TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP đạt 7,5-8% trong năm 2024

Đây là thông tin được Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan báo cáo HĐND TP tại Kỳ họp thường kỳ cuối năm 2023.

Sáng 6.12, HĐND TP. Hồ Chí Minh Khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 13 - Kỳ họp thường kỳ cuối năm 2023; xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng. 

Cụ thể hóa Nghị quyết 98

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP đạt 7,5-8% trong năm 2024 -0
Khai mạc Kỳ họp thứ 13 HĐND TP. Hồ Chí Minh Khoá X

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ cho biết, Kỳ họp thứ 13 sẽ diễn ra trong 3 ngày, HĐND TP sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng như: tập trung đánh giá khách quan, toàn diện tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng an ninh năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Đồng thời, tập trung thảo luận, xem xét thông qua các Nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, đô thị, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, biên chế - tổ chức…

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP đạt 7,5-8% trong năm 2024 -0
Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ phát biểu khai mạc Kỳ họp

Bên cạnh đó, xem xét các tờ trình cụ thể hóa Nghị quyết số 98 về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực TP có nhu cầu thu hút; về phê duyệt bổ sung biên chế công chức phường theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP; Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở An toàn thực phẩm TP… Kỳ họp cũng đánh giá hoạt động của Thường trực HĐND TP, các Ban HĐND TP trong năm qua và góp ý cho hoạt động năm tới hiệu quả hơn.

Kỳ họp cũng sẽ tiến hành giám sát trực tiếp qua việc chất vấn theo quy định về các vấn đề kinh tế - văn hóa xã hội - y tế - giáo dục - đô thị - quốc phòng an ninh đối với các sở, ngành với các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách...

HĐND TP cũng thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND TP bầu. “Đây là một trong những hoạt động giám sát của HĐND TP theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, góp phần đánh giá uy tín, năng lực, chất lượng, hiệu quả của bộ máy nhà nước, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cũng là nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trên cương vị công tác” bà Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh.

Chủ tịch HĐND TP đề nghị các đại biểu HĐND TP nghiên cứu thật kỹ, xem xét các báo cáo, tờ trình của  UBND TP, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND TP, tập trung thảo luận, phân tích, từ đó đề xuất, quyết định các chủ trương, chính sách, các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và tìm ra các giải pháp, qua đó, góp phần tạo sự đột phá toàn diện nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn.

Dự kiến 8 chỉ tiêu không đạt

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP đạt 7,5-8% trong năm 2024 -0
Các đại biểu biểu quyết tại kỳ họp 

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, trong 21 chỉ tiêu thành phần (của 17 nhóm chỉ tiêu) kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2023, dự kiến có 13 chỉ tiêu đạt và vượt; 8 chỉ tiêu dự kiến không đạt. Năm 2023, GRDP của TP ước tăng tăng 5,8%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,6%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng gần 11%, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 10%.

UBND TP thống nhất xây dựng chủ đề năm 2024 là: "Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội". Ngoài ra, UBND TP đã điều chỉnh, bổ sung 18 chỉ tiêu chủ yếu cho năm 2024 và được phân chia thành 5 nhóm: kinh tế, xã hội, đô thị, cải cách hành chính, quốc phòng, an ninh.

Cụ thể, nhóm kinh tế, TP đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 7,5 - 8%, hoàn thành 100% chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước; phấn đấu tổng thu du lịch đạt trên 190.000 tỉ, khách quốc tế đến khoảng 6 triệu lượt; 100% hạ tầng công nghệ thông tin được rà soát, nâng cấp, đảm bảo liên thông kết nối từ TP đến cấp huyện và phường xã thị trấn; TP. Hồ Chí Minh là 1 trong nhóm 5 tỉnh thành dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.

Về nhóm xã hội, mỗi người dân hỗ trợ tập luyện miễn phí ít nhất một môn thể dục thể thao, một loại hình nghệ thuật, được miễn phí vào tham quan các bảo tàng công lập, được miễn phí xem các chương trình nghệ thuật do các đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức vào các sự kiện.

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP đạt 7,5-8% trong năm 2024 -0
Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hoàn thành 100% chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước

TP phấn đấu đạt 297 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi). Lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đạt từ 87%; tạo việc làm mới là 140.000 chỗ. Phấn đấu đưa vào hoạt động 3 bệnh viện cửa ngõ gồm Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, khu vực Hóc Môn và khu vực Củ Chi.

