Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn:

Quy định rõ hơn về quy hoạch đô thị xanh

Cần quy định rõ hơn hoặc quy định nguyên tắc về quy hoạch đô thị xanh để làm căn cứ triển khai thực hiện trong thực tiễn. 

Tiếp tục Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, sáng nay, 27.8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu hoạt động chuyên trách đã thảo luận về dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Quy định rõ hơn về quy hoạch đô thị xanh -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Bảo đảm tiếp cận phổ cập với không gian công cộng xanh, an toàn 

Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao dự thảo luật, nhất là cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Xây dựng đã có Báo cáo số 214/BC – BXD ngày 9.8.2024 với 140 trang báo cáo giải trình tiếp thu rất chi tiết các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội.

Theo ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn), dự thảo Luật đã yêu cầu đối với quy hoạch đô thị và nông thôn phải tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị xanh, thông minh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm thể chế hóa quy định “phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp với quy mô và dân số ở mức hợp lý theo hướng đô thị xanh” của Nghị quyết 06 – NQ/TW ngày 24.1.2022 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030

Một số hình ảnh Khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị, cần quy định rõ hơn hoặc quy định nguyên tắc về quy hoạch đô thị xanh để làm căn cứ triển khai thực hiện trong thực tiễn. Trong đó, nên quan tâm việc bảo đảm tiếp cận phổ cập với không gian công cộng xanh, an toàn và thân thiện cho toàn dân, đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật. Yêu cầu này cũng được xác định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 1.5.2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều 62 dự thảo luật, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) đề nghị, cần quy định rõ hơn quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phản biện quy hoạch đô thị và nông thôn trước khi phê duyệt.

Một số hình ảnh Khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6
ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho biết, dự thảo luật không có quy định cho phép các Hội nghề nghiệp được phản biện, gây khó khăn cho việc áp dụng. Trong khi các Hội nghề nghiệp của tỉnh như Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị, Hội Kiến trúc sư, Hội Xây dựng… là những Hội nghề nghiệp có chức năng phản biện xã hội, có chuyên môn phù hợp để phản biện. Do đó, đề nghị sửa đổi Điều 62 theo hướng: “giao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đứng ra mời các Hội nghề nghiệp được tham gia phản biện quy hoạch đô thị và nông thôn nhằm tạo điều kiện để các Hội được phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ”.

Còn chồng lấn theo đơn vị hành chính

Cho rằng, dự thảo luật chưa làm rõ khái niệm quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) lưu ý, chúng ta có hai bản quy hoạch khác nhau là quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, tuy nhiên, từ giải thích từ ngữ đến nhiều điều, khoản trong dự thảo luật đều quy định quy hoạch đô thị và nông thôn là giống nhau. Dự thảo luật cũng không làm rõ được bản chất của quy hoạch đô thị và nông thôn với mối quan hệ với các tổ chức hành chính. Các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, tỉnh, huyện, xã và quy hoạch đô thị và nông thôn đều chưa được phân định rõ ràng, còn chồng lấn theo đơn vị hành chính.

Một số hình ảnh Khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6
ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề nghị, cần xác định rõ bản chất của quy hoạch đô thị là cho khu vực đã là đô thị và dự kiến sẽ phát triển đô thị; quy hoạch nông thôn là cho khu vực nông thôn và trong kỳ quy hoạch đó là nông thôn.

Đại biểu cũng đề xuất, Bộ Nội vụ cần xem xét lại việc sắp xếp đơn vị hành chính, chỉ khi đạt đúng bản chất đô thị mới là đô thị, chứ đừng đơn thuần tính theo diện tích và dân số, dẫn đến tình trạng nhiều địa phương, đặc biệt các thành phố miền núi có xã không mang tính chất đô thị và không thể phát triển đô thị được.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các đại biểu nhất trí với nhiều nội dung đã được tiếp thu, chỉnh lý. Đồng thời đóng góp thêm nhiều ý kiến về các nội dung còn băn khoăn như: khái niệm, giải thích từ ngữ, phạm vi đối tượng, quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch đối với đô thị mới, quy hoạch không gian ngầm, xử lý các trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn, thời hạn, thời kỳ quy hoạch… Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tiếp thu, giải trình thuyết phục hơn.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 23.11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia - Ảnh Doãn Tấn/TTXVN
Sự kiện nổi bật

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia

Ngày 23.11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) tại Đại sứ quán Việt Nam nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA, qua đó hỗ trợ cũng như góp phần tháo gỡ những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại Campuchia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23.11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11.2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.