Ranh giới giữa nhân văn và răn đe

Sáng qua, tại phiên thảo luận tổ, hầu như không có đại biểu Quốc hội nào băn khoăn về sự cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên. Việc ban hành đạo luật chuyên biệt này không chỉ thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước ta liên quan đến trẻ em mà còn tích cực thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà nước ta là thành viên. Dự luật cũng được đánh giá là có nhiều điểm rất tiến bộ, rất nhân văn.

Dù vậy, sự băn khoăn của một số đại biểu lại cũng đến từ chính sự “rất nhân văn” đó. 

Ranh giới giữa nhân văn và răn đe -0
Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu tại thảo luận Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển

Theo ĐBQH Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang), về tổng quan, dự thảo Luật đã nới rộng phạm vi áp dụng miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội. “Quy định của dự thảo Luật đã phi tội phạm hóa rất nhiều đối với người chưa thành niên phạm tội. Nói cách khác, chúng ta chuyển hướng một số lớn các hành vi của người chưa thành niên quy định trong Bộ luật Hình sự là tội phạm trở thành không còn là tội phạm theo Luật Tư pháp người chưa thành niên".

Rà soát, phân tích, đối chiếu các quy định của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên với quy định liên quan của Bộ luật Hình sự hiện hành, đại biểu Lê Thị Thanh Lam cũng chỉ rõ, “quy định về hình phạt còn chưa thống nhất, điều kiện áp dụng mang tính tùy nghi”. Đơn cử như, một người 15 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự nếu áp dụng hình thức xử lý chuyển hướng như quy định của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên thì đều có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Việc này, theo đại biểu là "không phù hợp với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, không phù hợp với mục đích phòng ngừa tội phạm. Việc chồng chéo về quy định khi cả hai văn bản cùng điều chỉnh một hành vi của một chủ thể cũng sẽ dẫn đến lúng túng, bất cập trong việc truy tố, xét xử. Nếu áp dụng Bộ luật Hình sự thì đề cao tính răn đe, nghiêm khắc, còn nếu áp dụng Luật Tư pháp người chưa thành niên thì lại nới lỏng, chưa thích đáng đối với hành vi phạm tội". 

Với tính chất là một đạo luật chuyên biệt về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên, Luật Tư pháp người chưa thành niên phải có những chính sách hình sự phù hợp với người chưa thành niên. Theo đó, những đặc trưng của chính sách hình sự với người chưa thành niên phải được thể hiện cụ thể, rõ ràng ngay trong dự luật này, đặc biệt là tính nhân văn để người chưa thành niên có cơ hội, có điều kiện nhận ra sai lầm, không tái phạm và trở lại với con đường đúng đắn.

Tính nhân văn đó nếu không thể hiện ở các quy định về hình phạt và tố tụng hình sự thì sẽ thể hiện ở điều gì?

Chính vì thế, đa số đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tổ đều nhất trí với quan điểm, mục đích xử lý cần chuyển từ thiên về trừng phạt sang thiên về giáo dục, cảm hóa; chuyển từ việc áp dụng và thi hành các chế tài thiên về cách ly khỏi xã hội (giam giữ tại các trại cải tạo) sang áp dụng nhiều hơn các chế tài giáo dục tại cộng đồng, trong xã hội; tăng cường áp dụng các biện pháp giáo dục, cải tạo nhằm tăng tính tự giác, tự nguyện thay cho các biện pháp giáo dục, cải tạo có tính cưỡng bức. 

Nhưng rõ ràng, những băn khoăn của đại biểu Lê Thị Thanh Lam và một số đại biểu Quốc hội khác cũng phản ánh một thực tế, ranh giới giữa "nhân văn" và "nghiêm minh", giữa "răn đe, nghiêm khắc" và "nới lỏng, chưa thích đáng" trong áp dụng pháp luật hình sự với người chưa thành niên, nhất là với người phạm tội chưa thành niên trong nhiều trường hợp thật không dễ xác định. Có ai dám bảo đảm rằng, trong mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội được áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng đều có thể tận dụng được cơ hội mà Nhà nước và xã hội trao cho để trở lại với con đường đúng đắn? Xác suất vẫn là khó tránh khỏi. 