Về nhóm đô thị, TP đặt mục tiêu tỉ lệ đất giao thông đạt 14,4%, mật độ đường giao thông bình quân đạt 2,4km/km2, diện tích nhà ở xây dựng mới 8 triệu mét vuông, nhà ở bình quân đầu người đạt 22,06m2/người.

Về nhóm cải cách hành chính, TP phấn đấu 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của TP; 95% người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính.

Về nhóm quốc phòng, an ninh, TP hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với 3.950 thanh niên, kéo giảm số người chết do tai nạn giao thông so với năm 2023, nâng cao năng lực quốc phòng.

Địa phương

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc
Trên đường phát triển

Cà Mau: Huyện Ngọc Hiển xây dựng nông thôn mới với quyết tâm cao nhất

Là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cà Mau, Ngọc Hiển bắt tay xây dựng nông thôn mới từ xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong huyện, đến nay diện mạo nông thôn mới của huyện đã bừng sáng, vị thế ngày càng được nâng cao. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những khó khăn cũng như quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua.

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa
Xã hội

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa

Sáng 7.11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa và chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024).

TP. Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh
Trên đường phát triển

Cần Thơ - Đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước

Là thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ nổi bật với cảnh quan sông nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh, sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước. Để đạt mục tiêu đó, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, kết hợp hài hòa giữa kinh tế, môi trường và cộng đồng.

TP. Cần Thơ dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp lên khoảng 38.000ha
Trên đường phát triển

Xanh hóa các ngành kinh tế

Những năm gần đây, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh, phát thải thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những nỗ lực đó giúp thành phố hội nhập vào xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Nông dân Cần Thơ áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất
Trên đường phát triển

Giữ vững danh hiệu "Thành phố xanh, bền vững môi trường"

Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu phát triển xanh, bền vững về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, quyết tâm giữ vững danh hiệu "Thành phố ASEAN bền vững môi trường; Thành phố Xanh quốc gia".

Diện mạo các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa ngày càng khang trang nhờ các chính sách dân tộc được thực hiện hiệu quả
Địa phương

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao trên 1.154 tỷ đồng vốn ngân sách. Tính đến hết năm 2023, tỉnh đã phân bổ được trên 1.097 tỷ đồng (đạt 95.05%) kế hoạch vốn và đã giải ngân được trên 748 tỷ đồng. Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng DTTS và miền núi phát triển nhanh, mạnh hơn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. 

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch
Địa phương

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch

Nhờ khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên phong phú và nền văn hóa độc đáo, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình có bước chuyển mình ấn tượng thời gian qua. Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, góp phần kích cầu phát triển du lịch hơn nữa, tỉnh đã chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.

Bế giảng lớp tại điểm xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.
Hoạt động chính quyền

Cà Mau đẩy mạnh dạy và học chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số

Có khoảng 3% dân số là người dân tộc Khmer với khoảng 39.000 người sinh sống, thời gian qua, phong trào dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau là hoạt động nổi bật nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
Trên đường phát triển

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Sáng 6.11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng
Chuyển động

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Sáng 6.11, dưới sự điều hành của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa 15, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15 nhằm xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Đời sống

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống. 

Ninh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Địa phương

Ninh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Hướng tới thực hiện đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch tỉnh đẩy mạnh đa dạng, kết nối các sản phẩm liên vùng, tăng sức hấp dẫn điểm đến; khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, tạo sản phẩm du lịch mang tính đặc thù riêng của Ninh Thuận…

Kỳ 3: Sau nghị quyết là cuộc sống người dân
Địa phương

Kỳ 3: Sau nghị quyết là cuộc sống người dân

Giảm nghèo bền vững, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc không chỉ là nhiệm vụ của các cấp ủy, chính quyền mà đã trở thành nhu cầu, khát vọng của các tầng lớp Nhân dân Yên Bái. Nghị quyết, chính sách của Nhà nước và địa phương chính là “người dẫn đường”, “người bảo hộ” quan trọng đồng hành trong cuộc sống. Bởi phía sau nghị quyết chính là cuộc sống của người dân.

Buổi chiều bình yên trên dòng sông Nho Quế
Địa phương

Sắc màu quyến rũ nơi rẻo cao Hà Giang

Nằm ở rẻo cao nơi cực Bắc của Tổ quốc, Mèo Vạc như bức tranh đa diện, đa sắc màu tô thắm cho mảnh đất Hà Giang ngày một tươi đẹp hơn. Nơi đây không chỉ hấp dẫn khách tham quan bởi những nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, mà chính cuộc sống, nét văn hóa của đồng bào dân tộc cũng góp phần làm hài hòa cho màu sắc bức tranh.