Góp ý dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Bảo đảm yếu tố kịp thời, linh động trong phân cấp

Nguyễn Thị Oanh - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đồng Nai

Về việc phân cấp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) nên quy định theo hướng của Nghị quyết số 04/NQ-CP. Theo đó, UBND cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng Đề án phân cấp để quy định những vấn đề khung trình HĐND cùng cấp xem xét, thông qua; nội dung phân cấp cụ thể sẽ giao cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định, như vậy sẽ bảo đảm yếu tố kịp thời, linh động trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính như hiện nay.

Nhiều điểm tiến bộ nổi bật

Sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương lần này, một trong những quy định chính quyền địa phương dành sự quan tâm lớn, đó là việc phân cấp. Phân cấp không phải là việc mới bởi trong Luật hiện hành đã dành Điều 13 với 4 khoản để quy định. Đến dự thảo lần này, phân cấp được quy định tại Điều 14 với 6 khoản. Điều này cho thấy sự quan tâm của ban soạn thảo đối với chế định luật đặc biệt quan trọng này, bởi lẽ nếu phân cấp cùng với phân quyền được đẩy mạnh sẽ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Chính phủ và phát huy sự chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương các cấp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Ngược lại, phân cấp, phân quyền nếu tiến hành chậm chạp, lúng túng sẽ cản trở việc cải cách, tinh giản bộ máy hành chính nhà nước, trong khi đây là vấn đề được toàn xã hội hiện nay đang quan tâm và đẩy mạnh thực hiện.

Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Đồng Nai Khóa X. Ảnh: Hạnh Dung
Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Đồng Nai Khóa X. Ảnh: Hạnh Dung

Về bản chất, phân cấp quản lý là việc chính quyền cấp trên giao nhiệm vụ cho chính quyền cấp dưới và lãnh đạo chính quyền cấp dưới trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.

Theo quan điểm cá nhân, quy định phân cấp trong dự thảo lần này có những điểm tiến bộ nổi bật. Trước hết, đó là việc khắc phục tình trạng chỉ phân cấp một chiều “từ trên xuống” để bổ sung một chiều “từ dưới lên”, điều này tạo sự chủ động cần thiết cho các cấp địa phương. Vấn đề này quy định tại hai khoản, đó là Khoản 4 về cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp có quyền tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản phân cấp, đề nghị cơ quan phân cấp điều chỉnh nội dung phân cấp. Khoản 5 UBND cấp tỉnh được chủ động đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phân cấp cho cơ quan, tổ chức ở địa phương được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương; đồng thời, UBND cấp huyện, cơ quan, tổ chức khác ở địa phương cũng có quyền tương tự UBND cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, thêm một quy định mới tại Khoản 6 để xử lý trường hợp phân cấp dẫn đến cần thay đổi thủ tục hành chính quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Đây là những điểm mới nhận được sự đồng thuận cao của đối tượng được lấy ý kiến.

Quy định những vấn đề khung trình HĐND cùng cấp

Phân cấp trong quản lý nhà nước được hiểu là việc sắp xếp nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền, giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện quyền quản lý nhà nước trong một lĩnh vực cụ thể. Bản chất của phân cấp là việc cơ quan cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn do mình nắm giữ cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục; cấp trên hỗ trợ, cung cấp điều kiện và phương tiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các quyền hạn được chuyển giao.

Thực tế hoạt động phân cấp trước đây có những bất cập, đơn cử như công tác quản lý cán bộ, công chức, mặc dù chính quyền tổ chức theo ba cấp nhưng pháp luật quy định về quyền tự chủ của chính quyền địa phương các cấp còn hạn chế, thể hiện thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức hành chính chủ yếu tập trung ở cấp tỉnh; cấp huyện thì mờ nhạt, còn cấp xã hầu như không có thẩm quyền. Đất đai, một lĩnh vực luôn “nóng” và liên quan trực tiếp đến người dân nhưng một số nội dung tuy đã phân cấp cho cấp dưới, sau một thời gian ngắn thực hiện thì cấp trên lại thu về như việc đăng ký quyền sử dụng đất (giao cho các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện nhưng sau đó lại chuyển lên cấp tỉnh).

