Căng thẳng ở Trung Đông và cuộc đua vào Nhà trắng

Khi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đang đi đến chặng cuối cùng và chỉ còn một tháng nữa là đến ngày bỏ phiếu, căng thẳng ở Trung Đông, đặc biệt là giữa Israel và Iran, đã trở thành chủ đề có khả năng ảnh hưởng lớn đến quyết định của cử tri Mỹ. Leo thang xung đột gần đây nhấn mạnh sự bất ổn của khu vực và tác động tiềm tàng của nó đối với cuộc đua vào Nhà Trắng, khi cử tri Mỹ ngày càng quan tâm đến cách mỗi ứng cử viên ứng phó với khủng hoảng quốc tế.

Thách thức về chính sách Trung Đông

Trong cuộc tranh luận vào đầu tháng tại thành phố New York, hai ứng cử viên phó tổng thống Mỹ là JD Vance và Tim Walz (liên danh với ông Donald Trump và bà Kamala Harris) đã phải đối mặt với một loạt câu hỏi tập trung vào tình hình trong nước. Tuy nhiên, chủ đề mở màn cho đêm tranh luận lại bắt đầu bằng vấn đề cấp bách liên quan đến cuộc chiến giữa Israel và Hamas. Chủ đề này trở nên quan trọng hơn sau các cuộc tấn công bằng tên lửa gần đây của Iran vào Israel, đánh dấu sự leo thang trực tiếp trong cuộc xung đột giữa hai quốc gia. Câu hỏi được đưa ra vài giờ sau khi Iran phóng một loạt tên lửa đạn đạo vào Israel nhằm đáp trả việc nhà nước Do Thái tấn công có chủ đích vào các đồng minh của Iran. Đáng chú ý, vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh tại Tehran và các cuộc không kích nhằm vào Hezbollah ở Lebanon của Israel càng làm gia tăng căng thẳng. Sự bùng phát bạo lực này làm dấy lên lo ngại về một cuộc leo thang hơn nữa, ngay khi cuộc bầu cử của Mỹ đang đến gần, trong bối cảnh cử tri ngày càng chú ý đến cách mỗi ứng cử viên đề xuất giải pháp xử lý cuộc khủng hoảng đang diễn ra.

18827639-web1-teacher-7557.jpg
Nguồn: bakerinstitute.org

Hầu hết cử tri Mỹ ủng hộ Israel trong cuộc xung đột hiện tại, cho dù họ không muốn tham gia trực tiếp vào một cuộc xung đột khác ở Trung Đông. Theo cuộc khảo sát vào tháng 8 của Hội đồng Đối ngoại Chicago, 60% người Mỹ ủng hộ việc đất nước hỗ trợ Israel về mặt quân sự cho đến khi Hamas thả tất cả các con tin, trong khi một nửa ủng hộ điều đó cho đến khi Hamas bị giải tán hoàn toàn. Ủng hộ trên đã ăn sâu vào các đảng phái, mặc dù nó mạnh mẽ hơn trong số những người Cộng hòa, với hơn 70% ủng hộ Israel, viện trợ vũ khí và các hành động quân sự của nước này. Ngược lại, sự ủng hộ của đảng Dân chủ chỉ ở mức trên 40%, cho dù nhiều đảng viên cho rằng Mỹ đang làm quá nhiều cho Israel. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, phần lớn cử tri Dân chủ lớn tuổi vẫn ủng hộ Israel, làm phức tạp thêm lập trường của đảng trong cuộc bầu cử. Trong khi đảng Cộng hòa duy trì lập trường cứng rắn, mạnh mẽ ủng hộ Israel và các hành động của nước này chống lại Iran, thì đảng Dân chủ lại phải đối mặt với chia rẽ nội bộ, giữa sự ủng hộ truyền thống dành cho Israel và một nhóm trẻ hơn, có tư tưởng tiến bộ mạnh mẽ trong đảng, những người đồng cảm hơn với người Palestine, đổ lỗi cho Israel về các cuộc xung đột đang diễn ra trong khu vực.

