Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Sắp xếp, bố cục hợp lý, cụ thể hơn

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có một khối lượng thông tin rất lớn, với 16 chương và 236 điều đã được cơ quan chủ trì soạn thảo rất công phu. Tuy nhiên, khi nghiên cứu dự thảo luật, có một số vấn đề về bố cục (chương, điều) còn trùng lắp, chưa phù hợp, có thể sắp xếp lại sẽ gọn và rõ hơn; đồng thời, một số nội dung cũng cần làm rõ hơn, tránh để Chính phủ phải quy định quá nhiều nội sung sau khi Luật được ban hành.

Thứ nhất, về bố cục, có thể sắp xếp lại thành 9 chương và theo trình tự như sau:

Chương I. Quy định chung (giữ nguyên);

Chương II. Quyền và trách nhiệm của Nhà nước, của công dân đối với đất đai (chuyển mục 2 sang chương V mới còn lại giữ nguyên);

Chương III. Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất (giữ nguyên);

Chương IV. Thời hạn và chế độ sử dụng các loại đất (chương XIII);

Chương V. Quản lý nhà nước về đất đai (chương này gồm toàn bộ các nội dung thuộc về quản lý nhà nước, gộp lại từ mục 2, của Chương II và các chương: IV, V, VIII, X, XII, XIV, XV);

Chương VI. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (chương IX dự thảo);

Chương VII. Thu hồi đất, bồi thường đất, thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đất, trưng dụng đất (chương VI dự thảo);

Chương VIII. Tài chính về đất và giá đất (chương XI dự thảo);

Chương IX. Điều khoản thi hành (chương XVI dự thảo);

Khi sắp xếp lại các chương, các mục, các điều, khoản, thì các nhóm nội dung trong cùng nhóm vấn đề sẽ sắp xếp liền nhau, người đọc, xem vừa dễ tra cứu, dễ hiểu, tránh bị trùng nhau, mâu thuẫn nhau giữa các mục, các điều.

Thứ hai, một số từ, cụm từ sử dụng trong dự thảo Luật cần bổ sung giải thích từ ngữ, cụ thể như: đầu cơ đất đai; đất còn lại; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; giá đất; giá đất cụ thể; khu vực hạn chế tiếp cận đất đai...

Một số từ ngữ, cụm từ, đoạn câu khó hiểu hoặc hiểu theo nhiều nghĩa, cần phải viết lại, xin đưa ra một số dẫn chứng cụ thể như: tại khoản 2, Điều 5 dự thảo: 2. Hộ gia đình sử dụng đất gồm những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, có quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (sau đây gọi là hộ gia đình).

Đoạn câu này có thể hiểu như sau: hộ sử dụng đất đã có quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực là bao gồm: những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Vậy khi thực hiện quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp thì mọi người có trong thành phần nêu trên đều có quyền đòi hỏi "phần của mình" -  dễ xảy ra mâu thuẫn trong các gia đình. Một ý khác nữa, vậy sau khi Luật này có hiệu lực thì hộ gia đình sử dụng đất được hiểu như thế nào, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi tên những ai?, cần cụ thể nội dung này.

Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Hoặc, tại khoản 1, điều 74: Chính phủ... quy định chi tiết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp - nghĩa là thế nào? nếu Chính phủ đã quy định chi tiết là phải thực hiện, vậy còn gì là tính chủ động của chính quyền các cấp trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hoặc, cũng trong khoản này có đoạn: Chính phủ phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố... sẽ được hiểu như thế nào?... Nếu sử dụng những câu đại loại như vậy thì cần phải nêu rõ khái niệm để mọi người hiểu thống nhất.

Tại khoản 3, điều 89, có ghi: 3. Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Cụm từ, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định là không rõ ý, dễ vận dụng làm sai, bởi vì tại Điều 155 về giá đất cụ thể có quy định, giá đất cụ thểđể tính tiền bồi thường khi thu hồi đất. Vậy tại điều này phải ghi là:... bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư....(bỏ cụm từ do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định)

Tại các điều 91, 92, 93, 95 có sử dụng cụm từ "đất còn lại", rất khó hiểu, có phần đất còn lại thì sẽ có phần đất mất đi hoặc cho đi, vậy cần phải bổ sung vào phần giải thích từ ngữ ở điều 3. Đất còn lại được hiểu là đất không thuộc diện được bồi thường "đầy đủ" mà chỉ bồi thường phần chi phí đầu tư vào phần đất đó.  

...Và còn khá nhiều câu, từ, đoạn câu như vậy, cần nghiên cứu chỉnh sửa, viết cho rõ nghĩa, dễ hiểu.

