Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với tỉnh Sóc Trăng

Ngày 31.7, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm làm trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh Sóc Trăng về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác cán bộ dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016-2023”.

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với tỉnh Sóc Trăng -0
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại cuộc làm việc

Về phía tỉnh Sóc Trăng có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Văn Mẫn; đại diện UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan.

Tăng cường cả về số lượng và chất lượng

Báo cáo tại cuộc làm việc, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng Phạm Minh Mẫn cho biết, hiện tỉnh Sóc Trăng có hơn 1.195 nghìn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 35,44% dân số gồm dân tộc Khmer, dân tộc Hoa và 25 dân tộc khác.

Giai đoạn 2016 - 2023, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho trước mắt và lâu dài. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chủ chốt, sau khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã phát huy năng lực, sở trường, củng cố chuyên môn, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống; bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương. 

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với tỉnh Sóc Trăng -0
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Đinh Thị Phương Lan phát biểu

Từ năm 2016 - 2023, số lượng công chức người DTTS toàn tỉnh được tuyển dụng, tiếp nhận là 55/455 người, chiếm 12,09%. Đến thời điểm 31.12.2023, số lượng cán bộ, công chức là người DTTS từ cấp huyện trở lên là 270/1.738 người, chiếm 15,54%; số lượng cán bộ, công chức là người DTTS cấp xã là 290/2.183 người, chiếm 13,28%, số lượng viên chức là người DTTS của tỉnh là 6.206/20.062 người, chiếm 30,93%. Đến năm 2023, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh Sóc Trăng chiếm 28,2%, tăng 5,5% so với năm 2016.

Năm 2023, tỉnh bắt đầu thực hiện đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức người DTTS theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Tỉnh cũng đã cử 62 lượt cán bộ, công chức, viên chức người DTTS dự tuyển sau đại học trên tổng số 106 chỉ tiêu được duyệt; kết quả có 52 người trúng tuyển và được cử đi học, trong đó có 1 trình độ chuyên khoa cấp II, 12 trình độ chuyên khoa cấp I và 39 trình độ thạc sĩ.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ người DTTS trên địa bàn như: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS cơ bản đủ về số lượng nhưng chưa đủ mạnh; năng lực của cán bộ, công chức, viên chức người DTTS chưa đồng đều, nhiều trường hợp chưa được bố trí đúng chuyên môn, sở trường; công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc còn gặp khó khăn do tỉnh chưa chủ động được nguồn báo cáo viên, chưa có chính sách cử tuyển đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp cho vùng DTTS.

Cần có chính sách đặc thù trong công tác tuyển dụng cán bộ DTTS

Đại diện UBND tỉnh Sóc Trăng cũng kiến nghị cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đồng bộ, trong đó có chế độ, chính sách đối với ngườiDTTS; tăng cường cơ chế, chính sách khuyến khích, khen thưởng kịp thời tinh thần sáng tạo, tích cực, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS.

Kiến nghị Ủy ban Dân tộc sớm ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc dành cán bộ các cấp ở địa bàn đông đồng bào DTTS; xem xét, mở rộng đối tượng bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với người có uy tín trong cộng đồng, sư sãi, các hội, đoàn thể xã, phường, thị trấn, ấp, khóm; xem xét, hướng dẫn cụ thể nội dung chi và mức chi đối với việc đào tạo đại học, sau đại học trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Tiểu dự án 2 “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”thuộc Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với tỉnh Sóc Trăng -0
Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai Siu Hương phát biểu

Đoàn giám sát biểu dương sự chuẩn bị tích cực, chủ động, trách nhiệm của UBND tỉnh Sóc Trăng cũng như các sở, ban, ngành của tỉnh trong việc chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc. Nội dung báo cáo và các ý kiến trao đổi tập trung, ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề, làm rõ thêm về thực trạng triển khai, kết quả đạt được, những vướng mắc và nguyên nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với tỉnh Sóc Trăng -0
Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc Lê Nhật Thành phát biểu

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đánh giá cao 7 nhóm giải pháp được tỉnh Sóc Trăng đưa ra, đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp này, trong đó, cần đặc biệt quan tâm tới việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách liên quan đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS để phục vụ công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND nhiệm kỳ tới, đáp ứng chỉ tiêu về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập tương ứng với tỷ lệ DTTS của tỉnh/huyện/xã.

Cùng với đó, cần tiếp tục cụ thể hóa và hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với thực tế, đặc thù của địa phương nhằm khuyến khích và động viên khích lệ, thu hút được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tham gia công tác, phục vụ lâu dài tại địa phương.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của UBND tỉnh Sóc Trăng cũng như các ý kiến phát biểu tại cuộc làm việc và cho biết, đây sẽ là cơ sở quan trọng để Hội đồng Dân tộc nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Thời sự Quốc hội

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí

Việc giao dự toán ngân sách nhà nước, chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ của nước ngoài) năm 2024 phải theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Đây là yêu cầu được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh trong phiên họp chiều nay. 

Các đại biểu dự buổi lễ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Lễ trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2024

Sáng 12.10, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và Chuỗi sự kiện Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu tại buổi lễ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.10.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp rà soát công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, chủ trì phiên họp thứ 12 của Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao quà hỗ trợ tại Lào Cai; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trao quyết định bổ nhiệm cán bộ; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà tiếp Tổng Thư ký Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt.

Ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tỉnh Bắc Kạn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1218/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn thôi giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV tỉnh Bắc Kạn và Nghị quyết số 1219/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV tỉnh Bắc Kạn.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, làm việc tại Công ty Unitel, Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, làm việc tại Công ty Unitel, Lào

Trong khuôn khổ chuyến công tác và làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tại CHDCND Lào, sáng 10.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, làm việc với Công ty Unitel - công ty liên doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Lào.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm Trường Văn hóa Dân tộc Quân đội nhân dân Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm Trường Văn hóa Dân tộc Quân đội nhân dân Lào

Nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 tại CHDCND Lào, sáng 10.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tới thăm Trường Văn hóa Dân tộc Quân đội nhân dân Lào.

Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chính trị

Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật cần tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa nguồn lực của nhà nước và ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.