Cổ phiếu OIL vào diện cảnh báo từ ngày 23.3

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đưa cổ phiếu OIL của Tổng công ty cổ phần Dầu Việt Nam - CTCP ( PV OIL, mã chứng khoán: OIL) vào diện cảnh báo từ ngày 23.3, do báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ từ 3 năm trở lên.

Đưa cổ phiếu vào diện cảnh báo

Theo đó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cổ phiếu bị cảnh báo theo quy định, công ty phải có văn bản gửi HNX giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục.

Hơn 1 tỷ cổ phiếu OIL vào diện cảnh báo từ ngày 23.3 -0
Văn bản của HNX đưa cổ phiếu OIL vào diện cảnh báo

Theo đó, tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, OIL bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ. Cụ thể, tổng công ty đang ghi nhận khoản phải thu khác từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với số tiền là hơn 169 tỷ đồng, số dư phải thu khác này liên quan đến khoản thu hồi lỗ lũy kế đến ngày 18.5.2021 là thời điểm Tổng công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư (PETEC) - công ty con của tổng công ty, chính thức chuyển sang hình thức cổ phần.

Khoản phải thu này phát sinh từ việc xác định phần vốn nhà nước tại PETEC tại ngày 18.5.2021 nhưng đến nay vẫn chưa được tập đoàn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết toán. Do đó, kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về giá trị ghi sổ của khoản phải thu khác nói trên tại ngày 31.12.2022. Do đó, kiểm toán không thể xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh số liệu hay không.

PV OIL đang "ôm" gần 900 tỷ nợ xấu

Dữ liệu tài chính năm 2022 thể hiện,doanh thu thuần của PVOiL đạt 103.729 tỷ đồng, tăng 79% so với năm 2021 và là con số cao nhất từ trước đến nay. Trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của công ty còn 726 tỷ đồng, tương đương giảm 6%.

Năm 2022, PVOil đặt mục tiêu 45.000 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, 400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; giảm lần lượt 23% và 48% so với năm 2021.

Hết năm 2022, tổng tài sản PVOil đạt 28.968 tỷ đồng, tăng 6,5% so với số đầu kỳ. Nợ phải trả của PVOil đạt mức 17.650 tỷ đồng, chiếm 61% trong cơ cấu nguồn vốn của tổng công ty.

Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (OIL): Nợ xấu 867 tỷ, ước tính thu hồi được hơn 3% -0
Nợ xấu năm 2021 của PVOil
Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (OIL): Nợ xấu 867 tỷ, ước tính thu hồi được hơn 3% -0
Nợ xấu năm 2022 của PVOil

Đáng chú ý là nợ xấu PVOil tính tới ngày 31.12.2022 lên đến gần 867 tỷ đồng với hàng chục doanh nghiệp, nhưng giá trị thu hồi ước tính chỉ là 28,7 tỷ đồng (tương đương 3,3 %). Trong đó, CTCP Dầu khí và Chất đốt Miền Bắc (124,2 tỷ đồng), CTCP ĐT và PT Xăng dầu Tiên Phong (118,5 tỷ đồng), CTCP Vận tải Thương mại Quảng Đông (88 tỷ đồng).... là những bên có số nợ phải thu khó đòi lớn với PVOil.

Nhìn lại mốc kết thúc năm 2016, giá trị nợ xấu của Oil là 897 tỷ đồng (ước tính thu hồi 58 tỷ) có thể thấy, sau 7 năm, khối nợ xấu của doanh nghiệp này vẫn tồn tại gần như y nguyên. Ngoài ra, PVOil đã duy trì lỗ lũy kế suốt nhiều năm, tới cuối năm 2022 là âm 436 tỷ đồng, năm 2021 là âm 401 tỷ đồng.  

Theo thông tin được công bố, PVOil là doanh nghiệp được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu (PDC).

Đến ngày 25.1.2018, PVOil đã tổ chức thành công phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), giá đấu thành công bình quân là 20.196 đồng/CP.

Hơn 1 tháng sau khi cổ phần hóa, ngày 7.3.2018, PVOil đã chính thức niêm yết trên sàn UpCom với mức giá 20.200 đồng/CP.

PVOil hiện có số vốn điều lệ 10.342 tỷ đồng, với 80,52% cổ phần thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), số còn lại thuộc về các cổ đông khác. Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVOIL là ông Cao Hoài Dương (SN 1972), Tổng giám đốc là ông Đoàn Văn Nhuộm (SN 1963).

Ông Cao Hoài Dương nguyên quán tại tỉnh Thanh Hóa, từng học Thạc sỹ tại trường Đại học tổng hợp New South Wales, Sydney - Australia. Ông bắt đầu công tác tại PVN từ năm 1993. Từ tháng 6.1993 – 5.1995, ông Dương là chuyên viên phòng Khoa học Công nghệ Môi trường. Từ tháng 7.1997 – 6.2001, ông là chuyên viên phòng Chế biến Dầu khí. Từ 6.2001 – 5.2008, ông làm việc tại Ban Lọc hóa dầu Nghi Sơn của PVN.

Từ tháng 1.2016 đến nay, ông hoạt động trong Hội đồng quản trị của PVOil và được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này vào tháng 9.2020.

Còn ông Đoàn Văn Nhuộm là người từng có 32 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí. Từ năm 2006 – 2014, ông Nhuộm là Giám đốc CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam (PV Gas South), rồi từ cuối tháng 9.2014 đến hết năm 2015 là Tổng Giám đốc PVOil.

Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (OIL): Nợ xấu 867 tỷ, ước tính thu hồi được hơn 3% -0

Tính từ thời điểm ông Cao Hoài Dương hoạt động trong Hội đồng quản trị của PVOIL là năm 2016 đến nay, tình hình kinh doanh của PVOIL có sự trồi sụt liên tục. Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận sau thuế đang ở mức 565 tỷ đồng, đến năm 2018 bất ngờ sụt giảm về mức 17 tỷ đồng và đến năm 2020 báo lỗ 166 tỷ đồng.

Mới đây, liên danh Công ty Xăng dầu B12 - CTCP Xăng dầu Dầu khí Hà Nội đã trúng gói thầu "Mua sắm nhiên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất" của các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) năm 2023 - 2024 với giá trúng thầu 5.103 tỷ đồng.

Trong liên danh trúng thầu nêu trên, CTCP Xăng dầu Dầu khí Hà Nội là gương mặt đáng chú ý. Thành lập vào năm 2010, pháp nhân này là một trong 27 công ty con thuộc sở hữu của PVOil. Tại ngày 31.12.2022, PVOil đang nắm giữ 71,84% vốn điều lệ của Xăng dầu Dầu khí Hà Nội.

Doanh nghiệp

BIDV Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp

BIDV Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển hoạt động giao thương, mở rộng quy mô kinh doanh và tối ưu hóa chi phí, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt - Global Unlimited dành cho khách hàng doanh nghiệp chưa phát sinh doanh số chuyển tiền quốc tế tại BIDV trong vòng 01 năm gần nhất.

VietinBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động
Doanh nghiệp

VietinBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động

Trong bối cảnh nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA) toàn thị trường sụt giảm và không còn nhiều dự địa tăng trưởng, quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm TOP đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Vietnam Airlines là Hãng hàng không 5 sao của tổ chức APEX và Top 20 hãng hàng không tốt nhất thế giới do tổ chức AirlineRating đánh giá.
Kinh tế

Sức lan tỏa từ thương hiệu quốc gia Vietnam Airlines

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thương hiệu quốc gia không chỉ là một yếu tố cạnh tranh mà còn là công cụ quan trọng để nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Trong đó, việc xây dựng một thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực hàng không là rất cần thiết cho quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam ra thế giới.

Bị “nhắc nhở” vì chậm công bố nhiều thông tin quan trọng, công ty trong hệ sinh thái của Chủ tịch Trương Sỹ Bá đang kinh doanh ra sao?
Doanh nghiệp

Bị “nhắc nhở” vì chậm công bố nhiều thông tin quan trọng, công ty trong hệ sinh thái của Chủ tịch Trương Sỹ Bá đang kinh doanh ra sao?

Lịch sử kinh doanh BAF cho thấy, vào năm 2022, ông Trương Sỹ Bá trở thành tân Chủ tịch của CTCP Nông nghiệp BaF Việt. Trước khi nắm quyền lãnh đạo cao nhất ở BAF, ông Trương Sỹ Bá được biết đến với hệ sinh thái Tân Long Group vốn khá kín tiếng trên thị trường.

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
Kinh tế

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

Ngày 20.11, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế và mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ  doanh nghiệp Việt Nam.

Hai đơn vị “quen mặt” trúng thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị trực thuộc Sở LĐTB-XH TP. Hồ CHí Minh với tỷ lệ tiết kiệm thế nào?
Kinh tế

Hai đơn vị “quen mặt” trúng thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị trực thuộc Sở LĐTB-XH TP. Hồ CHí Minh với tỷ lệ tiết kiệm thế nào?

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vạn Thành Đạt và Công ty TNHH MTV TMDV Phương An là hai đơn vị thường xuyên trúng hàng loạt gói thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị xã hội trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh với tỷ lệ tiết kiệm rất thấp.

Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle
Doanh nghiệp

Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc – Innovation Excellence Award dành cho hệ thống AML phòng chống rửa tiền từ Oracle. Đây là giải thưởng thường niên có tính chọn lọc cao của Oracle với các tiêu chí được lựa chọn rất kĩ lưỡng và khắt khe.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024
Doanh nghiệp

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

Ngày 16.11.2024, trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap). Cùng với đó, Ngân hàng cũng được vinh danh trong Top 10 Báo cáo thường niên nhóm ngành Tài chính.

Công ty CP đầu tư xây dựng du lịch và thương mại Thẩm Gia cùng liên danh trúng gói thầu hơn 34 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 34 triệu đồng
Doanh nghiệp

Công ty CP đầu tư xây dựng du lịch và thương mại Thẩm Gia cùng liên danh trúng gói thầu hơn 34 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 34 triệu đồng

Từ năm 2019 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng du lịch và thương mại Thẩm Gia là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh). Điều đáng nói, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng tại bảng xếp hạng nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
Doanh nghiệp

Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng tại bảng xếp hạng nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Tập đoàn Stavian tự hào với thành tích vượt trội trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, thể hiện sự tăng trưởng và phát triển bền vững khi xếp hạng 07 trong Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành sản xuất/ chế biến, chế tạo công nghiệp và xếp hạng thứ 29 trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam - Hạng mục Doanh nghiệp vừa năm 2024.