KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ THĂM TỈNH VĨNH PHÚC:
 
“Chúng ta có thể tự hào với những kết quả đã đạt được!”
Trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 2.3.1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc”. Nhìn lại chặng đường 60 năm quyết tâm và đồng lòng thực hiện lời Bác, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan khẳng định: “Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có thể tự hào với những kết quả đã đạt được!”.
Khung khổ pháp lý được hoàn thiện tạo tiền đề tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm làng ngõ xóm thôn Lai Sơn, xã Cộng Hòa, huyện Tam Dương (nay là phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên). Ngày 30.3.1958. (Ảnh tư liệu)

Tình cảm, lời dạy của Bác là kim chỉ nam, là động lực to lớn!

- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh 8 lần về thăm và làm việc với Đảng bộ, Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Chuyến thăm vào ngày 2.3.1963 có điểm gì đặc biệt hơn, thưa bà?

- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vinh dự được đón Bác Hồ về thăm và làm việc 8 lần. 

Khung khổ pháp lý được hoàn thiện tạo tiền đề tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội -0

Tôi nghe các bác, các chú kể lại rằng, mỗi chuyến thăm của Bác đều là một sự kiện vô cùng trọng đại với Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh. Những lần về thăm, Bác đều căn dặn, hướng dẫn và giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Đặc biệt, cách đây vừa tròn 60 năm, nói chuyện với cán bộ, bộ đội và nhân dân tại vườn hoa thị xã Vĩnh Yên, Bác mong muốn Đảng bộ tỉnh phải “làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta”. Từ đó đến nay, lời căn dặn của Người trở thành mục đích phấn đấu và phương châm hành động của toàn thể cán bộ và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

- Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm là dịp để nhìn lại chặng đường thực hiện căn dặn của Bác. Với cương vị người đứng đầu tỉnh Vĩnh Phúc, bà đánh giá như thế nào về những kết quả đã đạt được?

- Có thể nói suốt 60 năm qua, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc luôn quyết tâm thực hiện lời Bác dặn. Quyết tâm đó được chúng tôi đã chuyển hóa thành các chủ trương đổi mới, quyết sách phù hợp, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo một cách kiên quyết và tìm tòi những cách làm đột phá đột phá, sáng tạo và hiệu quả để đưa Vĩnh Phúc phát triển toàn diện, đồng bộ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 

Trong những ngày còn chiến tranh, đội ngũ cán bộ của tỉnh chủ động tích cực tìm tòi, triển khai các giải pháp đột phá phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho Nhân dân. Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc, người khởi xướng chủ trương “khoán hộ” là tiêu biểu cho tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của tập thể Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn đất nước còn nhiều khó khăn. 

Trong phát triển kinh tế, nhất là giai đoạn sau khi tách tỉnh, Vĩnh Phúc đề ra nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, thu hút các nhà đầu tư có uy tín trên thế giới đến với tỉnh. Môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh liên tục được cải thiện.

Năm 2022 vừa qua, tỉnh Vĩnh Phúc tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,54%. Đây là mức tăng  cao nhất từ năm 2014 đến nay, cao hơn mức tăng của cả nước và cao hơn mục tiêu đề ra tới năm 2025. Quy mô nền kinh tế ước đạt trên 165,5 nghìn tỷ đồng. GRDP bình quân/người ước đạt khoảng 129,4 triệu đồng/người/năm - tiếp tục nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước.

Từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã trở thành “trung tâm công nghiệp” lớn không chỉ ở miền Bắc mà còn của cả nước. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ còn chiếm 6,58%, trong khi công nghiệp, xây dựng chiếm 64,22% và khu vực dịch vụ chiếm 29,2%. Năm 1998, tỉnh mới thu hút được 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 1 dự án có vốn đầu tư trong nước (DDI). Hiện nay, tỉnh có 8 trên tổng số 16 khu công nghiệp đi vào hoạt động, trong đó có khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc đạt chuẩn quốc tế; thu hút 1.278 dự án, trong đó có 450 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 7,53 tỷ USD và 828 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 125 nghìn. 

