Chủ động phòng ngừa phát sinh khiếu kiện phức tạp

Làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, tỉnh cần tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, triển khai các biện pháp phòng ngừa, tránh để phát sinh thêm vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài, thực hiện chuẩn bị kỹ lưỡng đối với mỗi dự án đầu tư, xây dựng.

Tiếp công dân của người đứng đầu là điểm sáng

Báo cáo với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đại diện UBND tỉnh Nghệ An cho biết, công tác này được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm, là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu quả công tác của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức. Nhờ đó, chất lượng và tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng chuyển biến tích cực, chú trọng giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở, nơi phát sinh vụ việc; hạn chế tối đa các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, các vụ việc khiếu kiện lên Trung ương.

Thực hiện Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 238/KH-UBND triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; chỉ đạo 39/39 đơn vị cấp sở, cấp huyện ban hành kế hoạch triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

z5813193791314_f360f9c44c775e0cbf771f2589bf0f36.jpg
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Hải

Qua nghiên cứu báo cáo của UBND tỉnh, giải trình của các sở, ngành liên quan, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ghi nhận nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích của tỉnh Nghệ An trong thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng được đẩy mạnh; hoạt động hòa giải cơ sở, công tác đối thoại ngày càng được quan tâm thực hiện; các vụ việc được chỉ đạo giải quyết đúng quy định pháp luật ngay tại cơ sở; giảm được tình trạng đơn thư kéo dài, vượt cấp; không để hình thành “điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo trên địa bàn.

Phó Trưởng Ban Dân nguyện Lò Việt Phương ấn tượng với tổng số lượt tiếp công dân của tỉnh là 5.478 lượt, số người được tiếp là 6.174 người, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2023, dù tổng số đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh vẫn tăng. Chỉ rõ thông thường địa phương nào đơn thư nhiều thì số lượt tiếp công dân cũng cao, Phó Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị, tỉnh Nghệ An làm rõ nguyên nhân khiến tình hình khiếu kiện trên địa bàn tỉnh không căng thẳng như thông lệ.

Từ số liệu nêu trên, các thành viên Đoàn giám sát cũng đánh giá cao việc thực hiện tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành phân tích, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện 12/12 buổi tiếp công dân được lên kế hoạch, đạt 100% kế hoạch. Trong khi đó, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trung bình các Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân đạt 85% kế hoạch. “Công việc của Chủ tịch UBND bao giờ cũng rất bận, nhưng đồng chí thực hiện công tác tiếp công dân đầy đủ, tuân thủ đúng quy định của Luật Tiếp công dân. Đây là một điểm sáng trong thực hiện các công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tỉnh Nghệ An”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ.

Chuẩn bị kỹ dự án đầu tư sẽ giúp giảm khiếu nại, tố cáo

Báo cáo bổ sung với Đoàn giám sát, Chánh Thanh tra tỉnh Nghệ An Chu Thế Huyền cho biết, từ 1.8.2023 đến 31.7.2024, tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 377 vụ việc; đến nay, đã giải quyết được 362 vụ việc, đạt tỷ lệ 96%, còn 15 vụ việc đang trong thời gian giải quyết. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện và đề nghị các cấp có thẩm quyền xử lý hành chính 11 cá nhân có sai phạm (trong đó có 10 cán bộ, công chức); bảo vệ quyền lợi cho 8 người; chuyển cơ quan điều tra 3 vụ việc. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo giải quyết 14 vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài.

Ghi nhận kết quả của tỉnh Nghệ An trong thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo, một số thành viên Đoàn giám sát cũng lưu ý, số lượng đơn, thư tố cáo có đúng, có sai và đúng chiếm khoảng 45.9% (45/98 vụ việc). Tương tự số đơn, thư khiếu nại có đúng, có sai và đúng cao hơn mức trung bình của cả nước.

Phân tích những số liệu trên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho rằng, số lượng đơn, thư tố cáo có đúng, có sai và đúng của tỉnh như vậy là khá lớn. Điều này cho thấy, người dân trước khi làm đơn, thư tố cáo đã nghiên cứu kỹ vụ việc, quy định pháp luật liên quan, nên đưa ra đánh giá về vụ việc khá chính xác trong đơn thư. Do vậy, các cơ quan quản lý hành chính, đặc biệt là đối với cán bộ cơ sở phải tiếp tục tăng cường bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn, cũng như năng lực giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Qua nghiên cứu báo cáo chung của UBND tỉnh, cũng như báo cáo về 10 vụ việc được người dân gửi đến Ban Dân nguyện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp nhận thấy, đa số các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở Nghệ An và các địa phương trên cả nước đều có đặc điểm đã phát sinh từ lâu, quy định pháp luật, hồ sơ, tài liệu có thay đổi, nên quay lại xử lý rất khó và phức tạp. Tập trung giải quyết những vụ việc này cũng sẽ mất rất nhiều công sức, thời gian. Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp đề nghị, tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, triển khai các biện pháp phòng ngừa, tránh để phát sinh thêm vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Trưởng Đoàn giám sát đề nghị, UBND tỉnh Nghệ An và các ngành chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy tăng cường chỉ đạo việc thực hiện công tác tiếp công dân của các cấp chính quyền, của các ngành, của các đoàn thể. Mỗi lĩnh vực, mỗi cấp thực hiện trách nhiệm công tác tiếp công dân, đáp ứng được yêu cầu đặt ra thì sẽ giúp giảm đoàn khiếu kiện tập trung đông người, cũng như khiếu kiện vượt cấp.

