Sóc Trăng quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Là tỉnh có hơn 35% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó hơn 30% là đồng bào dân tộc Khmer, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS. Trong đó, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động được xác định là một công tác trọng tâm nhằm tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề, nâng chất giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các chủ trương, chính sách chăm lo, đầu tư cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh quan tâm thực hiện kịp thời, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực cho các DTTS. Ngày 9.7.2021, Tỉnh ủy Sóc Trăng ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU “Về lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”; ngày 24.2.2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 28/KH-UBND “Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2030”. Trên cơ sở đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở vùng đồng bào DTTS ngày càng gắn với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh và nhu cầu doanh nghiệp.

Tập huấn kỹ thuật nuôi ong lấy mật cho đồng bào dân tộc Khmer ở thị xã Vĩnh Châu
Tập huấn kỹ thuật nuôi ong lấy mật cho đồng bào dân tộc Khmer ở thị xã Vĩnh Châu

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, từ năm 2021 đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã chú trọng hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế, giúp đồng bào Khmer tăng thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa vùng đồng bào DTTS so với bình quân chung của tỉnh. Ở huyện Châu Thành, từ nguồn ngân sách trên 8 tỷ đồng, năm 2023 có 228 hộ dân tộc Khmer nghèo đã được hỗ trợ các phương tiện chuyển đổi nghề như xe ép nước mía, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, máy cắt cỏ, mua xe gắn máy làm dịch vụ vận tải… Từ năm 2022 đến nay, ở huyện Mỹ Tú có 48 hộ và huyện Mỹ Xuyên có 29 hộ dân tộc Khmer nghèo cũng đã được địa phương hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước để chuyển đổi nghề. Trong giai đoạn 2021 - 2023, cùng với việc hỗ trợ chuyển đổi nghề, tỉnh còn chỉ đạo 19 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn ưu tiên đào tạo nghề, trang bị kiến thức kỹ năng tay nghề, kỹ năng mềm cho 45.700 người, chủ yếu là người DTTS.

Song song đó, tỉnh chú trọng sắp xếp hệ thống giáo dục nghề nghiệp, việc làm trên địa bàn theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo được 29.705 người (trong đó, có 4.670 người là đồng bào DTTS); tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt trên 90% (trong đó, người DTTS sau học nghề có việc làm đạt trên 97,93%). Theo nhận định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng, chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm được nâng lên đã giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Gắn với thực tiễn, tăng cường hợp tác

Bên cạnh những thành tựu, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Đáng quan tâm là trình độ tay nghề của người lao động nói chung, người lao động DTTS nói riêng còn thấp, lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn nhiều. Chương trình, nội dung đào tạo nghề cho người lao động vùng DTTS chủ yếu liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và ngắn hạn, chưa mang lại hiệu quả bền vững. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển chậm, chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Ở nhiều địa phương, việc hỗ trợ, khai thác, phát huy nguồn lực lao động DTTS sau thời gian được học tập, đào tạo chưa thực sự hiệu quả.

Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Võ Thanh Quang, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động ở vùng đồng bào DTTS trong thời gian tới, trước hết, cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11.7.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIV “Về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”; triển khai thực hiện tốt Đề án Phát triển Trường Cao đẳng Nghề chất lượng cao, dự án ngành, nghề trọng điểm và các tiểu dự án, dự án, nội dung thành phần về giáo dục nghề nghiệp, việc làm thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm ở vùng đồng bào DTTS theo hướng xây dựng nội dung dễ xem, dễ nhớ, dễ hiểu; đa dạng về hình thức truyền thông (báo, đài phát thanh - truyền hình, mạng xã hội,…).

Song song với đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, giảng viên, giáo viên dạy nghề, đội ngũ tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động DTTS, cần đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo theo hướng sát hợp với nhu cầu học tập của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động tuyển sinh, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người lao động.

Đời sống

 Ngập lụt tại Hà Nội, nguy cơ mất mùa quất
Đời sống

Ngập lụt tại Hà Nội, nguy cơ mất mùa quất

Ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân tại làng nghề Quất Tứ Liên, quận Tây Hồ cho thấy, nước đã ngập sâu, nhiều cây đã chìm trong biển nước, người dân vẫn đang cố gắng di chuyển các cây còn lại đến vùng cao hơn.

Đội xung kích hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng khắc phục thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Đội xung kích hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng khắc phục thiệt hại cơn bão số 3

Thực hiện công văn ngày 7.9.2024 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc về việc khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra. Với tinh thần tương thân, tương ái, chung sức, đồng lòng và cùng sẻ chia, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tổ chức gặp mặt, giao nhiệm vụ cho 39 cán bộ, công nhân viên, được chia thành 2 Đội xung kích tham gia hỗ trợ cho Công ty Điện lực Quảng Ninh, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng - Đơn vị bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 3.

Chuyến hàng cứu trợ đầu tiên từ quốc tế sẽ tới sân bay Nội Bài tối nay
Đời sống

Chuyến hàng cứu trợ đầu tiên từ quốc tế sẽ tới sân bay Nội Bài tối nay

Theo thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – đơn vị đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hàng hóa viện trợ của các Tổ chức quốc tế, chuyến hàng cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 đầu tiên sẽ tới Cảng hàng không Nội Bài trong tối nay 11.9

Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh giúp dân khắc phục hậu quả sau bão
Đời sống

Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh giúp dân khắc phục hậu quả sau bão

Để sớm đưa cuộc sống ổn định trở lại, tại khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội cùng lực lượng dân quân tự vệ và các lực lượng chức năng đã tích cực tham gia hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả do bão gây ra. Trong tình hình khối lượng công việc còn ngổn ngang, sự hỗ trợ tích cực của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Ninh có ý nghĩa quan trọng, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.  

Bảo hiểm Agribank chia sẻ gánh nặng do bão Yagi
Xã hội

Bảo hiểm Agribank chia sẻ gánh nặng do bão Yagi

Trước những mất mát và thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3, Bảo hiểm Agribank đã nhanh chóng triển khai công tác giám định thiệt hại và hoàn tất hồ sơ bồi thường nhằm hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.