Dự án đường Vành đai 3: Ban Dân nguyện chuyển kiến nghị của công dân đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển các kiến nghị của công dân có đất tiếp giáp mặt tiền đường lớn bị thu hồi phục vụ dự án đường Vành đai 3 (đoạn qua TP. Thủ Đức) đến Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh để xem xét, giải quyết.

Dự án đường Vành đai 3: Chuyển các kiến nghị của công dân đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh để giải quyết kiến nghị của dân -0
Khu nhà, đất của ông Bùi Thanh Tuấn nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh. Ảnh Quang Phương chụp ngày 3.3.

Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có các Văn bản số 222/BDN và 223/BDN về việc chuyển đơn của công dân ở TP. Hồ Chí Minh đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh để xem xét giải quyết.

Theo đó, Ban Dân nguyện nhận được đơn của ông Bùi Thanh Tuấn, ông Lê Minh Thắng (ngụ TP. Thủ Đức, đơn gửi đến Phó Chủ tịch Quốc hội) có nội dung phản ánh, kiến nghị xem xét lại việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án thành phần 2 đường Vành đai 3 đoạn qua TP. Hồ Chí Minh (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức).

“Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 ngày 17.3.2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Dân nguyện trân trọng chuyển đơn của công dân đến Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh để xem xét, chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; trả lời công dân và báo cáo kết quả giải quyết đến Ban Dân nguyện để thực hiện nhiệm vụ giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, văn bản của Ban Dân nguyện nêu rõ.

Dự án đường Vành đai 3: Chuyển các kiến nghị của công dân đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh để giải quyết kiến nghị của dân -0
Khu nhà, đất của ông Lê Minh Thắng có mặt tiền khu đất giáp đường Nguyễn Xiển, thuộc diện bị giải tỏa bởi Dự án đường Vành đai 3 Ảnh: Quang Phương.

Được biết, ông Tuấn, ông Thắng là những hộ dân có nhà, đất tiếp giáp với mặt tiền các tuyến đường lớn Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Xiển bị thu hồi để thực hiện dự án trên.

Trong đơn thư trên, công dân phản ánh, kiến nghị nhiều vấn đề như giá đền bù đất nông nghiệp nằm sâu trong hẻm, không có đường từ 5,8-6 triệu đồng/m2, còn giá đền bù đất nông nghiệp ở vị trí mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Xiển, Tam Đa… chỉ 7,6 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường giao dịch từ 50-70 triệu đồng/m2. 

Công dân cũng phản ánh cùng một tuyến đường Nguyễn Xiển nhưng giá đất nông nghiệp bên phía tỉnh Bình Dương là hơn 16,7 triệu đồng/m2 (cao gấp 3 lần) so với TP. Hồ Chí Minh.

Dự án đường Vành đai 3: Chuyển các kiến nghị của công dân đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh để giải quyết kiến nghị của dân -0
Khu nhà, đất của ông Lương Ngọc Lâm thuộc diện bị thu hồi để triển khai Dự án đường Vành đai 3. Đến nay, ông vẫn không chấp thuận giá bồi thường, hỗ trợ. Ảnh: Quang Phương chụp ngày 3.3. 

Bên cạnh đó, công dân còn phản ánh việc áp dụng hệ số giá đất (hệ số K) trong đơn giá đền bù, hỗ trợ còn nhiều bất cập. Cụ thể, hệ số K của đất ở tại đô thị, đất trồng cây lâu năm nằm ngay mặt tiền đường lớn lại có hệ số K thấp hơn so với đất nằm trong hẻm, đất không tiếp giáp đường.

Theo Văn bản số số 314/CSBT-HĐBT ngày 26.4.2023 của UBND TP. Thủ Đức, hệ số K của đất trồng cây lâu năm tại vị trí 1 (tiếp giáp đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh, Tam Đa) hơn 17,04, thấp hơn các vị trí 2 (không đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh, Tam Đa) hệ số K 19,3; thấp hơn vị trí 3 (không đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh, Tam Đa) hệ số K 22.1528.

Ông Lương Ngọc Lâm (hộ dân có đất bị thu hồi) cho biết: "Chúng tôi không hiểu tại sao hệ số K đất mặt tiền đường lại thấp hơn trong hẽm, trong khi đất mặt tiền đường lớn có nhiều lợi thế và giá trị kinh tế hơn. Chính quyền cần giải thích cho dân hiểu và áp dụng theo luật nào?". 

Từ đó, công dân có đất tiếp giáp mặt tiền đường lớn bị thu hồi bởi dự án trên đã kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét lại đơn giá đền bù hỗ trợ sao cho sát thực tế thị trường, phù hợp với nguyện vọng của công dân, công bằng giữa các địa phương…

Ông Bùi Thanh Tuấn cho rằng, đây là vụ việc phức tạp, kéo dài và ảnh hưởng tới quyền lợi của nhiều hộ dân liên quan nhiều tỉnh. Trong đó, riêng TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương có 2 cơ chế bồi thường khác nhau cho cùng một trục đường, cùng một dự án. Tại Bình dương phần đất nông nghiệp có giá đền bù lại gấp 3 lần so với TP. Hồ Chí Minh; Bình Dương tính đất trồng cây lâu năm bằng 50% đất thổ cư còn TP. Hồ Chí Minh lại lấy bảng giá đất nông nghiệp nhân hệ số K.

Rõ ràng 2 cách tính khác nhau dẫn tới quyền lợi của các hộ dân mặt tiền đường tại TP. Hồ Chí Minh bị thiệt thòi quá lớn. Nên cần các ban ngành Trung ương vào cuộc để làm rõ xem TP. Hồ Chí Minh đúng hay Bình Dương đúng để tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Giá đền bù thỏa đáng thì người dân sẵn sàng bàn giao mặt bằng. 

Liên quan đến vụ việc này, Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) cũng vừa có Phiếu chuyển số 941/BTCDTW-XLĐ gửi Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh về việc chuyển đơn công dân. Theo đó, Thanh tra Chính phủ chuyển đơn của công dân Phan Thanh Long đến Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh để chỉ đạo ban ngành chức năng xem xét, giải quyết.

Ông Long kiến nghị chính quyền xem xét việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với gia đình ông do bị thu hồi đất để thực hiện dự án đường Vành đai 3 (nói trên). Ông Long phản ánh việc áp giá bồi thường quá thấp, giá đất nông nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh chỉ bằng 1/3 giá đất nông nghiệp được bồi thường tại địa bàn tỉnh Bình Dương.

Ông Long cũng phản ánh vụ việc của gia đình ông đang trong quá trình khiếu nại, đối thoại chưa xong thì UBND TP. Thủ Đức lại ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và giao cho đơn vị thi công vào thi công trên đất của ông.

Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...