Bắc Giang: Phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn

Ngày 16.4, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn.

Bắc Giang: Phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn -0
Toàn cảnh hội thảo

Tham dự hội nghị, có: Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn; Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) Phạm Vũ Quốc Bình; lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đại diện lãnh đạo nhiều trường đại học và đông đảo sinh viên, người lao động.

Bắc Giang: Phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn -0
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn đã trình bày bài phát biểu do trí tuệ nhân tạo (AI) thực hiện và cho biết: AI thực hiện bài viết này chỉ với một lệnh đơn giản “Viết hộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang bài phát biểu khai mạc hội thảo thực trạng, giải pháp đào tạo nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh; hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý từ Trung ương, các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất chip bán dẫn” và chỉ sau 41 giây đã có kết quả khá đầy đủ.

img_8684.jpg -0
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang khẳng định, không có ai có thể viết xong một bài phát biểu như vậy trong vòng 2/3 phút. Điều đó cho thấy sức mạnh của ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo đang hàng ngày phát triển một cách mạnh mẽ và chúng ta phải tích cực, chủ động hơn nữa trong việc tham gia vào chuỗi giá trị này.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được xem phóng sự "Xây dựng Bắc Giang trở thành trung tâm đào tạo bán dẫn" và nghe các đại biểu trình bày tham luận về thực trạng, tồn tại và định hướng phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

img_8802.jpg -0
Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp Phạm Vũ Quốc Bình phát biểu tại Hội thảo

Tham luận tại hội nghị, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Phạm Vũ Quốc Bình cho biết, bán dẫn bản chất là một lĩnh vực công nghệ rất rộng, có liên quan đến rất nhiều các ngành nghề khác nhau, từ vật liệu, hóa học, vật lý, điện, điện tử, cơ khí và những mảng ở lớp ứng dụng cao hơn là công nghệ thông tin, khoa học máy tính...

Việt Nam cần xác định tham gia ngành công nghiệp bán dẫn từ đâu, khâu nào trong chuỗi cung ứng; lựa chọn công nghệ sản xuất nào để làm cơ sở cho việc kịp thời chuẩn bị đầu tư các nguồn lực phù hợp, đặc biệt là nguồn nhân lực.

img_8707.jpg -0
Tổng Giám đốc Hana Micron Vina Chung Won Soek trình bày tham luận tại Hội thảo

Để tổ chức đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trước hết cần chuẩn bị đội ngũ giáo viên, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Cần bảo đảm kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ mới, hiện đại, đạt chuẩn quốc tế.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã chứng kiến ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo giữa một số trường đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp Hàn Quốc trong lĩnh vực bán dẫn.

img_8833.jpg -0img_8850.jpg -1img_8864.jpg -2
Các bên tham gia ký kết thoả thuận hợp tác

Phát biểu bế mạc hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia, lãnh đạo các trường học, các doanh nghiệp... đã cống hiến công sức, trí tuệ cùng đóng góp những ý kiến quý báu, khả thi để thu hút các doanh nghiệp trong ngành bán dẫn đến đầu tư tại tỉnh. Đồng thời, góp phần đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030.

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.