"Thời gian tới, UBND tỉnh cần xây dựng kế hoạch tương đối cụ thể để giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh của người dân. Với những vụ việc còn tồn đọng, kéo dài cần đối chiếu với chính sách, pháp luật để xác định đã giải quyết tới đâu, còn vướng những gì để giải quyết mỗi vụ việc bảo đảm chặt chẽ, thấu tình, đạt lý. Trong công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật cần chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức luật gia, hỗ trợ pháp lý ở địa phương tiến hành giải thích pháp luật đầy đủ, tránh tình trạng chỉ giải thích những nội dung có lợi cho người dân, không giải thích nghĩa vụ cần thực hiện...".

Nhấn mạnh những nhiệm vụ nêu trên, Trưởng Ban Dân nguyện cũng lưu ý, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư, xây dựng trên địa bàn tỉnh, xem xét kỹ càng, thận trọng ngay từ khâu chuẩn bị mỗi dự án. Đồng thời, tiến hành xin ý kiến các bộ, ngành trung ương từ giai đoạn này, tránh để phát sinh vụ việc mới xin ý kiến. Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cần giải quyết thấu tình, đạt lý, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

Xây dựng luật

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp
Xây dựng luật

Thực hiện tốt hơn việc kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Nguyên nhân của việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết là bởi số lượng nhiều, có những văn bản nội dung khó, đã được bàn thảo nhiều lần nhưng chưa có giải pháp. Trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thời gian tới, một trong những giải pháp đặt ra là sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Chính phủ theo hướng quy định sát sao hơn và đôn đốc thực hiện tốt hơn quy trình giữa các cơ quan trình và Văn phòng Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ
Xây dựng luật

Do quy định pháp luật hay quá trình thực hiện?

Tại cuộc làm việc với Chính phủ về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2030”, các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị, cần làm rõ vướng mắc trong quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội hiện nay do quy định pháp luật hay quá trình thực hiện?

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ
Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ

Tại phiên thảo luận tổ 4, Đợt 1, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu nhất trí tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn 2012; đồng thời, nhấn mạnh cần trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho người lao động tại doanh nghiệp. Bởi hiện nay, cán bộ công đoàn tại công đoàn cơ sở đều hoạt động kiêm nhiệm và do người sử dụng lao động trả lương. 

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo
Xây dựng luật

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo

Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo chính sách phát triển của đất nước và hành động quyết liệt trong hoạt động lập pháp mang lại hiệu lực thực sự cho cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Đấy là hình ảnh sinh động của Quốc Khóa XV đã đi qua nửa chặng đường, luôn theo sát sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành cùng Chính phủ, vì Nhân dân, phản ánh kịp thời ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong mỗi quyết sách; tiếp bước chủ động đổi mới, sáng tạo, đột phá trong hoạt động của Quốc hội; nâng tầm vóc của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; rời xa tính hình thức; quyết liệt và tham gia sớm, sâu, thực chất trong xây dựng và quyết định chính sách pháp luật; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"
Xây dựng luật

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"

Không “bắc nước sôi chờ gạo người” là tinh thần chủ động, kiên quyết trong công tác lập pháp mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc nhở các cơ quan của Quốc hội. Nó cũng chính là bước đổi mới công tác lập pháp kế thừa thành quả qua các nhiệm kỳ, trong đó, đổi mới công tác thẩm tra có vai trò then chốt. Nhưng để có bước chuyển biến về chất cần có tư duy mới, đặt đúng vị thế, nhiệm vụ của cơ quan thẩm tra. Quốc hội Khóa XV đã có bước đột phá như vậy. Đặt cơ quan thẩm tra ở vị trí cao không chỉ là “phản biện” chính sách, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp mà còn là cơ quan “kiến tạo” chính sách ngay từ đầu.