Tác động đến từ các bang chiến trường

Các nhóm lợi ích đặc biệt như Ủy ban Công vụ Mỹ - Israel (AIPAC - nhóm vận động hành lang chuyên thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Mỹ và Israel) đang tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là trong năm bầu cử 2024 của Mỹ, khi họ đóng góp hàng triệu USD cho cả chiến dịch của đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Động lực này đặc biệt quan trọng ở các bang chiến trường như Pennsylvania và Nevada, nơi cử tri Do Thái chiếm một phần đáng kể trong tổng số cử tri. Với biên độ dự kiến ​​sẽ rất mong manh ở các bang dao động này, cả hai chiến dịch đều đang cẩn trọng định vị về cuộc xung đột ở Trung Đông nhằm tránh gây mất lòng các khối cử tri chủ chốt. Tại Pennsylvania, nơi có hơn 300.000 cử tri Do Thái, cả hai đều có khả năng đưa vấn đề an ninh của Israel và sự ủng hộ của Mỹ trở thành vấn đề nổi bật.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn là nhân vật chính trị gây chia rẽ trong cử tri Mỹ. Trong khi ông nhận được 66% ủng hộ trong số những người Cộng hòa, thì tỷ lệ đó giảm xuống chỉ còn 12% trong số những người Dân chủ. Nhìn chung, chỉ có 35% người Mỹ có quan điểm tích cực về nhà lãnh đạo Israel, trong khi có tới 45% tỏ ra không ưa thích. Chia rẽ này càng làm phức tạp thêm cách cả ông Trump và bà Harris điều chỉnh lập trường của họ về cuộc xung đột.

Thực tế, kết quả của cuộc bầu cử có khả năng mang lại nhiều tác động lớn đến quan hệ Mỹ - Israel. Chiến thắng của ông Donald Trump, người duy trì ủng hộ Israel và chống Iran nhất quán trong suốt chiến dịch, có thể khuyến khích Israel thực hiện các hành động cứng rắn hơn. Trong cuộc tranh luận gần đây, ông JD Vance đã tái khẳng định chiến dịch tranh cử của ông Trump ủng hộ mạnh mẽ quyền tự vệ của Israel và sẵn sàng thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu chống lại Iran nếu cần thiết. Thực tế, đội ngũ của ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa nhiều lần chỉ trích chính quyền của Tổng thống Biden về cách xử lý các cuộc xung đột trên thế giới, tuyên bố rằng sự hỗn loạn từ Gaza đến Ukraine bắt nguồn từ “sự lãnh đạo yếu kém”. Trong khi đó, nếu bà Harris trúng cử, chính quyền của bà có thể áp đặt các điều kiện mới cho Chính phủ của Thủ tướng Israel Netanyahu. Israel nhiều khả năng phải đối mặt với sự giám sát nhiều hơn và các điều kiện về viện trợ của Mỹ

Khi cuộc bầu cử đang đến gần, xung đột Trung Đông đang không chỉ là vấn đề chính sách đối ngoại, mà còn trở thành yếu tố chính định hình các quyết định của cử tri. Với các bang dao động như Pennsylvania và Nevada là nơi có đông đảo dân số Do Thái, không ứng cử viên nào có thể bỏ qua tầm quan trọng của cuộc xung đột này trong giai đoạn cuối của chiến dịch. Kết quả bầu cử cuối cùng sẽ định hình lại mối quan hệ Mỹ - Israel, cũng như ảnh hưởng đến bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn ở Trung Đông trong nhiều năm tới.

Người dân Mỹ không chỉ cần những câu trả lời rõ ràng về cách thức ứng phó với tình hình khẩn cấp, mà còn mong muốn thấy một chiến lược bền vững nhằm mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực này. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 không đơn thuần là bầu cho ai giữa hai ứng cử viên. Đó còn là sự lựa chọn giữa hai cách tiếp cận khác nhau đối với vai trò của Mỹ trên thế giới trong bối cảnh một Trung Đông bất ổn.

Quốc tế

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong
Thế giới 24h

Chuẩn bị tiền đề nâng cấp quan hệ

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vừa kết thúc chuyến thăm Singapore trong hai ngày 8 - 9.10, trước khi tới Lào để tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45. Trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và Tổng thống Yoon Suk Yeol đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác song phương trên các vấn đề kinh tế, an ninh và khu vực; đồng thời nhất trí sẽ nỗ lực nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2025.

Bão Milton đổ bộ Florida: Sức gió mạnh nhất 205 km/giờ, 130 cảnh báo lốc xoáy
Quốc tế

Bão Milton đổ bộ Florida: Sức gió mạnh nhất 205 km/giờ, 130 cảnh báo lốc xoáy

Bão Milton đổ bộ vào bờ biển Florida vào 8 giờ 30 phút tối giờ địa phương (sáng 10.10 giờ Việt Nam) với cường độ bão cấp 3, gây ra lốc xoáy, sóng thần và khả năng gây lũ lụt cho phần lớn tiểu bang. Milton đã mạnh lên từ vùng nước cực kỳ ấm của Vịnh Mexico, hai lần đạt đến bão cấp 5.

