Đèo Cả tăng trưởng tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông

Ngày 26.6, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Tại đây, Ban điều hành Tập đoàn đã báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với nhiều chỉ số tích cực.

Năm 2023 doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh

Năm 2023, Đèo Cả ghi nhận các chỉ số tích cực với doanh thu hợp nhất đạt 6.622 tỷ đồng, tăng 50,5% so với năm 2022. Trong đó, doanh thu dịch vụ và xây lắp đạt 6.358 tỷ đồng, doanh thu hoạt động tài chính đạt 264 tỷ đồng, tăng lần lượt là 51,96% và 22,22% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 642 tỷ đồng, tăng 53,22% so với năm 2022.

 Đèo Cả tăng trưởng tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông -0
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả Nguyễn Tấn Đông điều hành đại hội

Về hoạt động đầu tư, Đèo Cả vừa hoàn thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo với tổng mức đầu tư hơn 8.900 tỷ đồng, đưa vào vận hành cuối tháng 4.2024. Hai dự án cao tốc là Đồng Đăng - Trà Lĩnh (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ và Hữu Nghị - Chi Lăng có tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng do Đèo Cả đứng đầu liên danh nhà đầu tư đã khởi công.

Đối với hoạt động thi công xây lắp, năm 2023 Tập đoàn Đèo Cả đã hoàn thành đúng hẹn nhiều dự án, gói thầu như hầm Thung Thi trên cao tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45, hầm Trường Vinh trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, mở rộng đường đèo Prenn,… với tổng giá trị tham gia hơn 6.100 tỷ đồng.

 Đèo Cả tăng trưởng tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông
Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả Khương Văn Cương phát biểu tại đại hội

Trả lời cổ đông về khả năng duy trì tăng trưởng giai đoạn 3 – 5 năm tới, ông Khương Văn Cương - Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết, với các dự án hiện đang triển khai, nguồn công việc cho Đèo Cả từ nay đến hết 2026 được bảo đảm. Bên cạnh đó, Đèo Cả cũng đang nghiên cứu tham gia đầu tư nhiều dự án đường cao tốc, nghiên cứu các lĩnh vực, công nghệ mới về thi công, quản lý vận hành các tuyến đường sắt, metro, cầu dây văng, đón đầu xu thế để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định và tạo ra sự phát triển bền vững.

Hiện, Đèo Cả đang quản lý vận hành, bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt cho gần 410km đường cao tốc và quốc lộ, hơn 30km hầm đường bộ và quản lý 18 trạm thu phí BOT trên cả nước.

Năm 2024, Đèo Cả đặt chỉ tiêu sản xuất kinh doanh với mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.956 tỷ đồng, tăng 35,25% so với năm 2023. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 733 tỷ đồng, tăng 14,17% so với cùng kỳ. Ngay trong quý 1/2024, doanh thu đã đạt 1.750 tỷ đồng, tăng 121,52% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 169 tỷ đồng, tăng trưởng 39,67% so với quý I/2023.

Chủ động các nguồn lực, kiên định chiến lược tăng trưởng tập trung

Trong thời gian tới, Tập đoàn Đèo Cả tiếp tục nghiên cứu đầu tư các dự án Tân Phú - Bảo Lộc, TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành, Vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận (giai đoạn 2)… với tổng mức đầu tư gần 80.000 tỷ đồng, và dự án đường sắt Việt - Lào đoạn Vũng Áng - Mụ Giạ, giá trị hơn 47.600 tỷ đồng.

Đối với hoạt động thi công, Đèo Cả tiếp tục thực hiện khối lượng công việc lớn tại các dự án như cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Chí Thạnh - Vân Phong, Tuyên Quang - Hà Giang, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hoà, Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, nút giao Tân Vạn, 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành thuộc dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hầm đường sắt Khe Nét thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh… với tổng giá trị thực hiện gần 35.000 tỷ đồng.

 Đèo Cả tăng trưởng tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông
Quang cảnh đại hội

Khi được đặt vấn đề Đèo Cả có giải pháp gì để ứng phó với tình hình khan hiếm, biến động giá vật liệu, ông Nguyễn Tấn Đông - Phó Chủ tịch HĐQT cho biết, hiện nay đa số dự án hạ tầng giao thông đang triển khai trên cả nước nói chung đều bị tác động bởi nguồn vật liệu khan hiếm và biến động của giá vật liệu. Về phía Đèo Cả đã đưa ra một số giải pháp căn cơ như tận dụng lượng đất đá từ việc đào hầm, đặt hàng và ký hợp đồng bình ổn giá với các đối tác là nhà cung cấp, đồng thời làm việc với chủ đầu tư để giảm tác động đến hoạt động đầu tư, thi công.

