Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng từng bước phục hồi

Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang từng bước hồi phục với tỷ lệ hấp thụ nguồn cung mới năm 2024 đạt hơn 50%. Lực cầu năm nay dự kiến tiếp tục được cải thiện khi hành lang pháp lý đã hoàn thiện và du lịch, bán lẻ phục hồi tích cực.

Tỷ lệ hấp thụ nguồn cung mới đạt hơn 50%

Sau giai đoạn phát triển bùng nổ với mức tăng trưởng lên tới 50% mỗi năm, từ năm 2018 đến nay, thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng liên tục biến động bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), nguyên nhân đầu tiên chính là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, toàn bộ hoạt động khai thác cho thuê gần như bị đóng băng. Kể cả khi đại dịch đã được kiểm soát thì phân khúc này vẫn chưa thể rục rịch khởi động.

Theo thời gian, phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng cũng cho thấy những dấu hiệu phục hồi đầy nỗ lực. Nguồn: ITN
Theo thời gian, phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng cũng cho thấy những dấu hiệu phục hồi đầy nỗ lực. Nguồn: ITN

Bên cạnh đó là sự quan ngại về tính pháp lý của phân khúc này. Khi thị trường phát triển nóng, câu chuyện về kỳ vọng lợi nhuận quá thu hút, khiến mọi sự quan tâm của khách hàng, nhà đầu tư đều đổ dồn vào đó và “tạm” gạt yếu tố pháp lý sang một bên. Tuy nhiên, khi thị trường chững lại, khách hàng, nhà đầu tư bắt đầu chặt chẽ hơn, cân nhắc hơn, tính toán hơn.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính yếu nhất khiến “bức tường” niềm tin vào phân khúc này lung lay chính là bởi sự “thất bại” của một số chủ đầu tư với những dự án quy mô khủng, cùng mức cam kết lợi nhuận hấp dẫn, nhưng tất cả đều không được hiện thực hóa. Đồng thời, nguồn cung cũng được “sao chép”, “áp đặt”, không có sự phân tích, “cải tiến” cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Dù vậy, VARS vẫn cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là một phân khúc tiềm năng. Bởi lẽ, mặc dù chậm nhưng theo thời gian, phân khúc này cũng cho thấy những dấu hiệu phục hồi đầy nỗ lực.

Theo báo cáo của VARS, năm 2023, cả nước chỉ có khoảng 3.165 sản phẩm bất động sản du lịch nghỉ dưỡng mới, giảm hơn 80% so với năm 2022. Lượng giao dịch cũng chưa phục hồi như kỳ vọng, toàn thị trường chỉ ghi nhận 726 giao dịch thành công. Sang năm 2024, nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đã có sự cải thiện, toàn thị trường ghi nhận khoảng 4.400 sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng mới mở bán, tăng 40% so với năm 2023. Thanh khoản cũng ghi nhận kết quả tích cực. Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng 2.500 giao dịch. Tỷ lệ hấp thụ trên nguồn cung mới đạt hơn 50%.

Đồng thời, kết quả phục hồi tích cực của ngành du lịch, cũng được cho là căn cứ vững chắc, bệ phóng quan trọng thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Bởi lẽ, du lịch cần một hệ thống hạ tầng từ giao thông đến cơ sở lưu trú chất lượng để đảm bảo và duy trì tính hấp dẫn, không chỉ “níu chân du khách” mà còn “thúc giục du khách quay trở lại”. Tính chung năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 17,5 triệu lượt, tăng 38,9% so với cùng kỳ năm 2023; khách nội địa ước đạt 110 triệu lượt, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 840.000 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Cần bảo đảm sự chuẩn chỉ về mặt pháp lý

Dự báo về diễn biến thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng trong năm 2025, VARS nhận định, phân khúc này sẽ có thêm tín hiệu tích cực. Lực cầu trong năm 2025 dự kiến tiếp tục được cải thiện khi hành lang pháp lý hoàn thiện trong bối cảnh du lịch, bán lẻ phục hồi tích cực. Biệt thự nghỉ dưỡng lâu dài hoặc căn hộ du lịch tại những dự án có phương án vận hành rõ ràng ở các tỉnh, thành phố có du lịch phát triển vẫn sẽ được quan tâm nhiều.

Về giá bán, dự báo giá bán sơ cấp vẫn ở mức cao nhưng sẽ được điều chỉnh phù hợp hơn. Giá bán biệt thự nghỉ dưỡng đi ngang tại một số nơi dư thừa nguồn cung cao cấp. Giá biệt thự nghỉ dưỡng lâu dài tại các khu vực du lịch trọng điểm tiếp tục tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm nhờ dòng tiền cho thuê bền vững.