Hezbollah ủng hộ nỗ lực ngừng bắn ở Lebanon
Quốc tế

Hezbollah ủng hộ nỗ lực ngừng bắn ở Lebanon

Phó thủ lĩnh Hezbollah, Naim Qassem, người đang nắm quyền lãnh đạo của phong trào này cho biết phong trào của ông ủng hộ các nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn cho Lebanon. Đây cũng là lần đầu tiên tổ chức này không đề cập đến thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza như một điều kiện tiên quyết để nhóm này chấm dứt cuộc chiến với Israel.

Lào chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy kết nối và tự cường

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra từ ngày 9 - 11.10, tại Thủ đô Vientiane của Lào, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Đông Timor và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Đây là dịp để các lãnh đạo ASEAN và đối tác thảo luận, đưa ra quyết sách cho nhiều vấn đề chiến lược đang đặt ra cho ASEAN và khu vực.

Canada thông qua luật nhằm khai thác năng lượng tái tạo ngoài khơi
Quốc tế

Canada thông qua luật nhằm khai thác năng lượng tái tạo ngoài khơi

Canada vừa đạt được bước tiến đáng kể trong việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi khi Thượng viện chính thức thông qua dự luật C-49 gần đây. Đây là một văn bản mang tính đột phá, được thiết kế nhằm khai thác tiềm năng năng lượng ngoài khơi dồi dào tại tỉnh Nova Scotia, tỉnh Newfoundland và Labrador, nằm ven biển Đại Tây Dương của Canada. Hai tỉnh này sở hữu điều kiện lý tưởng cho phát triển năng lượng gió và các dạng năng lượng tái tạo khác nhờ vào vị trí địa lý chiến lược cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Dải Gaza trước và sau ngày 7.10.2023: Sự hủy diệt của chiến tranh
Quốc tế

Dải Gaza trước và sau ngày 7.10.2023: Sự hủy diệt của chiến tranh

Những con phố từng đông đúc và được quy hoạch ngay ngắn của Dải Gaza giờ đây chỉ còn là khung cảnh hoang tàn, với những đống đổ nát nơi các tòa nhà chung cư từng tọa lạc, những vũng nước thải ô nhiễm và ở nhiều nơi, không khí nồng nặc mùi hôi thối của của thi thể chưa được tìm thấy.

EAF
Quốc tế

Những thách thức chờ tân Thủ tướng Nhật Bản

Một tuần sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba chính thức tuyên thệ nhậm chức và công bố Nội các mới, ông đã phải bắt tay vào giải quyết những thách thức đang đặt ra: đoàn kết nội bộ đảng, đoàn kết đất nước và vực dậy nền kinh tế.

Cuộc chiến ở Trung Đông một năm nhìn lại
Quốc tế

Cuộc chiến ở Trung Đông một năm nhìn lại

Một năm sau khi các chiến binh Hamas phát động cuộc tấn công chưa từng có vào miền Nam Israel, dẫn đến một cuộc chiến khiến hàng chục nghìn người Palestine thiệt mạng và hàng triệu người phải di dời, cuộc xung đột tới nay vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, thậm chí còn đang mở rộng ra ngoài biên giới Gaza với nhiều mặt trận mới ở Trung Đông.

Florida chuẩn bị cho đợt sơ tán lớn trước nguy cơ bão Milton đổ bộ
Quốc tế

Florida chuẩn bị cho đợt sơ tán lớn trước nguy cơ bão Milton đổ bộ

Chưa đầy 10 ngày sau khi siêu bão Helene đổ bộ vào bang Florida, Mỹ, tiểu bang này đang chuẩn bị cho đợt sơ tán có thể là lớn nhất trong vòng 7 năm qua khi bão Milton - một cơn bão có khả năng tàn phá khác với cường độ bão cấp 3 trong thang bão 5 cấp Saffir-Simpson mạnh lên, hướng vào các trung tâm đô thị lớn.

Gia đình các nạn nhân thiệt mạng kỷ niệm 6 tháng ngày diễn ra vụ tấn công 7.10.
Quốc tế

Hai quan điểm trái ngược về cuộc chiến ở Trung Đông

Ngày 7.10, thế giới đánh dấu một năm Hamas tiến hành cuộc tấn công vào Israel, cũng là ngày mở ra một năm chiến tranh tàn khốc. Nhà bình luận chính trị Jonathan Freedland của The Guardian cho rằng: nhìn lại một năm qua, có hai quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau về những gì vừa xảy ra - cách thế giới nhìn nhận Israel và cách người Israel nhìn nhận chính mình. Mọi thứ có thể sẽ không tồi tệ đến thế nếu mỗi hình ảnh có thể được cảm nhận theo cách còn lại.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.