Đại học Quốc gia Hà Nội gia tăng vị trí trong top 700 bảng xếp hạng đại học thế giới Webometrics

Ngày 05.02, Phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) đã công bố kết quả xếp hạng Webometrics lần thứ nhất của năm 2024. Trong kỳ xếp hạng lần này, Đại học Quốc gia Hà Nội gia tăng vị trí trong top 700 thế giới.

Trong kỳ xếp hạng tháng 02.2024, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí số 1 Việt Nam và gia tăng vị trí trong bảng xếp hạng thế giới (từ vị trí 671 lên vị trí 649) và khu vực (vị trí thứ 11 Đông Nam Á - tăng 1 bậc so với kỳ trước và 140 Châu Á - tăng 27 bậc so với kỳ trước).

Bên cạnh đó, lần đầu tiên tiêu chí Mức độ ảnh hưởng của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 500 thế giới (vị trí 495).

feb 2024 webometrics (1).png -0
Top 10 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trong bảng xếp hạng Webometrics tháng 02.2024
feb 2024 webometrics (2).png -0
Vị trí xếp hạng của ĐHQGHN trên BXH Webometrics tháng 02/2024 trong khu vực Đông Nam Á

Cũng trong kỳ xếp hạng này, Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 500 thế giới ở tiêu chí Impact - đã cho thấy mức độ lan tỏa mạnh mẽ, bền vững về nguồn tài nguyên số và uy tín học thuật của Đại học Quốc gia Hà Nội tới cộng đồng giáo dục cũng như toàn xã hội.

Webometrics là Bảng xếp hạng tự động, đánh giá năng lực số hóa và mức độ lan tỏa, ảnh hưởng về tài nguyên học thuật của các cơ sở giáo dục đại học dựa trên các chỉ số về mức độ lan tỏa, ảnh hưởng của hệ thống website và thông tin trực tuyến (impact), độ mở về tài nguyên học thuật (openness) trên Google Scholar, và chỉ số trích dẫn khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus (excellence) của một cơ sở giáo dục đại học.

Trong kỳ xếp hạng này, Webometrics vẫn duy trì phương pháp xếp hạng như ở kỳ tháng 01.2021. Cụ thể, tiêu chí “Presence” (Lượng tài nguyên số hóa) đã được loại bỏ trong phương pháp xếp hạng, tiêu chí Visibility (Mức độ ảnh hưởng) có trọng số cao nhất (50%), tiếp theo là tiêu chí Excellence (Sự xuất sắc) có trọng số 40% và tiêu chí Transperency (Độ mở học thuật) có trọng số 10%.

Trong đó, tiêu chí Transperency (Độ mở học thuật) đã tiếp tục mở rộng số hồ sơ nhà khoa học được xem xét và đánh giá trên cơ sở dữ liệu Google Scholar lên tới 290 hồ sơ (top 21-310).

Đại học Quốc gia Hà Nội gia tăng vị trí trong top 700 ở bảng xếp hạng đại học thế giới Webometrics -0
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Trước đó, trong năm 2023, chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục được xã hội đánh giá cao. Theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới như Tạp chí Times Higher Education và QS, Đại học Quốc gia Hà Nội liên tục là đại học tốt nhất Việt Nam, trong nhóm 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới. Đại học Quốc gia Hà Nội giữ vững xu hướng gia tăng lĩnh vực được xếp hạng và tăng điểm ở tiêu chí Uy tín học thuật và Tuyển dụng.

Năm 2023, THE Impact Rankings lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc làm tiêu chí. Đại học Quốc gia Hà Nội có thứ hạng 401-600 thế giới trong bảng xếp hạng này. Đặc biệt, Đại học Quốc gia Hà Nội có sự bứt phá mạnh mẽ ở thứ hạng 70 thế giới về tiêu chí Giáo dục có chất lượng.

Theo kết quả Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á 2024 của Tổ chức xếp hạng QS (QS AUR 2024), Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp ở vị trí 187 - trong nhóm 22% các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á.

Theo kết quả QS AUR 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có bước tiến vững chắc về Uy tín tuyển dụng khi gia tăng lên vị trí 131 của Châu Á (với mức điểm 34,2 điểm). Kết quả này đã phản ánh được chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội đang ngày càng gia tăng và được đánh giá cao bởi thị trường lao động - đại diện là các nhà sử dụng lao động trong nước và quốc tế. Ngoài gia tăng về Uy tín tuyển dụng, Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn duy trì thế mạnh về Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (xếp hạng 89 Châu Á - đạt 71,9 điểm) và Uy tín học thuật (xếp hạng 147 Châu Á - đạt 27,7 điểm).

Năm 2023, Tạp chí Times Higher Education xếp Đại học Quốc gia Hà Nội vào nhóm 351-400 trường đại học hàng đầu châu Á. Trong tổng số 6 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được xếp hạng, Đại học Quốc gia Hà Nội được đánh giá cao nhất ở nhóm tiêu chí Giảng dạy (môi trường học tập, 21,7 điểm).

Tháng 10.2023, Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực (THE WUR by Subjects 2024). Đại học Quốc gia Hà Nội nâng số lượng nhóm lĩnh vực được xếp hạng lên 8/11 nhóm lĩnh vực (tăng thêm 2 nhóm lĩnh vực so với kỳ xếp hạng 2023).