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp
Xây dựng luật

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp

Sáng kiến lập pháp là quyền trình dự án luật hay kiến nghị về luật ra Quốc hội. Đây là quyền chủ động và xuất phát từ việc thực hiện quyền này mà “cỗ máy” lập pháp vận hành để điều chỉnh mọi mặt đời sống xã hội sinh động và luôn vận động. Vì vậy, sáng kiến lập pháp là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình lập pháp, quyết định đến số phận của một dự luật, thúc đẩy công tác lập pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Và khi hoàn cảnh lập pháp đã có những đổi thay thì việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp cần có sự sáng tạo, bước tiến phù hợp.

Những đề xuất sửa đổi quan trọng của Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)
Xây dựng luật

Những đề xuất sửa đổi quan trọng của Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào chiều nay (9.11) với nhiều nội dung đề xuất đáng chú ý liên quan mô hình tổ chức Tòa án; bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, nâng cao tính chuyên nghiệp của Thẩm phán…

Sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
Xây dựng luật

Sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6. Quan tâm tới dự luật, luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn luật sư TP Hà Nội kỳ vọng, dự thảo Luật sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Đổi mới cả chất và lượng trong tổ chức hệ thống Tòa án
Xây dựng luật

Đổi mới cả chất và lượng trong tổ chức hệ thống Tòa án

Tòa án nhân dân tối cao đang chủ trì soạn thảo sửa đổi Luật Tổ chức TAND để tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của TAND; xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Cần phải sửa quy định về nhiệm vụ thu thập chứng cứ và thẩm quyền điều tra của Tòa án
Xây dựng luật

Cần phải sửa quy định về nhiệm vụ thu thập chứng cứ và thẩm quyền điều tra của Tòa án

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) trình Quốc hội không còn quy định nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình tố tụng xét xử như quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, thể hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ theo Nghị quyết 27 về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc bỏ nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án là cần thiết.

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người
Xây dựng luật

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người

Theo đánh giá của Đoàn khảo sát của Ủy ban Tư pháp về việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012 - 2022, thời gian qua, các quy định của Luật Phòng, chống mua bán người đã đi vào đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức cảnh giác và kỹ năng phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có nơi, có lúc vẫn còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu.

Bảo đảm bình đẳng giới trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Xây dựng luật

Bảo đảm bình đẳng giới trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

NGUYỄN THỊ THU HÀ - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có nhiều điểm đổi mới, bổ sung hơn so với Luật Đất đai hiện hành. Nhất là vấn đề bảo đảm quyền lợi cho nữ giới trong gia đình về sở hữu, quản lý và sử dụng tài sản là đất đai để tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, những quy định của dự thảo Luật có tác động đến quyền lợi của nữ giới vẫn chưa thực sự nhất quán, bảo đảm thực hiện cao nhất, triệt để nhất các quyền có liên quan trong thực tiễn.

Khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí
Xây dựng luật

Khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí

Một trong những chính sách mới của Luật Dầu khí năm 2022 là đã bổ sung chính sách khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết để khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh dự báo những năm tới có nhiều mỏ dầu khí sẽ chuyển sang thời kỳ khai thác tận thu.

Đánh giá mức độ rủi ro đối với các hoạt động mới phát sinh
Xây dựng luật

Đánh giá mức độ rủi ro đối với các hoạt động mới phát sinh

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 đã giao Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định tại Luật sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Luật còn bổ sung quy định đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền. Các quy định này là cơ sở để các cơ quan quản lý rà soát, đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền đối với các hoạt động mới phát sinh, tạo sự chủ động cho Chính phủ.

Nhà nước cần có sự định hướng, điều phối, kiểm tra, giám sát hoạt động từ thiện nhân đạo
Lập pháp

Nhà nước cần có sự định hướng, điều phối, kiểm tra, giám sát hoạt động từ thiện nhân đạo

Tại Hội thảo "Quan điểm, giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo ở Việt Nam" diễn ra sáng qua, nhiều đại biểu cho rằng, cần có sự quản lý, định hướng và điều phối với hoạt động này. Đồng thời, xem xét có cơ chế kiểm tra, giám sát để hoạt động từ thiện nhân đạo mang tính bền vững hơn, thay vì tự phát, bảo đảm công khai, minh bạch và lành mạnh hóa hoạt động này.

ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai): Cần chính sách cụ thể trong đấu giá, đấu thầu thuốc chữa bệnh
Góc đại biểu

ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai): Cần chính sách cụ thể trong đấu giá, đấu thầu thuốc chữa bệnh

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, y tế là một ngành đặc biệt, đặc thù liên quan đến sức khỏe, tính mạng người dân. Tuy nhiên, lâu nay ngành y tế được được đối xử như những quan hệ bình thường của xã hội, từ lao động, việc làm, mua sắm, đấu thầu… Đại biểu cho rằng cần có những chính sách cụ thể đối với ngành y tế, nhất là trong đấu giá, đấu thầu, đồng thời có những chính sách đặc thù để tháo gỡ những tồn tại từ trước đến nay.