Để bảo đảm hiệu quả thực hiện các dự án, Tập đoàn Đèo Cả cho biết đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn nhân lực, tài chính và máy móc thiết bị, đồng thời áp dụng các công cụ quản trị điều hành, kiểm tra giám sát, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quá trình quản lý dự án, thi công và quản lý vận hành.

Đèo Cả đã sáng tạo, sử dụng mô hình PPP++ để đa dạng các nguồn vốn tham gia đầu tư các dự án nhằm tăng hiệu quả huy động, giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình thực hiện dự án.

 Đèo Cả tăng trưởng tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông
Đèo Cả sở hữu thiết bị thi công hiện đại, đáp ứng khối lượng công việc thi công lớn

Về nguồn nhân lực, đại diện Đèo Cả cho biết, lực lượng nhân sự của Đèo Cả được đào tạo bài bản, liên tục và có nhiều kinh nghiệm thực chiến tại các công trình giao thông lớn, phức tạp, có tính chất đặc thù… Bên cạnh đó, Tập đoàn Đèo Cả luôn chủ động đào tạo nhiều cấp bậc, đa lĩnh vực cho toàn hệ thống, hoạch định và đầu tư cho nguồn nhân lực tương lai, hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề… để phát triển nhân lực một cách toàn diện.

Đèo Cả cũng tiên phong chuyển đổi số từ bước khảo sát thiết kế đến thi công, quản lý vận hành thông qua mô hình BIM, quản lý nhân sự, thiết bị, hợp đồng bằng phần mềm. Đồng thời, tiếp tục đổi mới công nghệ, chủ động hợp tác, kết nối với các doanh nghiệp lớn ở châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,… để tiếp cận công nghệ mới trong lĩnh vực đường sắt, metro, cầu dây võng, cầu dây văng… nhằm đón đầu cho các dự án sẽ được đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới, sẵn sàng cho chiến lược vươn tầm quốc tế.

Doanh nghiệp

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhà nước cần tạo môi trường để doanh nghiệp tư nhân tiên phong đầu tư

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) NGUYỄN HOÀI NAM, để kinh tế tư nhân trở thành động lực, trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước cần tạo môi trường và nuôi dưỡng cảm xúc để doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong đầu tư, mạnh dạn mở rộng sản xuất, bắt kịp cơ hội tăng trưởng.

AMH
Khoa học - Công nghệ

Samsung Solve for Tomorrow 2025 tập trung vào phát triển bền vững

Ngày 28.3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) khởi động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025” với các chủ đề tập trung vào phát triển bền vững. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên, chủ đề Kết hợp thể thao và công nghệ nhằm thay đổi xã hội được đưa vào đề bài.

BIDV nhận trọn bộ giải thưởng từ The Asian Banker
Doanh nghiệp

BIDV nhận trọn bộ giải thưởng từ The Asian Banker

BIDV vừa tiếp tục thiết lập cột mốc mới trên hành trình một thập kỷ dẫn đầu với cú đúp giải thưởng từ The Asian Banker: Ngân hàng có sản phẩm vay nhà ở tốt nhất Việt Nam lần thứ 6 và Ngân hàng có dịch vụ Private Banking tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp.

Đại diện BIDV và Trung tâm PVHCC TP. Hà Nội ký kết hợp tác triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố
Doanh nghiệp

Hợp tác BIDV - Trung tâm PVHCC thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội (Trung tâm PVHCC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng về thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các thủ tục hành chính trên nền tảng số.

VinFast Green tiếp tục khuấy đảo thị trường xe
Doanh nghiệp

VinFast Green tiếp tục khuấy đảo thị trường xe

Sức hút của VinFast Green không chỉ thể hiện ở kỷ lục trong 8 ngày vàng mở bán mà còn bởi sự đón nhận nhiệt tình của đông đảo khách hàng trong thời gian “hậu mở cọc sớm”. Nhiều khách hàng cho rằng, với giá trị kinh tế dài lâu cùng sự bền bỉ và thân thiện với môi trường, VinFast Green đang thắng thế hoàn toàn so với xe xăng cùng phân khúc.

Phiên giao dịch tại Agribank hà Tĩnh. Ảnh: Đức Kiên
Doanh nghiệp

Bài 2: Định vị thương hiệu trong lòng dân!

Lấy sự tận tâm để phục vụ; dùng sự chân thành để đồng hành, 37 năm qua, Agribank nói chung và Agirbank Hà Tĩnh nói riêng đã trở thành một phần không thể thiếu của khu vực “Tam nông”. Đến giờ phút này, chúng tôi tự hào là người bạn tri kỷ của bà con nông dân cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn...” – Phó Giám đốc Agribank Hà Tĩnh Trần Văn Tài chia sẻ!