kinh tế tư nhân trở thành động lực, trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước cần tạo môi trường và nuôi dưỡng cảm xúc để doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong đầu tư, mạnh dạn mở rộng sản xuất, bắt kịp cơ hội tăng trưởng.

AMH
Khoa học - Công nghệ

Samsung Solve for Tomorrow 2025 tập trung vào phát triển bền vững

Ngày 28.3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) khởi động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025” với các chủ đề tập trung vào phát triển bền vững. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên, chủ đề Kết hợp thể thao và công nghệ nhằm thay đổi xã hội được đưa vào đề bài.

BIDV nhận trọn bộ giải thưởng từ The Asian Banker
Doanh nghiệp

BIDV nhận trọn bộ giải thưởng từ The Asian Banker

BIDV vừa tiếp tục thiết lập cột mốc mới trên hành trình một thập kỷ dẫn đầu với cú đúp giải thưởng từ The Asian Banker: Ngân hàng có sản phẩm vay nhà ở tốt nhất Việt Nam lần thứ 6 và Ngân hàng có dịch vụ Private Banking tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp.

Đại diện BIDV và Trung tâm PVHCC TP. Hà Nội ký kết hợp tác triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố
Doanh nghiệp

Hợp tác BIDV - Trung tâm PVHCC thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội (Trung tâm PVHCC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng về thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các thủ tục hành chính trên nền tảng số.

VinFast Green tiếp tục khuấy đảo thị trường xe
Doanh nghiệp

VinFast Green tiếp tục khuấy đảo thị trường xe

Sức hút của VinFast Green không chỉ thể hiện ở kỷ lục trong 8 ngày vàng mở bán mà còn bởi sự đón nhận nhiệt tình của đông đảo khách hàng trong thời gian “hậu mở cọc sớm”. Nhiều khách hàng cho rằng, với giá trị kinh tế dài lâu cùng sự bền bỉ và thân thiện với môi trường, VinFast Green đang thắng thế hoàn toàn so với xe xăng cùng phân khúc.

Phiên giao dịch tại Agribank hà Tĩnh. Ảnh: Đức Kiên
Doanh nghiệp

Bài 2: Định vị thương hiệu trong lòng dân!

Lấy sự tận tâm để phục vụ; dùng sự chân thành để đồng hành, 37 năm qua, Agribank nói chung và Agirbank Hà Tĩnh nói riêng đã trở thành một phần không thể thiếu của khu vực “Tam nông”. Đến giờ phút này, chúng tôi tự hào là người bạn tri kỷ của bà con nông dân cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn...” – Phó Giám đốc Agribank Hà Tĩnh Trần Văn Tài chia sẻ!