Thứ ba, trong dự thảo Luật, có quá nhiều nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết, theo rà soát, có tới 34 điều có khoản cuối cùng ghi:"Chính phủ quy định chi tiết Điều này"; chưa kể còn hàng chục điều có quy định Chính phủ quy định chi tiết một vài nội dung trong điều đó. Trong khi, hầu hết các điều này đã quy định khá chi tiết rồi, nhưng vẫn giao Chính phủ quy định chi tiết điều là không hợp lý. Những quy định nào có thể cụ thể hóa trong Luật thì quy định luôn, việc giao cho Chính phủ quy định quá nhiều, dẫn đến, một mặt sẽ có quá nhiều văn bản dưới Luật (dạng Nghị định, rồi Thông tư), gây rối cho người thực thi; mặt khác, dễ dẫn đến xung đột nội dung pháp lý giữa các văn bản - điều này đã xảy ra trên thực tế.

Vì vậy, chỉ nên quy định Chính phủ quy định chi tiết nội dung cụ thể nào đó trong điều. Như vậy sẽ tránh "phải" sao chép lại các nội dung đã được chi tiết trong Luật và cũng sẽ hạn chế phải ban hành nhiều văn bản ở nhiều cấp độ pháp lý.

Thứ tư, căn cứ quan trọng và cơ bản để xây dựng quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, nhưng lại không đưa vào căn cứ trong dự thảo luật (ở Điều 63, 64, 65, 66). Bản chất của các Quy hoạch là việc bố trí không gian (gắn liền với sử dụng đất) các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong một khoảng thời gian. Vì thế, thời kỳ quy hoạch cũng phải trùng với thời kỳ của các quy hoạch tương ứng nêu trên.

Thứ năm, các quy định về hạn mức sử dụng các loại đất cũng cần thể hiện ngay trong luật, gồm: hạn mức sử dụng đất nông nghiệp; hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; hạn mức sử dụng đất ở đô thị, nông thôn, miền núi; hạn mức sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng... Thay vì giao quyền cho UBND cấp tỉnh quy định hạn mức (như trong khoản 4, Điều 189, giao cho UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất ở).

Đối với đất ở, hiện nay xuất hiện tình trạng mua đất nền của các dự án, nhiều người (do có tiền) đã sử dụng những diện tích quá lớn từ 300 - 500m2, thậm chí hàng nghìn mét vuông đất/căn hộ, bằng hàng chục lần căn hộ khác, vừa gây nên sự bất công bằng trong xã hội, vừa lãng phí đất đai. Những trường hợp vượt hạn mức như vậy cần có mức thuế cao để hạn chế lãng phí đất đai; đồng thời, cần quy định rõ khi vượt hạn mức thì xử lý ra sao.

Về đất tôn giáo, tại khoản 2, điều 203 quy định giao cho UBND cấp tỉnh căn cứ nhu cầu của tổ chức tôn giáo và quỹ đất của địa phương để giao đất cho tổ chức tôn giáo mà không có hạn mức, cũng là bất cập, sẽ dẫn đến các tổ chức tôn giáo sử dụng đất tùy tiện, lãng phí; cũng sẽ không có căn cứ để xác định đất nào là được giao không thu tiền, đất nào phải trả tiền thuê.

Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù
Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù

Để phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương hoàn thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng bảo đảm triển khai các chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù phù hợp của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội; triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội…

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh

Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách cấp tỉnh, thành lập Ban Đô thị HĐND cấp huyện, có cơ chế giao thẩm quyền Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập đã phát sinh trong thực tiễn… là các giải pháp cụ thể ở 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng
Diễn đàn

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Để ngành du lịch Cao Bằng phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, các đại biểu đề nghị: cần chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch gắn với làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong quảng bá, xúc tiến du lịch... Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ
Chính trị

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ

Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần khẳng định. Cử tri và nhân dân tin tưởng, kỳ vọng, với truyền thống kế thừa, khát khao đổi mới và cống hiến, tiếp nối mạch nguồn của dân tộc: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/... Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có.” (Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo) - những người đại biểu của nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu luôn lắng nghe tiếng nói từ TRÁI TIM mình, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ đi trước đã lựa chọn.

Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên và bố trí cán bộ ưu tú đảm nhận các vị trí chủ chốt của HĐND cấp xã là giải pháp hết sức quan trọng
Diễn đàn

Bài cuối: Hoàn thiện tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn - yêu cầu cấp thiết

Qua từng lá phiếu bầu, cử tri đã lựa chọn, giao trách nhiệm cho những đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng trong hệ thống chính quyền ở cơ sở. Để mỗi quyết định của HĐND đều phản ánh được yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, sinh động giữa cuộc sống và chính sách pháp luật phục vụ phát triển, yêu cầu hoàn thiện quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn HĐND cấp xã nói chung, của các Ban HĐND cấp xã nói riêng là cấp thiết.

