Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên

Đó là một trong những kiến nghị của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh tại cuộc làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, sáng 1.4, về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về nhà giáo.

Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên -3
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa - Trưởng đoàn khảo sát, phát biểu tại cuộc làm việc

Việc tuyển dụng giáo viên hiện nay được thực hiện theo Luật Viên chức năm 2010, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ; Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND huyện thực hiện quy trình tuyển dụng, bố trí, sử dụng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Trần Quốc Bảo cho rằng, việc quy định phân cấp tuyển dụng viên chức như vậy chưa phù hợp, gây khó khăn cho các địa phương trong việc chủ động chỉ đạo, tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức (ngành Giáo dục được giao biên chế trong khi thẩm quyền tuyển dụng lại thuộc ngành Nội vụ).

Ngành Giáo dục không được chủ động tuyển dụng, sử dụng giáo viên, điều này trên thực tế đã gây khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên -2
Theo Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng, nên tính toán biên chế đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cũng như các phòng chuyên môn khác, trong khi phải đảm đương nhiều việc hơn

Ông Trần Quốc Bảo cũng kiến nghị, cần có quy chế tuyển dụng riêng để thu hút giáo viên thực sự có năng lực về chuyên môn, tâm huyết với nghề.

Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái đối với nhà giáo cần gắn với tình hình thực tế của địa phương và đặc thù hoạt động dạy học; tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên tiểu học, THCS để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng năm học.

Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên -0
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Ngô Xuân Ninh cho rằng, cần nghiên cứu các chính sách đối với giáo viên trên địa bàn khó khăn, nhất là với giáo viên bậc mầm non và tiểu học, vì có yếu tố đặc thù

Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định cụ thể để xác định tiêu chuẩn tuyển dụng nhà giáo; xác định quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, chế độ làm việc đối với nhà giáo; xác định điều kiện, quy trình thuyên chuyển công tác; xác định điều kiện, quy trình đánh giá, xếp loại, thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với nhà giáo.

Bổ sung chế độ phụ cấp thâm niên nghề nghiệp đối với cán bộ quản lý giáo dục tại Phòng Giáo dục và Đào tạo; trong những trường hợp do yêu cầu của nhiệm vụ, nhà giáo được bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái sang làm công tác quản lý giáo dục, không trực tiếp giảng dạy, giáo dục thì được bảo lưu thâm niên nghề nghiệp và một số phụ cấp khác như nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy.

Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên -1
Đại diện các trường học trên địa bàn huyện Hương Khê mong muốn có chính sách đối với giáo viên ngoài công lập, giáo viên dạy học sinh dân tộc rất ít người tại các trường công lập

Đoàn khảo sát ghi nhận sự quan tâm đầu tư cho giáo dục nói chung, với đội ngũ nhà giáo nói riêng của tỉnh Hà Tĩnh cũng như của huyện Hương Khê. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa - Trưởng đoàn khảo sát cho biết, việc xây dựng luật dành riêng cho nhà giáo là mong muốn đã có từ rất lâu, nhằm tác động tích cực đến việc phát triển đội ngũ nhà giáo đúng hướng, đúng tầmTuy nhiên, việc xây dựng Luật Nhà giáo không dễ, vì các quy định liên quan đến đối tượng nhà giáo đang nằm rải rác khắp nơi, chồng chéo, ràng buộc lẫn nhau.

Các ý kiến tại cuộc làm việc sẽ được tập hợp, nghiên cứu, tiếp thu phục vụ quá trình thẩm tra dự án Luật Nhà giáo cũng như góp ý xây dựng các chính sách pháp luật liên quan đến nhà giáo, "để nhà giáo sống được bằng nghề, có điều kiện tốt nhất để hành nghề, được xã hội tôn vinh", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh.

Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên -0
Toàn cảnh cuộc làm việc

Huyện Hương Khê có 21 đơn vị hành chính cấp xã (1 thị trấn và 20 xã), trong đó có 4 xã (Hương Lâm, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hòa Hải) thuộc khu vực biên giới. Toàn huyện có 126 cán bộ quản lý, 1.253 giáo viên, 126 nhân viên. Cụ thể, bậc học mầm non có 59 cán bộ quản lý, 388 giáo viên, 21 nhân viên, so với chỉ tiêu được giao còn thiếu 5 giáo viên.

Cấp tiểu học hiện có 42 cán bộ quản lý, 21 tổng phụ trách đội, 458 giáo viên, 54 nhân viên, so với chỉ tiêu được giao còn thiếu 24 giáo viên. Cấp THCS hiện có 25 cán bộ quản lý, 12 tổng phụ trách đội, 374 giáo viên (372 biên chế, 2 hợp đồng), dôi dư 9 giáo viên; 01 nhân viên hành chính. 

UBND huyện đã phải điều động biệt phái 4 giáo viên, gồm 2 giáo viên Thể dục cho cấp Tiểu học; 1 giáo viên Ngữ văn cho Trung tâm GDNN-GDTX huyện; 1 giáo viên Mỹ thuật cho Trường THPT Phúc Trạch.

Năm học 2023 - 2024, huyện Hương Khê có 63 cơ sở giáo dục với 838 lớp, 23.356 học sinh, học viên (trong đó có 59 trường công lập, 01 trường ngoài công lập và 03 nhóm trẻ độc lập tư thục). Bậc học mầm non có 22 trường và 3 nhóm trẻ độc lập tư thục với 212 nhóm lớp, 5.403 học sinh (công lập 193 nhóm lớp, 4996 học sinh; tư thục 19 nhóm lớp, 407 học sinh).

Tiểu học có 21 trường với 339 lớp, 10.736 học sinh. THCS có 12 trường với 192 lớp, 7.217 học sinh. THPT có 4 trường với 94 lớp, 3.424 học sinh và Trung tâm GDNN-GDTX huyện với 11 lớp, 484 học viên.

Chính trị

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Sự kiện nổi bật

Phát huy sức mạnh chung thông qua Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hiện thực hóa mục tiêu chung vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của ICAPP trong việc tạo dựng môi trường hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Sáng nay, 22.11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của ICAPP trong việc tạo dựng môi trường hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana, sáng 21.11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ khánh thành tôn tạo và đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Santo Dominigo.