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2022 đạt trên 40 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay; trong đó thu nội địa đạt gần 34 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán và tăng trên 7% so với cùng kỳ. Đô thị Vĩnh Phúc phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng với gần 30 đô thị.

Điều cần nhấn mạnh là, đồng bộ với phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, từng bước kết hợp hài hòa với tăng trưởng kinh tế trong chỉnh thể toàn diện và thống nhất. Thí dụ, kỳ thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp THCS, tốt nghiệp THPT năm 2022, điểm trung bình các môn thi của tỉnh xếp thứ 2 toàn quốc. Các đơn vị y tế trong tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều kỹ thuật mới, hiện đại. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm ước còn 0,99%. Chế độ, chính sách với người có công và thân nhân người có công được đảm bảo. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao ngày càng phát triển góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của  Nhân dân…

Lược qua những kết quả mới nhất này để muốn nói rằng, nỗ lực, quyết tâm không ngừng thực hiện lời dặn của Bác, tròn 60 năm qua của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã mang đến “trái ngọt”, tiến dần tới giàu có, phồn vinh. Tôi tin rằng, mỗi đảng viên và mỗi người dân tỉnh Vĩnh Phúc đều tự hào về những thành quả bước đầu mà chúng tôi đã đạt được.

Khung khổ pháp lý được hoàn thiện tạo tiền đề tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội
Bác Hồ với các đồng chí lãnh đạo tỉnh năm 1963. (Ảnh tư liệu)

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, con người một cách tổng thể, bền vững và nhân văn

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc góp phần như thế nào vào thành công chung của Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh trong 60 năm thực hiện lời Bác, thưa bà?

- Chúng tôi ghi nhớ, thấm nhuần và làm theo lời Bác dạy. Đó là: “Muốn làm tốt mọi công việc thì phải lãnh đạo tốt từ Tỉnh ủy đến Chi bộ. Lãnh đạo tốt nghĩa là thực hiện đầy đủ những Nghị quyết của Đảng, biến quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của Nhân dân… Cán bộ, lãnh đạo phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Thời gian qua, Tỉnh ủy luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trực tiếp là xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; đặc biệt xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Công tác tư tưởng, giáo dục lý luận, chính trị, tuyên truyền chủ động đi trước một bước, tạo sự thống nhất trong tư tưởng và hành động của cán bộ, sự đồng thuận của Nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. 

Hệ thống tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, nguyên tắc tập trung dân chủ được giữ vững và phát triển. Đáng chú ý, năm 2022, Đảng bộ tỉnh kết nạp trên 2.100 đảng viên, vượt 10% chỉ tiêu; phát triển mới 33 tổ chức đảng trong doanh nghiệp, vượt 300% chỉ tiêu; đặc biệt phát triển mới 5 tổ chức đảng trong nghiệp FDI - đây là kết quả lần đầu tiên Đảng bộ tỉnh đạt được, sau nhiều năm rất khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ này.

Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng được chú trọng với phương châm không ngại va chạm, không có vùng cấm đã có tác dụng thiết thực trong việc cảnh tỉnh, răn đe, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên; giữ nghiêm kỷ luật của Đảng và  pháp luật của Nhà nước.  Công tác dân vận chủ động đổi mới theo hướng bám sát cơ sở, xuất phát từ Nhân dân… 

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và các kết quả trong thực tế đã tiếp tục củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân đối với Đảng bộ và hệ thống chính trị của tỉnh; đồng thời, góp phần rất quan trọng vào thành tựu đạt được trong 60 năm thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ.

- Giai đoạn tới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục thực hiện lời Bác dặn như thế nào, thưa bà?

- Mặc dù đã trở thành một trong những tỉnh, thành phố phát triển nhất ở miền Bắc, nhưng so với tiềm năng, thế mạnh và so với các thành phố lớn thì Vĩnh Phúc vẫn còn khó khăn, hạn chế và khiếm khuyết. Nhiều nút thắt, điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội chưa được tháo gỡ như mong muốn. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị còn nhiều điểm cần phải khắc phục một cách hiệu quả hơn nữa.