Lãnh đạo các Ban và đại biểu HĐND phường Hồng Phong, thành phố Đông Triều khảo sát thực tế tiến độ giải quyết kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Bài 2: Chưa thể thực thi đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ

Mặc dù đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng, song trên thực tế hoạt động của Ban HĐND cấp xã thời gian qua còn không ít những vướng mắc, hạn chế. Có một thực tế đã được chỉ rõ qua giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh là không ở góc độ này thì lại góc độ khác, các Ban HĐND cấp xã gần như đều chưa thể triển khai đầy đủ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống
Diễn đàn

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống

Trong đời sống chính trị - xã hội ở bất kỳ nền cộng hòa nào trên thế giới, việc xây dựng những giá trị cốt lõi cho cơ quan đại diện của Nhân dân, cùng với việc có được người lãnh đạo làm “Thủ lĩnh chính trị”, hội tụ đủ đức và tài để hun đúc niềm tin, sức mạnh, làm điểm tựa tinh thần cho người dân luôn là điều kiện tiên quyết dẫn dắt dân tộc đó tiến lên. Di sản của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền đi lòng TRẮC ẨN và ngọn lửa nhiệt huyết cho người đại biểu nhân dân, tận tâm, tận lực, tận hiến; tiếp nối lịch sử hào hùng ngàn năm văn hiến của dân tộc, LẤY HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN LÀ NIỀM VUI, LẼ SỐNG.

Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Quảng Ninh họp thống nhất về kết quả giám sát chuyên đề hoạt động của các Ban HĐND cấp xã tại một số địa phương
Diễn đàn

Bài 1: Góp phần tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở

Cơ sở là nơi phản ánh rõ nét, sinh động nhất về sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền với người dân và cũng là nơi đánh giá thực chất nhất về sức sống của các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi được triển khai vào cuộc sống. Trong suốt quá trình phát triển, HĐND xã luôn được quan tâm xây dựng, giữ vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cơ quan dân cử cơ sở hiện nay vẫn chưa thể phát huy hết vị trí, vai trò. Trong đó, các Ban chuyên môn của HĐND cấp xã ở Quảng Ninh là một ví dụ điển hình...

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim
Chính trị

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim

Trong vai trò người đại biểu dân cử, những phát biểu của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều rất khúc chiết với những tư tưởng mang tầm định hướng ngắn gọn, giản dị và sâu sắc, thể hiện chiều sâu trí tuệ và sự chân thành. Một trong những thông điệp rõ nét và xuyên suốt, đó là các đại biểu dân cử - trung tâm mọi hoạt động, đổi mới của cơ quan dân cử phải thực sự dốc lòng vì nước, vì dân, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc” như Bác Hồ đã dạy. Đó chính là LỜI HIỆU TRIỆU TỪ TRÁI TIM.

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn
Diễn đàn

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn

Từ Chương trình bố trí sắp xếp ổn định dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm theo hình thức tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ, tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời di chuyển các hộ ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, giúp ổn định dân cư từ các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Đoàn Giám sát làm việc với Trường THPT Nguyễn Huệ (TP. Huế)
Diễn đàn

Xây dựng lộ trình, giải pháp với chỉ tiêu trường đạt chuẩn

Giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng cơ sở vật chất trường học bậc THPT trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục rà soát, đề xuất với HĐND, UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường còn thiếu; xây dựng lộ trình, giải pháp đạt chỉ tiêu đề ra về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc THPT. Đồng thời, có định hướng đầu tư xây dựng, sửa chữa hợp lý, bảo đảm các tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định...

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân
Chính trị

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội Khóa XII, nhiệm kỳ 2007 - 2011, ngày 15.3.2011, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Chúng ta đập nhịp đập của cuộc sống, của trái tim, của Nhân dân thì nhất định hoạt động của Quốc hội sẽ sinh động và hiệu quả”. Đó cũng chính là “sợi chỉ đỏ” gắn kết mối liên hệ “máu thịt” giữa đại biểu với cử tri - mạch nguồn hoạt động dân cử, góp phần thiết thực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một nhà nước mà ở đó “bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ

Có một câu chuyện sâu sắc về người con hàng ngày mọi việc đều tin tưởng vào tư vấn của cha, một hôm lại gần cha và hỏi: Khi cha qua đời, làm sao để con biết điều gì làm hay không nên làm? Câu trả lời của người cha thật thấm thía: Con hãy hỏi trái tim mình. Chợt nhớ đến câu nói xúc động cùng hành động (đặt tay lên ngực trái) chạm đến trái tim hàng triệu, triệu người dân đất Việt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhắc lại một câu của nhà văn Nguyễn Đình Thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim”(1). Đó là trái tim của một bậc đại trí, nhân kiệt, cả cuộc đời thanh cao, giản dị, một lòng, một dạ vì nước, vì non, vì cơ đồ giang san - Người đại biểu trọn vẹn lời hứa với dân, lời thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc, một tấm gương mẫu mực, sáng ngời cho các đại biểu dân cử.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.