Huyện Tánh Linh, Bình Thuận đồng bộ giải pháp phát triển kinh tế bền vững

Là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, thời gian qua, UBND huyện Tánh Linh đã có nhiều nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hướng đến thành công của cả nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Giữ vững đà tăng trưởng

Trong quý I.2024, huyện Tánh Linh tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, năng suất và sản lượng các loại cây trồng tiếp tục tăng; tổng sản lượng lương thực ước đạt 109% kế hoạch vụ; triển khai việc liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX)…

Trung tâm huyện Tánh Linh, Bình Thuận Ảnh: Thạc Hiếu
Trung tâm huyện Tánh Linh, Bình Thuận Ảnh: Thạc Hiếu

Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hoạt động ổn định, các ngành chủ yếu như sản xuất gạch hoffman, cơ khí sửa chữa, xay xát lương thực, sơ chế nhân hạt điều, đá xây dựng các loại… Tổ chức đối thoại, làm việc với các doanh nghiệp chế biến mủ cao su để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, xử lý, hướng dẫn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Cũng trong quý I.2024, UBND huyện Tánh Linh cấp mới 69 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số vốn hơn 27 tỷ đồng. Nâng tổng lũy kế số hộ kinh doanh toàn huyện là 4.750 hộ, tổng số vốn là 1.257 tỷ đồng. Các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cá thể đều hoạt động phát triển ổn định.

Huyện Tánh Linh cũng tập trung rà soát, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX đáp ứng yêu cầu nông thôn mới. Bước đầu, một số HTX liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo Nghị định 98 của Chính phủ và xây dựng cánh đồng mẫu lớn, liên kết sản xuất lúa giống. Các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn vẫn tiếp tục giữ nhịp độ tăng trưởng, kiểm soát tốt nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu thấp (0,79%); tín dụng tăng trưởng khá (11%), người dân thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong dân, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, góp phần bảo đảm an ninh xã hội ở địa phương.

Triển khai mở rộng và nâng cao hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có tiềm năng và lợi thế của huyện. Tổng diện tích gieo trồng 11.552ha; tổng sản lượng lương thực ước đạt 74.736 tấn; tổng đàn gia súc khoảng 32.400 con; tổng đàn gia cầm khoảng 570.000 con.

Công tác xây dựng Nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo. Bộ tiêu chí xã nông thôn mới đạt 182 tiêu chí; bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao đạt 23 tiêu chí; bộ tiêu chí huyện đạt 3 tiêu chí (tiêu chí thủy lợi và phòng chống thiên tai; tiêu chí điện; tiêu chí kinh tế).

Đầu tư các công trình trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hiện dân số huyện Tánh Linh gần 99.000 người trong đó có khoảng hơn 14.000 người là dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 14% tổng dân số toàn huyện. Trong thời gian qua huyện đã triển khai hiệu quả các chính sách về hỗ trợ cải thiện nhà ở, chuyển đổi nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư kết cấu hạ tầng… thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh Giáp Hà Bắc cho biết, để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, hướng tới giảm nghèo bền vững, thời gian qua, huyện Tánh Linh xác định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm; huyện đã đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất; khai thác có hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường. Đồng thời, huy động từ nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển các công trình trọng điểm cho vùng đồng bào DTTS như: đầu tư nâng cấp, nhựa hóa, bê tông hóa đường giao thông; xây dựng hệ thống trường lớp, trạm y tế, nhà văn hóa, điện sinh hoạt, hệ thống thủy lợi, hệ thống nước sạch, hỗ trợ xây dựng nhà ở, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn; chính sách trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu, vay vốn phát triển sản xuất, giao khoán bảo vệ rừng…

Nhờ các chính sách hỗ trợ cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đời sống người dân ở huyện Tánh Linh đã có nhiều bước cải thiện, nhiều hộ gia đình có thu nhập cao, tỷ lệ hộ nghèo tại vùng đồng bào DTTS đã giảm.

