Doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát: Phát triển dựa trên sự thấu hiểu

Trong thời gian qua, các tổ chức trong nước và quốc tế giành nhiều giải thưởng về doanh nghiệp có trách nhiệm (CSR) và phát triển bền vững theo các tiêu chí môi trường - xã hội - quản trị (ESG) cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, không ít doanh nghiệp trong lĩnh vực nước giải khát.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

ESG là viết tắt:  Environmental ( môi trường - bao gồm nguồn năng lượng được sử dụng, lượng rác thải hay lượng tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho quá trình vận hành doanh nghiệp;) Social (xã hội - các mối quan hệ và danh tiếng được xây dựng qua những hoạt động đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp;) Governance (quản trị - các vấn đề liên quan quản trị công ty, đạo đức kinh doanh...)

Doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát: Phát triển dựa trên sự thấu hiểu -0
 Sản phẩm nước giải khát được người tiêu dùng mọi lứa tuổi, ở các vùng miền mong đợi, và không thể thiếu trong dịp lễ tết

Trách nhiệm xã hội và tính bền vững của doanh nghiệp đều tập trung vào việc giúp công ty hoạt động sinh lời một cách có đạo đức và đề cao giá trị nhân văn thông qua các hoạt động có tác động tích cực đến cộng đồng. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như ngành hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống thực hiện phát triển bền vững trên các khía cạnh: sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường; thúc đẩy kinh tế địa phương; hoạt động hỗ trợ cộng đồng và đặc biệt tập trung vào sản suất sản phẩm xanh.

Nước giải khát là một mặt hàng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh F&B (Food and Beverage - loại hình dịch vụ kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống). Ngành góp phần đáng kể tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế và đóng góp ngân sách hang ngàn tỷ đồng cho nhà nước mỗi năm. Đặc biệt, các sản phẩm nước giải khát đồng thời trở thành xu hướng được giới trẻ, (chiếm 63% nhu cầu sử dụng nước giải khát) nhất là thế hệ gen Z yêu thích và trải nghiệm hương vị mới, phong cách mới. Đây là cơ hội cho không chỉ cho các doanh nghiệp lớn mà cả các start up khởi nghiệp.

Với 1.800 nhà máy, các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát tạo việc làm trực tiếp cho hơn 300.000 lao động và việc làm gián tiếp cho hàng triệu lao động; Các doanh nghiệp lớn có số lao động lên tới khoảng 3.000 người, kéo theo sự phát triển của chuỗi giá trị với quy mô gấp 6-9 lần, bao gồm nhà cung ứng, phân phối, thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các động lan tỏa lớn với nền kinh tế.

Nước giải khát được chia thành các nhóm: Nước khoáng đóng chai, nước ngọt, nước tăng lực, trà uống liền và nước hoa quả, trong đó phân khúc nước ngọt có sự tham gia của 135 doanh nghiệp, với những tên tuổi lớn như Coca - Cola, PepsiCo, URC, Tân Hiệp Phát...

Doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát: Phát triển dựa trên sự thấu hiểu -0
Giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng là một tiêu chí quan trọng cho phát triển bền vững

Tính đến thời điểm hiện tại, mức tiêu thụ nước giải khát (NGK) trung bình mỗi người Việt Nam khoảng 23 lít/năm, thấp hơn nhiều so với mức 40 lít/năm/người của thế giới. Về số lượng sản phẩm, ở Việt Nam có trên 7.000 loại thức uống trong khi ở Nhật Bản là 14.000. Dễ nhận thấy thị trường Việt Nam còn nhiều cơ hội phát triển, đồng thời là những thách thức không nhỏ về công thức, tính thẩm mỹ, tính lành mạnh, các tiêu chí bền vững, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng lớn, và khó khăn sau dịch Covid -19 khi giá cả nguyên vật liệu, logistics tăng cao

Những điểm sáng

Ngoài những đóng góp về KT-XH, đáp ứng nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát luôn thể hiện trách nhiệm với xã hội, tiên phong trong các hoạt động phát triển bền vững, biểu tượng của niềm vui, lối sống tích cực.

Tính bền vững đang trở thành giá trị cốt lõi trong hoạt động của các doanh nghiệp ngành nước giải khát, giúp doanh nghiệp xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh của mình. Cụ thể, đó là các nỗ lực giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm, Coca - Cola Việt Nam, Suntory Pepsico, Tân Hiệp Phát… với chi phí hàng triệu USD cho các hoạt động này trong những năm gần đây.

