Tuyên truyền, phổ biến và tập huấn thi hành Luật Đất đai 2024 tại Đà Nẵng

Luật Đất đai năm 2024 (gồm 16 chương, 260 điều) với nhiều quy định mới sẽ tác động sâu rộng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, góp phần tháo gỡ một số vướng mắc, bất cập về công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

Ngày 23.5, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến và tập huấn thi hành Luật Đất đai 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tham dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Nguyễn Văn Quảng, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh cùng lãnh đạo các Sở, ngành địa phương.

Tuyên truyền, phổ biến và tập huận thi hành Luật Đất đai 2024 tại Đà Nẵng -0
Các đại biểu tham dự hội nghị

Tham gia hội nghị lần này có hơn 600 đại biểu cùng 64 điểm cầu kết nối trực tuyến đến UBND các quận, huyện, phường xã. Chương trình diễn ra với các nội dung chính gồm: phổ biến những điểm mới của Luật Đất đai 2024; thảo luận, trao đổi về những điểm mới cần lưu ý khi áp dụng trên thực tiễn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc áp dụng quy định pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho biết, ngày 18.1, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Đất đai số 31/2024/QH15 nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai.

Tuyên truyền, phổ biến và tập huận thi hành Luật Đất đai 2024 tại Đà Nẵng -0
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh phát biểu tại hội nghị

Đồng thời, giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại từ thực tiễn công tác quản lý, sử dụng đất; tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế; đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh.

Qua đó, thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, minh bạch, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai; phát huy dân chủ, hạn chế tình trạng khiếu kiện về đất đai.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh, việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 là nội dung được lãnh đạo thành phố hết sức quan tâm, đặc biệt là đồng chí Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng luôn chỉ đạo thành phố sớm thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai đến rộng rãi người dân thành phố.

Tuyên truyền, phổ biến và tập huận thi hành Luật Đất đai 2024 tại Đà Nẵng -0
Lãnh đạo TP. Đà Nẵng tham dự hội nghị

“Phổ biến Luật Đất đai 2024 đến toàn thể Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức và nhân dân về quy định mới trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ đất đai, tạo sự chuyển biến tích cực và đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai đi vào nề nếp đúng pháp luật, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý, hiệu quả” – Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 13.5 của UBND thành phố nêu rõ.

“UBND thành phố xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng năm 2024 đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đảm bảo thành phố Đà Nẵng sớm thực hiện đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Thành uỷ Đà Nẵng. Ngày 13.5, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 981/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai Luật Đất đai năm 2024 trên địa bàn thành phố. Xác định rõ 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật Đất đai xếp vị trí trọng tâm thứ 2 và chỉ đạo các Sở ngành nhanh chóng tổ chức, thực hiện”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố cho biết.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân nhấn mạnh, Luật Đất đai 2024 là bộ luật rất quan trọng, liên quan đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tiến hành xây dựng các nghị định, quy định hướng dẫn thi hành luật, với mục tiêu sẽ sớm áp dụng Luật Đất đai 2024 vào ngày 1.7.2024.

Tuyên truyền, phổ biến và tập huận thi hành Luật Đất đai 2024 tại Đà Nẵng -0
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân phân tích những điểm mới của Luật Đất đai 2024

Thứ trưởng Lê Minh Ngân cũng đã trực tiếp truyền đạt những nội dung, điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2024. Cụ thể như, quy định về người sử dụng đất được sửa đổi, bổ sung để thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Quốc tịch, Luật Đầu tư; không phân biệt công dân Việt Nam định cư trong nước hay ở nước ngoài trong tiếp cận đất đai.

Ngoài ra, Luật Đất đai 2024 cũng kế thừa phân loại đất theo Luật Đất đai 2013, bổ sung đất chăn nuôi tập trung vào nhóm đất nông nghiệp, bổ sung đất công trình cấp nước, thoát nước, đất công trình phòng, chống thiên tai, đất công nghệ thông tin, cơ sở lưu trữ tro cốt, đất chợ đầu mối trong nhóm đất phi nông nghiệp.

Tuyên truyền, phổ biến và tập huận thi hành Luật Đất đai 2024 tại Đà Nẵng -0
Việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai 2024 được UBND TP. Đà Nẵng xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Luật kế thừa, hoàn thiện các quy định về các nguyên tắc sử dụng đất, bổ sung nguyên tắc bảo vệ đất, thích ứng với biến đổi khí hậu; quy định trách nhiệm của người được Nhà nước giao đất quản lý; bổ sung các quy định khuyến khích việc sử dụng đất đai có hiệu quả, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn, phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất. Bổ sung nghiêm cấm đối với hành vi vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cùng lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng chủ trì chỉ đạo, giải đáp các nội dung thắc mắc liên quan đến áp dụng Luật.

Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.