Tuy nhiên, VARS cho rằng, thời gian tới, cần bảo đảm ba yếu tố sau thì phân khúc này mới có thể phục hồi, phát triển “tuy chậm, nhưng chắc”. Đầu tiên là sự chuẩn chỉ về mặt pháp lý. Hành lang pháp lý mới ngày càng “chặt” hơn với việc đầu tư, phát triển các dự án bất động sản, kéo theo đó, “cuộc chơi mới” chỉ dành cho những chủ đầu tư chuẩn chỉ, có năng lực và sức khỏe tài chính tốt. Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, vốn đang “nhạy cảm” về pháp lý, lại càng cần phải chuẩn chỉ, có như vậy mới nhận được niềm tin từ khách hàng, nhà đầu tư, VARS nhận định.

Bên cạnh đó, về phía doanh nghiệp phải xác định sản phẩm là quan trọng, khai thác, vận hành là then chốt. Doanh nghiệp cần đầu tư đúng mực cho khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm để đưa ra những dòng sản phẩm mới, không ngừng cải tiến nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, nhà đầu tư. Các sản phẩm bất động sản này cũng cần đưa vào quy trình khai thác vận hành chuyên nghiệp, trơn tru mới "bền" được.

Ngoài ra, đầu tư phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng không thể tách rời chuyện phát triển hạ tầng giao thông và ngành du lịch, dịch vụ. Đây được coi là trợ lực chính, mang tính quyết định tới bài toán hiệu quả của bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, theo VARS.

Kinh tế

Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu là 1 trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024. Ảnh: PV
Doanh nghiệp

Phân bón Bình Điền tiếp tục đạt danh hiệu “Top 50 Doanh Nghiệp Xuất Sắc Nhất Việt Nam Năm 2024”

Ngày 8.1 vừa qua, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã vinh dự được công nhận là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024. Đây là một dấu mốc đáng ghi nhận không chỉ cho riêng Bình Điền mà còn cho toàn bộ ngành sản xuất phân bón tại Việt Nam. Sự kiện do Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietnamNet tổ chức, nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có doanh thu cao và duy trì hiệu quả kinh doanh bền vững trong giai đoạn vừa qua.

Agribank - TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
Doanh nghiệp

Agribank - TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Với vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu, có tầm quan trọng lớn trong hệ thống với quy mô và hiệu quả hoạt động tăng trưởng bền vững, Agribank tiếp tục khẳng định 8 năm liên tiếp là ngân hàng đứng thứ Nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam và nằm trong TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tại bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024.

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam: Quyết tâm triển khai thành công Dự án khai thác muối mỏ kali tại Lào
Doanh nghiệp

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam: Quyết tâm triển khai thành công Dự án khai thác muối mỏ kali tại Lào

Ngày 09.01, tại thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã diễn ra Hội nghị Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Lào. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy phát triển bền vững và thịnh vượng”.

Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas Life lọt Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024
Doanh nghiệp

Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas Life lọt Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024

Ngày 8.1, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas đã được vinh danh tại Lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Bảng xếp hạng do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet thực hiện, khẳng định uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong ngành Tài chính – Bảo hiểm ở Việt Nam.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh chuyển đổi số

Trong bối cảnh nhiệm vụ chính trị, chuyên môn năm 2025 đặt ra hết sức nặng nề, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã xác định mục tiêu và phương châm hành động của năm là: “Tập trung nguồn lực, trí tuệ hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trọng tâm và các đề án, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giao dịch”.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng hai con số

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương sáng ngày 8.1, lãnh đạo nhiều địa phương cho biết đã xây dựng kịch bản và quyết tâm tăng trưởng hai con số trong năm 2025, qua đó, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cả nước.

Họp báo
Thị trường

Định hướng tín dụng năm 2025 tăng 16%

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, đây không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là phải kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại diễn đàn
Thị trường

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025 rất tích cực

Đây là nhận định của các diễn giả tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 diễn ra chiều ngày 7.1; để duy trì đà tăng trưởng bền vững, tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như con người, cơ sở hạ tầng và thể chế.

Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
Doanh nghiệp

Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025

Ngay từ những ngày đầu năm 2025, Agribank đã tung ra gói tín dụng ưu đãi khủng trị giá 110.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân. Đây là bước đi chiến lược nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.