Vì thế, cùng với các quy định thật sự nhân văn dành cho người chưa thành niên thì cũng phải rà soát kỹ lưỡng, đánh giá tác động cẩn trọng, tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế để bổ sung các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên nhằm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng người chưa thành niên, phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội của từng người chưa thành niên. Đây sẽ là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều sự cân nhắc, lựa chọn khi xem xét, áp dụng xử lý chuyển hướng nhằm đạt được cả hai mục tiêu: vừa bảo đảm tính nhân văn nhưng đồng thời cũng giữ được tính răn đe, tính nghiêm minh của pháp luật. 

Cùng với đó, cũng cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp, nâng cao năng lực áp dụng xử lý chuyển hướng; xây dựng và phát triển các chương trình, dịch vụ tại cộng đồng giúp người chưa thành niên được xử lý chuyển hướng nhanh chóng hòa nhập xã hội, tránh xa những "điều kiện", "môi trường" có thể dẫn đến tái phạm. 

Chính sách và cuộc sống

AMH
Chính sách và cuộc sống

Thách thức cũng là cơ hội

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy phục vụ cho sự phát triển của đất nước, cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau quá trình này là khối lượng công việc khổng lồ, đặc biệt là công tác rà soát và xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật. Đây không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là một cuộc cải cách thể chế sâu rộng, có tác động lớn đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.

Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt văn bản quy định chi tiết

Sáng nay, 25.3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sẽ được tiến hành. Dự kiến, trong khoảng 2 ngày làm việc, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận 9 dự án luật, trong đó, một số nội dung được đánh giá là rất khó, rất mới cần được “trao đi đổi lại” cho thật “chín”, thật “rõ”.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Lực đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định: đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Nhằm thể chế chủ trương này, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã quy định nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thúc đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Mở rộng ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước

Trong vài năm gần đây, một số trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam cho thấy tiềm năng và đạt một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, các trường hợp ứng dụng còn ít cả về số lượng giải pháp AI, cơ quan và lĩnh vực được ứng dụng; thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể; chưa xác định đúng và giải trúng “bài toán” ứng dụng AI; năng lực để ứng dụng AI còn hạn chế cả về tài chính, dữ liệu và hạ tầng, con người. Từ những trường hợp thành công và chưa thành công, có thể rút ra một số bài học để khắc phục những điểm hạn chế đó, mở rộng việc ứng dụng AI trong các cơ quan nhà nước.

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới
Chính sách và cuộc sống

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới

Bùi Hoài Sơn

Nếu trong quá khứ, việc phát triển văn hóa chủ yếu dựa vào nguồn lực nhà nước, thì ngày nay, trong kỷ nguyên mới - thời đại số hóa, toàn cầu hóa và đổi mới sáng tạo - kinh tế tư nhân nổi lên như một trụ cột vững chắc, góp phần quyết định trong việc bảo tồn, sáng tạo và quảng bá văn hóa.

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ
Chính sách và cuộc sống

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ

Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Gỡ bỏ thủ tục trong nghiên cứu khoa học

“Các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục”. Đây là thực tế được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra khi đề cập về những tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở phát triển của khoa học, công nghệ thời gian qua.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ tiểu thương trên sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử ở Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế. Theo Bộ Công Thương, năm 2024, doanh số thương mại điện tử bán lẻ đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Cùng với đó, số lượng gian hàng trực tuyến cũng tăng mạnh, với khoảng 650.000 cửa hàng có phát sinh đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chính sách và cuộc sống

Rành mạch về chính sách thuế

Từ gần 100 nhóm ngành nghề được ưu đãi đầu tư đang quy định tại các văn bản pháp luật về đầu tư và các luật chuyên ngành, dự luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã thu gọn phạm vi các ưu đãi thuế xuống còn 30 nhóm lĩnh vực. Dù vậy, theo các đại biểu Quốc hội, quy định như dự thảo Luật vẫn chưa bảo đảm được tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.