Cụ thể, 2 nhóm lĩnh vực lần đầu tiên được THE WUR xếp hạng là: Giáo dục (Education) - xếp hạng 401-500 và Y tế lâm sàng và Sức khỏe (Clinical and Health) - xếp hạng 601-800. Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì 6 nhóm lĩnh vực đã được xếp hạng trong các kỳ xếp hạng trước là: Khoa học xã hội (Social Sciences) - xếp hạng 501-600; Kinh doanh và kinh tế (Business and Economics) - xếp hạng 601-800; Khoa học sự sống (Life Sciences) - xếp hạng 801-1000; Khoa học máy tính (Computer Sciences) xếp hạng 801-1000; Kỹ thuật (Engineering) - xếp hạng 801-1000; Khoa học tự nhiên (Physical Sciences) - xếp hạng 801-1000.

Tháng 3.2023, trong Bảng xếp hạng QS thế giới theo lĩnh vực năm 2023 (QS WUR by subject 2023), Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế tại các lĩnh vực mũi nhọn với 6 lĩnh vực tiếp tục được xếp hạng so với năm 2022. Ngoài ra, có 2 nhóm lĩnh vực của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục được xếp hạng là Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering & Technology) và Khoa học Tự nhiên (Natural Sciences), trong đó, nhóm lĩnh vực Khoa học Tự nhiên được xếp số 1 tại Việt Nam.

Trong 6 lĩnh vực được xếp hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội, có 2 lĩnh vực duy trì được vị trí xếp hạng là Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin (Computer Science & Information Systems) - top 501-550 và Toán học (Mathematics) - top 351-400. Cũng trong 6 lĩnh vực này, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế số 1 Việt Nam tại 2 lĩnh vực là Vật lý và Thiên văn học (Physics & Astronomy) và Kinh doanh và Khoa học quản lý (Business & Management Studies).

Với kết quả xếp hạng Webometrics lần thứ hai của năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì vị trí trong top 700 cơ sở giáo dục xuất sắc nhất với vị trí 671, tăng 87 bậc so với kỳ xếp hạng năm 2022, tiếp tục duy trì vị thế số 1 Việt Nam và củng cố vị trí xếp hạng ở khu vực (vị trí thứ 12 Đông Nam Á và vị trí 167 Châu Á).

Giáo dục

Trường Ngôi Sao Hà Nội triển lãm 500 bức tranh mừng 70 năm giải phóng Thủ đô
Giáo dục

Trường Ngôi Sao Hà Nội triển lãm 500 bức tranh mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

Thông qua triển lãm đầy ý nghĩa nhân dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô Hà Nội, Trường Ngôi Sao Hà Nội (Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) mong muốn vun đắp tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật và nuôi dưỡng tình yêu di sản văn hóa Hà Nội của thế hệ trẻ.

Bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài
Giáo dục

Bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài

Tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ vừa ban hành, điều kiện để tổ chức kiểm định nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam được sửa đổi theo hướng cụ thể và chặt chẽ hơn, bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài.

Thêm 3 đại học Việt Nam lần đầu vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới
Giáo dục

Thêm 3 đại học Việt Nam lần đầu vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới

Ngày 9.10, Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2025. Việt Nam có 9 đại diện lọt vào danh sách này, trong đó có một số cái tên mới như Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.

FSEL xây dựng nền tảng học trực tuyến ngoại ngữ tương tác cùng AI: Cơ hội mới cho các bạn trẻ!
Giáo dục

FSEL xây dựng nền tảng học trực tuyến ngoại ngữ tương tác cùng AI: Cơ hội mới cho các bạn trẻ!

Thấu hiểu những khó khăn mà học sinh Việt Nam gặp phải khi học tiếng Anh, 3 bạn trẻ Phan Huy Thành Long, Nguyễn Ngọc Lâm và Hoàng Văn Hồng - đại diện cho những bạn trẻ FSEL mong mỏi mang đến một ứng dụng học tiếng Anh chất lượng cao để mọi học sinh, sinh viên, người đi làm đều có thể thông thạo ngoại ngữ.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước xử lý thế nào về ứng viên liên quan đến mua bán bài báo khoa học?
Giáo dục

Hội đồng Giáo sư Nhà nước xử lý thế nào về ứng viên liên quan đến mua bán bài báo khoa học?

PGS.TS Dương Nghĩa Bang, Phó Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết khi nhận được các đơn tố cáo hay ý kiến phản ánh về mua bán bài báo nói riêng và liên quan đến các tiêu chuẩn, tiêu chí trong hồ sơ ứng viên nói chung, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đều phân loại và chuyển đến các bên liên quan để xử lý hoặc xác minh làm rõ, trên cơ sở đó xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Newton Vĩnh Phúc: Tiên phong đào tạo thế hệ tương lai trong kỷ nguyên số
Giáo dục

Newton Vĩnh Phúc: Tiên phong đào tạo thế hệ tương lai trong kỷ nguyên số

Trường PTLC Newton Vĩnh Phúc tiên phong trong việc trang bị cho học sinh những hành trang cần thiết để trở thành công dân toàn cầu trong kỷ nguyên số. Với chương trình đào tạo đẩy mạnh Ngoại ngữ và Tin học chất lượng cao, nhà trường không chỉ giúp học sinh thành thạo ngoại ngữ mà còn rèn luyện tư duy lập trình, sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: "Cần giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập"
Giáo dục

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: "Cần giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập"

Trước yêu cầu từ Kết luận 91 của Bộ Chính trị, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường không chỉ là một mục tiêu xa vời mà đã trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín
Giáo dục

Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín

Với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao với trên 220 người có trình độ GS, PGS, TS, Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của lĩnh vực lâm nghiệp, của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh
Giáo dục

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh

Sau sự việc phản ánh, sinh viên ăn cơm canh thừa, Ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội đã triển khai ngay việc chỉ đạo tất cả thầy cô của Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh ăn cùng sinh viên trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, nhà trường đã dán các QR code tại các khu ở của sinh viên để các em có thể trực tiếp phản ánh về các vấn đề trong trường.