Theo Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh Giáp Hà Bắc, thời gian tới, huyện Tánh Linh sẽ tập trung khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất nông nghiệp, gắn sản xuất, trồng trọt với đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và phát triển các ngành nghề, dịch vụ, tăng thu nhập, giảm nghèo nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS. Tiếp tục nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, mở rộng sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra sản phẩm sạch, gắn liền với các thương hiệu nông sản huyện Tánh Linh.

Đồng thời, tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp 4.0; đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất; khai thác có hiệu quả tài nguyên gắn với coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái. Song song đó, huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp chống hạn hán như: nạo vét kênh mương chống thất thoát, tiết kiệm nước để bảo đảm người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý.

Ngoài ra, huyện Tánh Linh sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách an sinh xã hội; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân; làm tốt hơn nữa phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, đặc biệt quan tâm đến các gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với cách mạng, đồng bào DTTS; phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở.

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Giải phóng Tánh Linh (25.12.1974 – 25.12.2024), trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm “nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp”, nhất là cải thiện các chỉ số DDCI, PAR Index, SIPAS, PAPI, tạo điều kiện thuận lợi để người dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông; duy trì và phát huy việc hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính quyền số, nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần; chấn chỉnh tình trạng trễ hẹn, giải quyết kịp thời, chính xác hồ sơ trên phần mềm một cửa điện tử.

Tiếp tục đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp gắn với việc lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung các xã, thị trấn và quy hoạch vùng huyện, góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển du lịch nông thôn.

Huyện Tánh Linh cũng chú trọng nhân rộng các mô hình bê tông hóa, nhựa hóa giao thông thôn, giao thông nội đồng theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Đẩy mạnh thực hiện “xã hội hóa” các mô hình camera an ninh, đèn chiếu sáng, trồng cây xanh, tuyến đường hoa... trên địa bàn xã, thị trấn. Duy trì tổ chức thực hiện “Ngày thứ bảy xanh”, huy động các lực lượng, người dân tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nhà ở, xóm, thôn, trụ sở cơ quan, trường học, nơi công cộng vào ngày thứ bảy đầu tiên hàng tháng.

Tổ chức kiểm tra chất lượng công trình, giám sát tiến độ thi công các công trình đang đầu tư, bảo đảm chất lượng và báo cáo giải ngân kịp thời; tập trung chỉ đạo công tác lập, phê duyệt hồ sơ triển khai thu nợ công các danh mục, công trình, nhiệm vụ được giao đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Đẩy nhanh tiến độ khởi công công trình đường N26, tuyến đường Đông Hà – Gia Huynh, đường Bắc Ruộng - Gia An, các công trình trường học, nhà làm việc Công an các xã theo kế hoạch.

Triển khai đồng bộ các giải pháp thu ngân sách nhà nước; chú trọng, kiên quyết hơn nữa trong việc khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách nhà nước; triển khai kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động năm 2024, giải quyết các hồ sơ chính sách người có công, chính sách an sinh xã hội đầy đủ, kịp thời, đúng quy định; triển khai vận động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ vì người nghèo” đạt chỉ tiêu giao; tiếp tục triển khai các chương trình, dự án vốn sự nghiệp các Chương trình MTQG để giải quyết việc làm, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo kế hoạch.

Trong năm 2023, thu ngân sách huyện Tánh Linh đạt 120 tỷ đồng, vượt 23,71% dự toán. Các chỉ số về tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ độ che phủ rừng, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đều đạt 100% kế hoạch đề ra. Giảm 3,45 tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, vượt chỉ tiêu 1,45%.

Xây dựng mới 2 trường đạt chuẩn quốc gia (Trường THCS Suối Kiết và Trường mẫu giáo Búp Măng), nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 41 trường, đạt tỷ lệ 66%. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%; huy động trẻ 6 tuổi vào lớp một đạt 100%.

Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.