Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)i

Tôn trọng, tổng hợp đầy đủ, chính xác

Lê Hồng Hạnh- Phó trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Để việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Luật Đất đai năm 2023 mang lại hiệu quả thực chất, cùng với đôn đốc thực hiện kịp thời để đông đảo cử tri và nhân dân tiếp cận được nội dung lấy ý kiến, cần tôn trọng và tổng hợp đầy đủ, chính xác ý kiến đóng góp. Theo đó, quá trình tổ chức đa dạng về hình thức, lấy ý kiến thực chất thì phân công cơ quan, cá nhân tổng hợp, tập hợp để báo cáo, thông tin, đồng thời phải gửi được ý kiến tới cơ quan tổng hợp cấp trên, Ban Soạn thảo để tiếp thu, giải trình, phân tích, chọn lọc; đồng thời, nên có phản hồi, nhất là với những cử tri tâm huyết, có nhiều ý kiến đóng góp.

Nhiệm vụ lập pháp quan trọng, cấp thiết

Đất đai là tài nguyên đặc biệt quan trọng của quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản và chủ yếu của nhân dân, có ý nghĩa, tác động lớn đối với sự phát triển của đất nước. Luật Đất đai năm 2013 ra đời có tác dụng lớn trong việc quản lý, sử dụng đất. Tuy nhiên, cùng với biến động của giá cả thị trường cũng như tình hình thực tiễn, các quy định của Luật Đất đai hiện hành không còn phù hợp nữa, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp; suy thoái, ô nhiễm, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng… Việc sửa đổi Luật Đất đai đã được ĐBQH các khóa trước đề đạt, Quốc hội Khóa XV xem đây là một nhiệm vụ lập pháp quan trọng. Vì ý nghĩa đó, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là một trong những Luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một Nghị quyết riêng để lấy ý kiến nhân dân.

Cử tri thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Ảnh: Bình Nguyên
Cử tri thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Bình Nguyên

“Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi được biết việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này được tổ chức rộng rãi, phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện dự thảo phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Qua đó, cũng là để tạo sự thống nhất và đồng thuận của nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai. Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” - cử tri Ngô Đức Thái, xã Hưng Mỹ, Hưng Nguyên, Nghệ An chia sẻ.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đưa ra 10 nhóm nội dung mới, bao trùm nội dung Luật cũ, cơ bản khắc phục những bất cập thực tiễn thực thi Luật Đất đai đang đặt ra. “Nội dung nào cũng cần thiết và quan trọng cả. Nhưng theo tôi cần hoàn thiện quy định về giá đất, cho thuê đất, giao đất, cấp quyền sử dụng đất - những thủ tục mà thực tế xảy ra nhiều sai phạm nhất hiện nay. Cần phân tích rõ nguyên nhân, quy định càng rõ, minh bạch thì mới giảm được tình trạng lợi dụng quy định của luật, lách luật để trục lợi” - cử tri Trần Lê Văn, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng bày tỏ.

Bảo đảm lấy ý kiến thực chất

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ ngày 3.1 - 15.3.2023 với 9 nhóm nội dung chủ yếu. Để việc lấy ý kiến thực chất, trước hết việc triển khai phải được đôn đốc thực hiện kịp thời để đông đảo cử tri và nhân dân tiếp cận được nội dung lấy ý kiến, ngoài kênh đăng tải trên hệ thống các cổng/trang thông tin điện tử, mạng xã hội.

“Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, UBND huyện, việc tổ chức các diễn đàn, hội nghị trực tiếp ở khu dân cư đến người dân có địa điểm đóng góp ý kiến trực tiếp cũng là cách cần làm ngay để lấy được nhiều ý kiến của người dân. Đăng tải, phát trên các phương tiện thông tin để người dân biết, tìm hiểu là cần thiết nhưng không phải ai cũng có thời gian, điều kiện để khai thác, nghiên cứu và góp ý. Do đó, cần phân loại đối tượng để có hình thức lấy ý kiến phù hợp. Riêng thông qua kênh đại biểu dân cử, có thể tổ chức TXCT chuyên đề về đất đai và dự thảo Luật để lấy thêm ý kiến của cử tri về nội dung này" - ông Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Thường trực HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh bày tỏ.

