CTCP Tập đoàn Hoa Sen bị truy thu thuế hơn 2 tỷ đồng

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) bị phạt, truy thu thuế hơn 2 tỷ đồng theo Quyết định số 589/QĐ-CTBDU ngày 13.3.2023 của Cục Thuế tỉnh Bình Dương về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Cụ thể, CTCP Tập đoàn Hoa Sen đã có hành vi hạch toán không đúng doanh thu, chi phí, thu nhập khác niên độ trong năm 2020 và 2021 dẫn đến nộp thiếu ngân sách Nhà nước số tiền thuế TNDN và GTGT là 2,08 tỷ đồng.

Theo đó, CTCP Tập đoàn Hoa Sen bị phạt 415,76 triệu đồng do hạch toán không đúng doanh thu, chi phí, thu nhập khác niên độ năm 2020 và 2021 dẫn đến nộp thiếu ngân sách Nhà nước.

CTCP Tập đoàn Hoa Sen bị truy thu thuế hơn 2 tỷ đồng -0

Ngoài ra, công ty này còn bị yêu cầu nộp đủ số tiền thuế TNDN và GTGT là 2,08 tỷ đồng; tiền chậm nộp là 317,6 triệu đồng. Tổng tiền truy thu và phạt là 2,08 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý 4.2022 (tức quý 1 trong niên độ tài chính 2022 - 2023 của Hoa Sen) cho biết, 

SG có doanh thu thuần đạt mức 7.917 tỷ đồng, giảm hơn 53% so với cùng kỳ của năm 2021.

Khởi sắc hơn quý 3.2022, trong quý này, Hoa Sen đã thoát khỏi tình trạng kinh doanh dưới giá vốn. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng cũng bám đuổi sát nút với doanh thu khi đạt mức 7.757 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính của Hoa Sen cũng sụt giảm mạnh mẽ so với cùng kỳ của một năm trước khi chỉ còn 32 tỷ. Trong khi đó, chi phí tài chính tiêu tốn tới 113 tỷ đồng, riêng chi phí cho lãi vay là 47 tỷ đồng. Trừ đi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Hoa Sen báo lỗ thuần 689 tỷ đồng. Sau thuế, doanh nghiệp này ghi nhận khoản lỗ 680 tỷ đồng.

Về tình hình tài chính, hết quý 4.2022, Hoa Sen ghi nhận tổng tài sản ở mức 15.963 tỷ đồng, giảm so với hồi đầu năm (17.025 tỷ đồng).

Hàng tồn kho của Hoa Sen trong kỳ đã giảm 19,2 % so với thời điểm đầu năm xuống mức 5.980 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho vẫn chiếm gần 1/3 khối tài sản của Hoa Sen.

Ở chiều ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn trong kỳ của Hoa Sen tăng gần 14% so với hồi đầu năm lên mức 1.654 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng.

Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của Hoa Sen đã giảm từ mức 6.141 tỷ đồng (đầu năm) xuống 5.793 tỷ đồng (cuối năm). Nợ vay tài chính ghi nhận giảm rõ rệt, đặc biệt, nợ vay tài chính ngắn hạn giảm hơn 1.300 tỷ đồng.

Việc giảm số nợ vay tài chính cũng là biện pháp hữu hiệu giúp Hoa Sen nhẹ bớt gánh nặng chi phí lãi trong bối cảnh lãi suất liên tục tăng cao, gây áp lực lớn lên hoạt động của doanh nghiệp.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.