Điển hình, Coca-Cola xem phát triển bền vững là trọng tâm của các hoạt động của mình. Với sứ mệnh 'Đổi mới thế giới và tạo nên sự khác biệt', công ty đặt ra chiến lược phát triển bền vững tập trung vào các mục tiêu: giảm hàm lượng đường, nước sạch cho cộng đồng, bao bì bền vững, chống biến đổi khí hậu, đa dạng – công bằng - hòa hợp và hỗ trợ cho cộng đồng. Từ năm 2010, công ty đã đầu tư hàng triệu USD vào các dự án xã hội tại Việt Nam bao gồm sáng kiến Ekocenter, các chương trình cung cấp nước sạch, trao quyền cho phụ nữ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương, hỗ trợ các gia đình khó khăn, quyên góp cho hoạt động cứu trợ thiên tai,… Đặc biệt, để hiện thực hóa tầm nhìn "Một thế giới không rác thải", Coca-Cola đặt mục tiêu thu gom và tái chế mỗi chai nhựa và lon sản phẩm được bán ra đến năm 2030, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn cho bao bì.

Doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát: Phát triển dựa trên sự thấu hiểu -0
Coca - Cola hướng tới việc giảm 2.000 tấn nhựa mới tại Việt Nam hằng năm

Là những đối thủ cạnh tranh trên thương trường, nhưng các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành nước giải khát luôn có chung một tầm nhìn cho mục tiêu phát triển bền vững, xuất phát từ việc thấu hiểu lợi ích của người tiêu dùng và những yêu cầu tuân thủ pháp lý, cam kết hội nhập, cùng cộng đồng và chính phủ hướng tới thực hiện đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Mục tiêu đó chính là “mỏ neo” để “con thuyền” phát triên bền vững của doanh nghiệp “ra khơi”!

Vào tháng 9, Coca - Cola Việt Nam đã thực hiện thêm một bước quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn bằng cách ra mắt sản phẩm làm từ 100% nhựa PET tái chế (rPET), trừ nắp và nhãn chai, trên toàn quốc, giúp giảm sử dụng hơn 2.000 tấn nhựa mới tại Việt Nam hàng năm. Công ty tận dụng sức mạnh thương hiệu để khuyến khích người tiêu dùng tái chế bằng cách in thông điệp "Tái chế tôi" trên tất cả các bao bì sản phẩm. 

Suntory Pepsico cũng là thương hiệu được nhắc đến từ khi thành lập với tầm nhìn "Growing for Good - Phát triển vì những điều tốt đẹp" - đây là kim chỉ nam dẫn dắt doanh nghiệp đến những bước đột phá trên thị trường với điểm sáng là hành động giảm thiểu việc sử dụng nhựa, tiết kiệm 140 tấn nhựa/năm. Pepsico tiên phong tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức vì môi trường. Có thể kể đến chương trình "Mizuiku - Em yêu nước sạch" tuyên truyền bảo vệ tài nguyên nước cho học sinh tiểu học, năm 2015; Chương trình "Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh" với mục tiêu trồng, chăm sóc khu vực rừng đầu nguồn ở những nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng từ thiên tai, bão lụt, sạt lở được doanh nghiệp thực hiện vào năm 2021. Còn Tâp Hiệp Phát tâm huyết với mô hình kinh tế tuần hoàn với các thành tích nổi bật: Trong 10 năm (2013 - 2022), Tân Hiệp Phát đã giảm sử dụng trên 70.000 tấn nhựa; 12 năm liên tục giữ vững Thương  hiệu quốc gia, với nhiều tiêu chí về phát triển bền vững…

Ngoài các danh hiệu Doanh nghiệp phát triên bền vững, Doanh nghiệp uy tín, Giải thưởng Rồng Vàng, Thương hiệu quốc gia,… mà các doanh  nghiệp ngành nước giải khát đạt được, điều quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc nhất là những giá trị nhân văn tốt đẹp được các doanh  nghiệp không ngừng lan tỏa, nâng cao nhận thức với người tiêu dùng về môi trường.

Doanh nghiệp

Ngoài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Eximbank còn ưu đãi dịch vụ chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân.
Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Sự biến động tỷ giá, lãi suất, chi phí gia tăng - mỗi yếu tố đều có thể tạo ra những rào cản lớn đối với hoạt động kinh doanh.

Cùng Agribank hiện thực hoá giấc mơ an cư
Doanh nghiệp

Cùng Agribank hiện thực hoá giấc mơ an cư

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là minh chứng rõ nét cho sự vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc của Agribank trong việc cụ thể hóa chủ trương lớn của Chính phủ mà còn là hành động thiết thực góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng nghìn lao động trẻ trên khắp cả nước.

Ông Cao Hoài Dương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT PVOIL phát biểu tại buổi triển khai khóa đào tạo
Doanh nghiệp

Đào tạo nhân sự Cửa hàng xăng dầu: Giải pháp để PVOIL tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Với hơn 860 Cửa hàng xăng dầu (CHXD) cùng gần 4.000 cửa hàng trưởng và nhân viên bán hàng trải dài khắp cả nước, PVOIL không chỉ là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam, mà còn là thương hiệu được khách hàng biết đến bởi sự chuyên nghiệp, tận tâm và đáng tin cậy trong chất lượng phục vụ.

SHB năm thứ ba liên tiếp được Global Finance vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Doanh nghiệp

SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.