Ngoài ra, để lấy ý kiến được thực chất, nhiều địa phương cũng đã có sáng kiến phân loại đối tượng để khoanh vùng vấn đề cho phù hợp. Như ở Nghệ An, việc lấy ý kiến được chia thành các nhóm đối tượng. Đối với các hộ gia đình, cá nhân là các vấn đề như quy định pháp luật về các quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; định giá đất phù hợp với giá thị trường; hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển nhượng đất trồng lúa... Đối với các tổ chức, doanh nghiệp là quy định về xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp; về cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất; thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại... Đối với các đơn vị quản lý nhà nước là các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đất có nguồn gốc nông, lâm trường...

Đặc biệt, điều đông đảo cử tri và nhân dân mong muốn là việc tôn trọng và tổng hợp đầy đủ, chính xác ý kiến đóng góp của nhân dân. Theo đó, quá trình tổ chức đa dạng về hình thức, lấy ý kiến thực chất thì phân công cơ quan, cá nhân tổng hợp, tập hợp để báo cáo, thông tin, đồng thời phải gửi được thông tin, ý kiến tới cơ quan tổng hợp cấp trên, tới Ban Soạn thảo để có tiếp thu, giải trình, phân tích, chọn lọc; tốt nhất nên có phản hồi với cử tri và nhân dân, nhất là những cử tri tâm huyết, có nhiều ý kiến đóng góp. Cần có sự phản hồi hai chiều trong tiếp nhận ý kiến đóng góp vào văn bản luật nói chung và dự thảo Luật Đất đai nói riêng đối với cử tri. Những ý kiến không được tiếp thu thì vì sao cũng cần có sự giải trình rõ ràng, minh bạch. Có như vậy, những lần lấy ý kiến tiếp theo và việc vận động cử tri, nhân dân đóng góp ý kiến vào các vấn đề quốc gia, địa phương mới được cử tri hưởng ứng, tham gia trách nhiệm và đông đủ.

Hội đồng nhân dân

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô
Chuyển động

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô

Sáng 21.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã làm việc với các sở thuộc khối kinh tế về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Người dân Gia Lai chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Quế Mai
Hội đồng nhân dân

Tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu biến đổi khí hậu

Tại Kỳ họp thứ 22 vừa được tổ chức, HĐND tỉnh Gia Lai đã thống nhất thông qua 17 nghị quyết quan trọng. Trong đó, nhằm tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chấp thuận phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn trả nợ đầu tư Dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai (ADB9), với tổng mức đầu tư 440,036 tỷ đồng, tương đương 18,999 triệu USD.

Toàn cảnh phiên chất vấn về tài chính - đầu tư xây dựng của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo điều kiện tạm ứng thực hiện dự án bảo đảm tiến độ

Riêng đối với nội dung chất vấn liên quan đến việc ứng vốn từ Quỹ phát triển đất cho Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo việc phối hợp tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thống nhất phương án giải quyết, tạo điều kiện cho UBND thành phố tạm ứng quỹ phát triển đất để thực hiện dự án bảo đảm đúng tiến độ…

Thường trực Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng các đồng chí được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Chuyển động

Vĩnh Phúc: Kiện toàn nhân sự UBND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Chiều 18.10, HĐND tỉnh Khóa XVII đã khai mạc kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) để thực hiện công tác nhân sự; xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trung Hải; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Quang Nguyên chủ trì kỳ họp.

Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Tùng
Hội đồng nhân dân

Bố trí kinh phí xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

HĐND thành phố Hải Phòng vừa giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định của pháp luật trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và Văn phòng Đăng ký đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường).

Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại một số công trình, dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán trên địa bàn huyện Chư Pưh
Diễn đàn

Bài 1: Chưa thu hồi dứt điểm vốn ứng quá hạn

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Trong đó, nhiều địa phương, sở, ngành chưa giải ngân được hoặc tỷ lệ giải ngân rất thấp, đặc biệt là tiến độ giải ngân một số tiểu dự án, dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng số vốn ứng quá hạn của Quỹ phát triển đất trong báo cáo tại phiên giải trình ngày 3.10.2023 của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đến nay cũng chưa thu hồi dứt điểm; hoạt động điều hành của Quỹ phát triển đất còn lúng túng…

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản
Hội đồng nhân dân

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân đối với tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản… Đồng thời, cần quan tâm tính khả thi của việc quy hoạch các khu vực mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường; có chế tài xử lý với đơn vị trúng đấu giá nhưng không đưa các mỏ vào khai thác…

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương
Chuyển động

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương

Chiều 16.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến, góp ý đối với các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội Khóa XV tại Kỳ họp thứ Tám, gồm: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Dữ liệu.