Để xây dựng Vĩnh Phúc thành tỉnh “giàu mạnh, phồn vinh” như mong muốn của Bác Hồ, thời gian tới, đội ngũ cán bộ trong tỉnh phải thật sự đoàn kết, chung một ý chí, kiên định mục tiêu: Tất cả vì hạnh phúc của Nhân dân.

Vĩnh Phúc phải tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững và nhân văn; không ngừng nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong quá trình phát triển, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Chúng tôi cần tranh thủ “thời cơ vàng” để hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo động lực, thu hút đầu tư, thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng  và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

- Xin trân trọng cảm ơn bà!
HỒNG LOAN thực hiện

Diễn đàn

Đề xuất cơ chế phù hợp cho lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng chuyên trách
Diễn đàn

Đề xuất cơ chế phù hợp cho lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng chuyên trách

Trong thông báo Kết luận Hội nghị tiếp xúc và đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. Tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm, xem xét việc tinh giản biên chế đối với lực lượng kiểm lâm hợp lý, phù hợp.

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù
Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù

Để phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương hoàn thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng bảo đảm triển khai các chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù phù hợp của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội; triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội…

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh

Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách cấp tỉnh, thành lập Ban Đô thị HĐND cấp huyện, có cơ chế giao thẩm quyền Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập đã phát sinh trong thực tiễn… là các giải pháp cụ thể ở 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng
Diễn đàn

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Để ngành du lịch Cao Bằng phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, các đại biểu đề nghị: cần chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch gắn với làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong quảng bá, xúc tiến du lịch... Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ
Chính trị

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ

Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần khẳng định. Cử tri và nhân dân tin tưởng, kỳ vọng, với truyền thống kế thừa, khát khao đổi mới và cống hiến, tiếp nối mạch nguồn của dân tộc: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/... Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có.” (Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo) - những người đại biểu của nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu luôn lắng nghe tiếng nói từ TRÁI TIM mình, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ đi trước đã lựa chọn.

Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên và bố trí cán bộ ưu tú đảm nhận các vị trí chủ chốt của HĐND cấp xã là giải pháp hết sức quan trọng
Diễn đàn

Bài cuối: Hoàn thiện tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn - yêu cầu cấp thiết

Qua từng lá phiếu bầu, cử tri đã lựa chọn, giao trách nhiệm cho những đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng trong hệ thống chính quyền ở cơ sở. Để mỗi quyết định của HĐND đều phản ánh được yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, sinh động giữa cuộc sống và chính sách pháp luật phục vụ phát triển, yêu cầu hoàn thiện quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn HĐND cấp xã nói chung, của các Ban HĐND cấp xã nói riêng là cấp thiết.

Lãnh đạo các Ban và đại biểu HĐND phường Hồng Phong, thành phố Đông Triều khảo sát thực tế tiến độ giải quyết kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Bài 2: Chưa thể thực thi đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ

Mặc dù đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng, song trên thực tế hoạt động của Ban HĐND cấp xã thời gian qua còn không ít những vướng mắc, hạn chế. Có một thực tế đã được chỉ rõ qua giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh là không ở góc độ này thì lại góc độ khác, các Ban HĐND cấp xã gần như đều chưa thể triển khai đầy đủ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống
Diễn đàn

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống

Trong đời sống chính trị - xã hội ở bất kỳ nền cộng hòa nào trên thế giới, việc xây dựng những giá trị cốt lõi cho cơ quan đại diện của Nhân dân, cùng với việc có được người lãnh đạo làm “Thủ lĩnh chính trị”, hội tụ đủ đức và tài để hun đúc niềm tin, sức mạnh, làm điểm tựa tinh thần cho người dân luôn là điều kiện tiên quyết dẫn dắt dân tộc đó tiến lên. Di sản của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền đi lòng TRẮC ẨN và ngọn lửa nhiệt huyết cho người đại biểu nhân dân, tận tâm, tận lực, tận hiến; tiếp nối lịch sử hào hùng ngàn năm văn hiến của dân tộc, LẤY HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN LÀ NIỀM VUI, LẼ SỐNG.

Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Quảng Ninh họp thống nhất về kết quả giám sát chuyên đề hoạt động của các Ban HĐND cấp xã tại một số địa phương
Diễn đàn

Bài 1: Góp phần tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở

Cơ sở là nơi phản ánh rõ nét, sinh động nhất về sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền với người dân và cũng là nơi đánh giá thực chất nhất về sức sống của các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi được triển khai vào cuộc sống. Trong suốt quá trình phát triển, HĐND xã luôn được quan tâm xây dựng, giữ vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cơ quan dân cử cơ sở hiện nay vẫn chưa thể phát huy hết vị trí, vai trò. Trong đó, các Ban chuyên môn của HĐND cấp xã ở Quảng Ninh là một ví dụ điển hình...

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim
Chính trị

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim

Trong vai trò người đại biểu dân cử, những phát biểu của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều rất khúc chiết với những tư tưởng mang tầm định hướng ngắn gọn, giản dị và sâu sắc, thể hiện chiều sâu trí tuệ và sự chân thành. Một trong những thông điệp rõ nét và xuyên suốt, đó là các đại biểu dân cử - trung tâm mọi hoạt động, đổi mới của cơ quan dân cử phải thực sự dốc lòng vì nước, vì dân, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc” như Bác Hồ đã dạy. Đó chính là LỜI HIỆU TRIỆU TỪ TRÁI TIM.

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn
Diễn đàn

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn

Từ Chương trình bố trí sắp xếp ổn định dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm theo hình thức tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ, tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời di chuyển các hộ ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, giúp ổn định dân cư từ các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Đoàn Giám sát làm việc với Trường THPT Nguyễn Huệ (TP. Huế)
Diễn đàn

Xây dựng lộ trình, giải pháp với chỉ tiêu trường đạt chuẩn

Giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng cơ sở vật chất trường học bậc THPT trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục rà soát, đề xuất với HĐND, UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường còn thiếu; xây dựng lộ trình, giải pháp đạt chỉ tiêu đề ra về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc THPT. Đồng thời, có định hướng đầu tư xây dựng, sửa chữa hợp lý, bảo đảm các tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định...

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân
Chính trị

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội Khóa XII, nhiệm kỳ 2007 - 2011, ngày 15.3.2011, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Chúng ta đập nhịp đập của cuộc sống, của trái tim, của Nhân dân thì nhất định hoạt động của Quốc hội sẽ sinh động và hiệu quả”. Đó cũng chính là “sợi chỉ đỏ” gắn kết mối liên hệ “máu thịt” giữa đại biểu với cử tri - mạch nguồn hoạt động dân cử, góp phần thiết thực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một nhà nước mà ở đó “bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ

Có một câu chuyện sâu sắc về người con hàng ngày mọi việc đều tin tưởng vào tư vấn của cha, một hôm lại gần cha và hỏi: Khi cha qua đời, làm sao để con biết điều gì làm hay không nên làm? Câu trả lời của người cha thật thấm thía: Con hãy hỏi trái tim mình. Chợt nhớ đến câu nói xúc động cùng hành động (đặt tay lên ngực trái) chạm đến trái tim hàng triệu, triệu người dân đất Việt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhắc lại một câu của nhà văn Nguyễn Đình Thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim”(1). Đó là trái tim của một bậc đại trí, nhân kiệt, cả cuộc đời thanh cao, giản dị, một lòng, một dạ vì nước, vì non, vì cơ đồ giang san - Người đại biểu trọn vẹn lời hứa với dân, lời thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc, một tấm gương mẫu mực, sáng ngời cho các đại biểu dân cử.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.