Bí quyết giữ giọng trong suốt mùa lạnh

Mùa đông là mùa nhiều lịch diễn của các các ca sĩ, vì đây là mùa diễn ra nhiều cuộc thi tiếng hát, thi học kì hai cho các trường thanh nhạc, tổng kết năm của các đơn vị… rất cần ca sĩ. 

Tuy nhiên, đi diễn nhiều nơi tại các tỉnh, biểu diễn giữa trời rét, đồ uống cũng lạnh, mặc thật đẹp nên thường … khó ấm do vậy mùa lạnh là thời điểm đầy thử thách đối với các ca sĩ.

Những người khác lại dễ bị cảm lạnh hoặc cúm hơn khi giao tiếp xã hội và đi du lịch trong kỳ nghỉ đông. Bác sĩ khuyên bạn nếu muốn giữ giọng trong suốt mùa lạnh cần:

Thở bằng mũi

Thanh quản cần hoạt động trong môi trường nhiệt độ ổn định, vì vậy không khí trước khi đi vào thanh quản và phổi phế quản cần phải được làm ấm, làm ẩm và làm sạch nên phải thở qua mũi. Không khí qua mũi được làm ấm và ẩm của hệ thống các mao mạch và chất nhầy của mũi. Không khí bảo đảm độ ẩm mới bôi trơn được thanh quản.

Uống đủ nước để cung cấp ẩm cho các mô thanh quản

Giữa đủ nước cho các mô thanh quản đặc biệt quan trọng trong những tháng lạnh hơn để giúp duy trì sự linh hoạt trong giọng nói. Niêm mạc và biểu mô thanh quản khô làm cho dây thanh âm kém linh hoạt và khó hoạt động hơn nhiều. Phải mất 48-72 giờ để cơ thể hấp thụ hoàn toàn nước? Vì vậy, hãy chú ý cẩn thận đến những ngày trước buổi biểu diễn hoặc buổi biểu diễn cho đủ.

 Khí dung hơi nước

Hơi nước có thể mang lại sự mềm mại cho dây thanh âm trong mùa khô lạnh. Niêm mạc đường hô hấp dễ bị khô trong muà lạnh do độ ẩm cao, nhiệt độ thấp , vì vậy lớp nhầy trên bề mặt đường hô hấp trong đó có mũi, xoang họng, thanh quản, khí phế quản trở nên đặc, dính, khó vận chuyển nên giảm khả năng  làm sạch đồng thời tăng độ quánh dẫn đến dễ tắc các lỗ thông từ xoang ra mũi và làm vi khuẩn dễ phát triển.

Điều này lí giải tại sao mùa lạnh dễ gây viêm mũi xoang và tình trạng viêm mũi xoang thường nặng nề hơn các mùa khác trong năm.

Xoang viêm dẫn tới khoang cộng hưởng bị giảm độ vang đồng thời dịch xoang chảy xuống bám trên bề mặt dây thanh làm giọng trở nên đục, khàn và hay phải đằng hắng khi nói, hát. Uống nước giúp dưỡng ẩm cho hệ thống biểu mô đường hô hấp trên từ họng trở lên, còn thanh quản thường phải khí dung hơi nước.

Tăng uống trà thảo dược, không chứa caffein, trà thảo dược như dưỡng ẩm dành cho dây thanh. Nếu kèm theo đau họng, có thể pha ít mật ong với trà thảo dược để làm dịu cơn đau họng.

Bí quyết giữ giọng trong suốt mùa lạnh! -0

Khởi động giọng đúng cách

Cần có thói quen khởi động giọng hát trước khi hát giống như khởi động cơ thể trước khi bơi, điều này giúp dây thanh của bạn thích nghi với thời tiết lạnh và di chuyển đúng cách. Đây là cách tốt nhất để tránh đột quỵ thanh quản.

Cần tập thở bụng ngày 2 lần, mỗi lần duy trì 20-30 phút.

Lưu ý đến nơi bạn ở: Hệ thống sưởi và điều hòa không khí trung tâm không tốt cho dây thanh quản của bạn, cần có một số lưu ý nếu bạn sử dụng hệ thống sưởi hoặc điều hòa: làm sạch bộ tản nhiệt và bộ lọc để loại bỏ bụi và cặn tích tụ tránh hít phải. Và thêm một ít hơi nước vào không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm không tỏa nhiệt hoặc đặt một cái bát lên trên bộ tản nhiệt.

Giữ cho hệ thống miễn dịch luôn hoạt động tích cực

Việc sử dụng quá nhiều các loại thuốc ngậm trong mùa lạnh có thể làm khô đường thở và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nên sử dụng các thảo dược dạng uống nếu thấy cần để kích thích hệ miễn dịch vùng họng – thanh quản hoạt động thường xuyên để có thể ngăn chặn tổn thương viêm khi xâm nhập.

Điểm nhấn mạnh: Đừng hát nếu thấy đau vùng thanh quản. Thực tế nhiều ca sĩ lên lịch biểu diễn trong kỳ nghỉ lễ khi bị tổn thương thanh quản. Hãy chắc chắn rằng phải lắng nghe dây thanh của mình để không gây thêm tổn hại và hồi phục nhanh nhất có thể.

Bí quyết giữ giọng trong suốt mùa lạnh! -0

Sức khỏe

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn
Xã hội

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn

Ngày 30.3, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Thanh tra tỉnh Hòa Bình và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, công nghệ tổ chức Chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật tại xã Thành Sơn, huyện Mai Châu.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sức khỏe

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Ngày 29.3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Theo thông tin từ Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, chỉ trong ba tháng đầu năm 2025, đơn vị đã tiếp nhận hơn 10 ca đột quỵ não ở người trẻ. Gần đây nhất là ca bệnh P.H.S (21 tuổi), có tiền sử tim bẩm sinh bị đột quỵ nhồi máu não do tác động mạch não giữa phải.

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không
Sức khỏe

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không

Chiều ngày 27.3, Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Trần Văn Thuấn đã đi kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Bạch Mai. Điều đáng nói, trong số những ca mắc sởi, có đến 75% bệnh nhân không nhớ mình có tiêm chủng hay không.

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp
Sức khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Với tính chất tiện lợi, thực phẩm đóng hộp đang là lựa chọn phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, từ góc độ an toàn thực phậm, nếu không được sản xuất, bảo quản đúng cách, một số sản phẩm trên tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể tấn công sức khoẻ người dùng bất cứ lúc nào.

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ
Sức khỏe

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ

Những ngày gần đây, thời tiết các tình thành phía Nam trải qua thời điểm nắng nóng, gắt, môi trường biến đổi thất thường, là điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn… bùng phát tấn công trẻ nhỏ. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè mà Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh Ths.BS Đinh Thạc lưu ý các bậc phụ huynh bảo vệ con.