Thường trực HĐND huyện giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật về an sinh xã hội
Diễn đàn

Tìm hiểu gốc rễ vấn đề nhằm có hướng giải quyết khả thi nhất

Cùng với đặc biệt quan tâm bố trí đại biểu chuyên trách tham gia cấp ủy cùng cấp để tạo thuận lợi trong hoạt động, nhất là trong giám sát, các đoàn giám sát của HĐND huyện Đại Từ, Thái Nguyên chú trọng mời đại diện UBND, các cơ quan, ban, ngành chuyên môn, UBND tham dự để giải trình, làm rõ; chú trọng khảo sát thực tế, tìm hiểu thông tin gốc rễ của vấn đề để có hướng giải quyết khả thi nhất. Vì vậy, nhiều kiến nghị sau giám sát, đặc biệt là ý kiến, kiến nghị của cử tri cơ bản đã được giải quyết.

Thường trực HĐND thành phố khảo sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở giám sát

Tăng cường gắn kết với cử tri - “mạch nguồn” hoạt động của đại biểu, cơ quan dân cử, cùng với đa dạng hóa các hình thức tiếp xúc, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được Thường trực HĐND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm thực hiện từ nhiệm kỳ 2011 - 2016 đến nay, mang lại hiệu quả thiết thực. Đoàn giám sát xuống thực tế cơ sở trao đổi với người dân, ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở tổ chức hội nghị giám sát việc giải quyết.

Toàn cảnh phiên chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên
Diễn đàn

Đưa “hơi thở” cuộc sống vào nghị trường

Nhờ chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, nhất là việc trình chiếu phóng sự bằng hình ảnh sinh động, thuyết phục đã đưa“hơi thở” cuộc sống vào nghị trường, giúp cho các phiên chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên về những vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm thực sự sôi động, trách nhiệm. Trên cơ sở đó, kết luận phiên họp đã yêu cầu rõ trách nhiệm, thời gian thực hiện đối với nhiều vấn đề đặt ra, làm cơ sở thực hiện hiệu quả trên thực tế.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình ĐẶNG BÍCH NGỌC (ẢNH BOX)
Hội đồng nhân dân

Quan tâm hỗ trợ đời sống người dân vùng cao

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, qua đợt tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, nhiều cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước có chủ trương chế độ đặc thù khi phân bổ ngân sách cho các xã sáp nhập để bảo đảm chi cho các hoạt động; xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, nghiên cứu, hỗ trợ cây giống cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn phù hợp với điều kiện thực tế…

Tổ đại biểu số 8 HĐND tỉnh Ninh Thuận giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 37 của HĐND tỉnh về chất vấn và trả lời chất vấn
Hội đồng nhân dân

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của Tổ đại biểu

Phát huy vai trò của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận đã phân công cụ thể chuyên đề, nội dung giám sát đối với một số Tổ đại biểu. Đồng thời, đề nghị các Tổ đại biểu khác tùy theo tình hình địa bàn ứng cử, chủ động tổ chức giám sát chuyên đề, báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh. 8/12 Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát tình hình chấp hành pháp luật trên địa bàn ứng cử, qua đó kiến nghị các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh nhiều nội dung thiết thực.

Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa giám sát tại huyện Hậu Lộc
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho thấy, số trường hợp được cấp giấy chứng nhận lần đầu đạt thấp so với kế hoạch; việc xác minh các thông tin về QSDĐ gặp khó khăn do thiếu thông tin chính xác, tài liệu không đầy đủ hoặc các vấn đề pháp lý phức tạp. Theo đó, đoàn giám sát đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho người dân.

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nông Văn Tuân kết luận buổi giám sát.
Hội đồng nhân dân

Huy động sức mạnh toàn dân đấu tranh phòng, chống tội phạm

Làm việc với Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cao Bằng về thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, khởi tố, điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023 kiến nghị các cơ quan tăng cường phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương vận động Nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm và phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong tổng hợp số liệu báo cáo bảo đảm đúng quy định, chính xác, kịp thời.

Toàn cảnh cuộc giám sát tại xã Cán Chu Phìn
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục xây dựng mô hình hiệu quả phòng, chống tảo hôn

Giám sát kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 498 ngày 14.4.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2025” tại huyện Mèo Vạc, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Hà Giang đề nghị, huyện cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Tiểu dự án 2 - Dự án 9. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các mô hình phòng chống tảo hôn trên địa bàn.