Chuyển từ lỗ sang lãi, Golden Gate có thể tiếp tục “cày sâu” ngành F&B

Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) có kết quả kinh doanh năm 2022 khả quan. Trong năm 2023, doanh nghiệp này có thể quay lại mảng nước giải khát. Dữ liệu tài chính cuối năm 2021 thể hiện, Công ty đang có dư nợ trái phiếu trị giá 488,59 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng và đáo hạn ngày 6.9.2024 với lãi suất lên tới 11,5%/năm. Trong đó, tài sản đảm bảo là 573.372 cổ phiếu của công ty được nắm giữ bởi CTCP Golden Gate Partners.

Golden Gate là đơn vị vận hành hàng loạt chuỗi nhà hàng nổi tiếng như lẩu Manwah, Cowboy’s Jacks, Sumo BBQ, Kichi Kichi, Vuvuzela, Gogi... và được thành lập năm 2005.

Theo thông tin được công bố mới đây, Golden Gate đã thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh nhà hàng, với mức doanh thu dự kiến đạt khoảng 7.000 tỷ đồng, tăng 110 % so với năm 2021 và 46% so với năm 2019 trước khi có dịch bệnh. Doanh nghiệp F&B lớn nhất Việt Nam đạt mức lợi nhuận dự kiến hơn 600 tỷ đồng năm 2022, tăng trưởng gần 10 lần so với năm 2020.

Chuyển từ lỗ sang lãi, Golden Gate có thể tiếp tục “cày sâu” ngành F&B -0
Manwah là một trong những chuỗi nhà hàng thuộc Golden Gate

Theo ban lãnh đạo công ty này, chỉ tính riêng trong quý 4.2022, Golden Gate đã mở mới 23 nhà hàng. Tính gộp cả năm 2022, họ mở mới 73 nhà hàng và đến cuối năm 2022, hệ thống của Golden Gate đã đạt tổng số 451 nhà hàng.

Trước đó, trong năm 2021 trước đó, do ảnh hưởng của Covid-19, hoạt động kinh doanh của toàn chuỗi cửa hàng lẩu, nướng, bia tươi do Golden Gate vận hành đều bị thu hẹp. Trong đó, công ty này ghi nhận 3.318 tỷ đồng doanh thu, giảm 27% so với năm liền trước và là năm thứ hai bị thu hẹp doanh số.

Cùng năm, công ty có lợi nhuận gộp đạt hơn 1.926 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của chủ chuỗi nhà hàng Vuvuzela, Kichi Kichi, Gogi... lại báo số âm 431 tỷ đồng, trong khi năm 2020 vẫn lãi dương 65 tỷ. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp này thua lỗ kể từ khi công khai tài chính năm 2008.

Dữ liệu tài chính của Golden Gate thể hiện, tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Golden Gate tăng gần 100 tỷ so với đầu năm lên 2.387 tỷ đồng. Trong cơ cấu nguồn vốn, mục đi vay dài hạn phát sinh 546 tỷ đồng do trong năm doanh nghiệp huy động trái phiếu. Tổng nợ đi vay của Golden Gate chiếm khoảng 45% tổng nguồn vốn với giá trị 1.075 tỷ đồng.

Cuối năm 2021, Công ty đang có dư nợ trái phiếu trị giá 488,59 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng và đáo hạn ngày 6.9.2024 với lãi suất lên tới 11,5%/năm. Trong đó, tài sản đảm bảo là 573.372 cổ phiếu của công ty được nắm giữ bởi CTCP Golden Gate Partners.

Theo hé lộ của CEO Golden Gate, vì không dự đoán chính xác được năm 2023 thị trường sẽ như thế nào, nên Golden Gate đã tạo ra 2 phương án để có thể ứng phó kịp thời. Nếu thị trường khó, họ có thể quay lại mảng nước giải khát – nơi họ từng thử nghiệm và chưa thành công. Ngoài ra, Golden Gate sẽ cố IPO vào 2024 khi luật định cho phép.

Năm 2022 vừa qua, cùng với sự hồi phục, Golden Gate nhiều lần bị xử phạt. Cụ thể, Ngày 25.10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 782/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Cổng Vàng.

Chuyển từ lỗ sang lãi, Golden Gate có thể tiếp tục “cày sâu” ngành F&B -0
Năm 2022, Golden Gate nhiều lần bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt

Cụ thể, phạt tiền 70 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31.12.2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) do báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật (Công ty báo cáo UBCKNN không đúng thời hạn các tài liệu sau: Báo cáo tài chính (BCTC) riêng và hợp nhất năm 2020 đã kiểm toán; Nghị quyết và Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021; Báo cáo tình hình quản trị công ty (QTCT) 6 tháng đầu năm 2021; Báo cáo tình hình QTCT năm 2021).

Phạt tiền 125 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 15 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung theo khoản 13 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30.12.2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP do vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông

Trong năm 2018, Công ty cho vay dài hạn đối với Công ty cổ phần Golden Gate Partner là cổ đông của Công ty với số tiền là 29,1 tỷ đồng. Theo BCTC năm 2021 đã kiểm toán, đến thời điểm 31.12.2021, số dư khoản phải thu về cho vay dài hạn đối với Công ty cổ phần Golden Gate Partner là 14,7 tỷ đồng. Tổng hình phạt là 195 triệu đồng.

Trước đó, tháng 7.2022, Golden Gate bị UBCKNN phạt tổng cộng 435 triệu đồng. Trong đó, phạt tiền 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán theo quy định.

Phạt 85 triệu đồng do công ty mua lại cổ phiếu nhưng không báo cáo UBCKNN theo quy định pháp luật. Cụ thể: trong năm 2021, công ty đã thu hồi cổ phiếu của người lao động nghỉ việc làm cổ phiếu quỹ nhưng không báo cáo UBCKNN theo quy định.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với công ty là buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong thời hạn tối đa 60 ngày theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 18 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.

Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Cần cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân mua bảo hiểm
Doanh nghiệp

Cần cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân mua bảo hiểm

Cơn bão số 3 đã qua nhưng hệ lụy còn rất lớn. Có rất nhiều việc cần cả xã hội chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân vùng ảnh hưởng. Nhưng điều người dân, doanh nghiệp cần nghĩ tới đó là nên cân nhắc việc mua bảo hiểm để giảm thiểu thiệt hại khi không may xảy ra rủi ro.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.

Dàn sao Gen Z hội tụ tại cửa hàng Flagship MCM đầu tiên tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Dàn sao Gen Z hội tụ tại cửa hàng Flagship MCM đầu tiên tại Việt Nam

Bộ sưu tập Thu Đông 2024 của MCM chính thức trình làng các tín đồ thời trang Việt. Đặc biệt hơn cả, sự kiện được DAFC tổ chức tại cửa hàng flagship đầu tiên tại Việt Nam, quy tụ những gương mặt trẻ tuổi đình đám như nữ ca sĩ Văn Mai Hương, ca sĩ Orange, ca sĩ/ MC Nicky Niko, ca sĩ Vũ Thảo My, rapper Captain Boy, MC Tuyền Tăng, travel blogger Lý Thành Cơ,...

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh thường xuyên trúng thầu "khủng" ở Khánh Hoà có tiềm lực ra sao?
Kinh tế

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh thường xuyên trúng thầu "khủng" ở Khánh Hoà có tiềm lực ra sao?

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh (Công ty Khánh Vĩnh) đã trúng gần 50 gói thầu. Tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của nhà thầu này lên tới hơn 3.200 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều gói thầu có kết quả tiết kiệm cho ngân sách chỉ ở mức "tượng trưng".