Năm 2022, Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10.1.2022 của Chính phủ ra đời quy định về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. Nghị quyết nêu: căn cứ quy định của pháp luật chuyên ngành và quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phân cấp trong quản lý nhà nước tại Nghị quyết này, UBND cấp tỉnh xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp đối với HĐND cấp huyện, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi ban hành Quyết định và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, qua theo dõi nhận thấy quy định này vẫn chưa được thực hiện rốt ráo và cần được giải quyết tại Luật sửa đổi lần này.

Việc ban hành văn bản phân cấp trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi lần này quy định rõ tại Khoản 2: “phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan phân cấp. Cơ quan phân cấp có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức được phân cấp có đề nghị và cam kết về việc tự bảo đảm điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp”.

Như vậy, dù có những ưu điểm như phân tích ở trên nhưng nếu việc phân cấp phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật sẽ có những khó khăn. Bởi lẽ, quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ mất khoảng hơn một trăm ngày, trong khi đó Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (kể cả luật sửa đổi hiện nay) không quy định đây là trường hợp ban hành theo thủ tục rút gọn. Như vậy, khi cần phân cấp một nội dung nào đó sẽ không kịp thời.

Thiết nghĩ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi nên quy định theo hướng của Nghị quyết số 04/NQ-CP. Theo đó, UBND cấp tỉnh, cấp huyện sẽ xây dựng Đề án phân cấp để quy định những vấn đề khung trình HĐND cùng cấp xem xét, thông qua. Nội dung phân cấp cụ thể sẽ giao cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định, như vậy sẽ bảo đảm yếu tố kịp thời, linh động trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính như hiện nay.

Diễn đàn

Sẵn sàng hành lang pháp lý cho cải cách bộ máy
Diễn đàn

Sẵn sàng hành lang pháp lý cho cải cách bộ máy

Tại kỳ họp bất thường lần thứ Chín sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. Các luật, quy định tại kỳ họp đã, đang được lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân, được sự quan tâm góp ý, đáng chú ý là Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) sửa đổi. Sau khi thông qua, đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu
Diễn đàn

Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, từng bước trở thành đô thị trung tâm vùng

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong năm 2025 cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ Phạm Văn Hiểu cho biết, HĐND thành phố Cần Thơ sẽ đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, tiếp tục tăng cường nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Quốc hội, của Chính phủ về phát triển thành phố, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế để Cần Thơ từng bước trở thành đô thị trung tâm vùng.

Tăng thẩm quyền quyết định kịp thời những vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Tăng thẩm quyền quyết định kịp thời những vấn đề phát sinh

Nguyễn Ngọc Thái - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam

Theo chương trình nghị sự, tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sắp tới sẽ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, trong đó, có Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); một trong những nội dung có sự sửa đổi, bổ sung là quy định về thẩm quyền của Thường trực HĐND, tạo căn cứ pháp lý để Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định kịp thời các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND.

Bài cuối: Giải quyết trực tiếp, nhanh kiến nghị bức xúc
Diễn đàn

Bài cuối: Giải quyết trực tiếp, nhanh kiến nghị bức xúc

Cùng với những cách làm hiệu quả trong thực hiện chức năng quyết định, HĐND tỉnh Bắc Giang tăng cường kết hợp giám sát, khảo sát trực tiếp và thông qua nghiên cứu các báo cáo, tài liệu, giám sát bằng hình ảnh; tập trung chất vấn những nội dung các cơ quan quản lý chậm hoặc né tránh trách nhiệm. Trong TXCT, sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố đã được chấn chỉnh, phát huy hiệu quả giải quyết trực tiếp, nhanh các kiến nghị bức xúc.

Bài 1: Bảo đảm quyết sách khả thi, hiệu lực
Diễn đàn

Bài 1: Bảo đảm quyết sách khả thi, hiệu lực

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức TXCT chuyên đề đối với các nghị quyết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều đối tượng, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động của chính sách ban hành nhằm phát huy trí tuệ tập thể, các tầng lớp Nhân dân bảo đảm chính sách khi ban hành có tính khả thi, hiệu lực và đi vào cuộc sống; thực hiện kiểm soát chặt nội dung, tài liệu theo nhóm vấn đề và quy định cụ thể thời gian trình bày tóm tắt các báo cáo trình tại kỳ họp, dành thời gian thỏa đáng cho thảo luận, chất vấn…

Giám sát đột xuất, tập trung các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn”
Diễn đàn

Giám sát đột xuất, tập trung các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn”

Trên cơ sở ý kiến phản ánh của cử tri, nhân dân và những vấn đề vướng mắc được phát hiện qua công tác quản lý nhà nước, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương đã tổ chức 7 cuộc giám sát đột xuất, tập trung vào các vấn đề “nóng”, “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở hoạt động giám sát chuyên đề, giám sát, khảo sát thường xuyên của các cơ quan HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức 6 hội nghị chất vấn, hội thảo chuyên đề về các nội dung rất thiết thực.

Đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri, Nhân dân
Diễn đàn

Đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri, Nhân dân

Nhìn lại năm 2024 có thể thấy, với tinh thần chủ động, trách nhiệm, HĐND tỉnh Phú Yên đã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, nhất là kịp thời thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý để các cấp, ngành triển khai thực hiện, phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển, tạo đồng thuận cao; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.

 Cần Thơ thực hiện nhiều quyết sách quan trọng để bước vào kỷ nguyên mới
Diễn đàn

Cần Thơ thực hiện nhiều quyết sách quan trọng để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2025, để đưa thành phố bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ quyết tâm thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị thành phố tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh huy động nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử
Diễn đàn

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử

Lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai xác định cần phải có cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao vị thế, vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị; chủ động, kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp xem xét, xử lý các hành vi vi phạm qua giám sát của HĐND các cấp, đồng thời báo cáo thường trực cấp ủy để biết và chỉ đạo; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thông qua phương tiện báo, đài của tỉnh…

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững
Diễn đàn

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Cùng với tổ chức “Bàn tròn chính sách” giúp cơ quan chức năng có thêm kênh thông tin quan trọng, cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Long An đã rất nhạy bén, chủ động tổ chức chất vấn, giám sát trước về công tác phòng, chống lãng phí và tổ chức bộ máy. Qua đó, tạo cơ sở thực hiện đồng bộ, quyết liệt cuộc cách mạng phòng, chống lãng phí và sắp xếp bộ máy tinh - gọn - mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm, góp phần khơi thông và kiến tạo nguồn lực phát triển của địa phương.

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do
Diễn đàn

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVII đã quyết tâm, lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 từ 15,65% trở lên, gấp khoảng 1,5 lần bình quân cả nước - mức tăng trưởng cực kỳ thách thức. Ban Thường vụ Thành ủy thảo luận dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, đặc biệt là nhiều cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm thành công của nhiều nước trên thế giới.

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân

NGUYỄN VÂN HẬU

Mùa Xuân mới 2025 đang đến rất gần, cử tri và Nhân dân mong mỏi, tin tưởng và kỳ vọng rất lớn rằng: cùng với cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chọn được người tài, đức phục vụ Nhân dân, cơ quan dân cử sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn về tổ chức và hoạt động, thực sự chuyển mình, biến “lượng” thành “chất” trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân
Hội đồng nhân dân

Tinh gọn bộ máy - cuộc cách mạng về chất trong kỷ nguyên mới

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Xác định tầm quan trọng đặc biệt đó, thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đã quyết liệt, khẩn trương triển khai các công việc theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân; Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn về cuộc cách mạng tạo thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị, động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
Diễn đàn

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng, khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, nhất là việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá; tạo điều kiện để cử tri tham gia quản lý nhà nước… đóng góp tích cực vào thành tựu bứt phá của địa phương.

Quang cảnh kỳ họp HĐND tỉnh Lào Cai
Diễn đàn

Tập trung các vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm

Với phương châm gần dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, trong năm 2024, hoạt động của HĐND hai cấp tỉnh Lào Cai luôn tập trung vào các vấn đề được cử tri và Nhân dân quan tâm, nhiều quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân được HĐND tỉnh ban hành đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn... Năm 2025, Thường trực, các Ban HĐND đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; chuẩn bị kỳ họp kỹ lưỡng, chu đáo, bảo đảm tiến độ; tăng cường giám sát vấn đề cử tri quan tâm...

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể
Diễn đàn

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể

Trần Thị Thuỳ Dương, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình được phân công chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức giám sát, khảo sát trực tiếp tại thực địa theo phương châm “tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể cử tri kiến nghị; Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát các ý kiến, kiến nghị cử tri trên từng địa bàn… Qua giám sát, nhiều kiến nghị của cử tri, ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm xem xét với tinh thần trách nhiệm cao, nhiều kiến nghị đã được giải quyết dứt điểm hoặc có chuyển biến tích cực.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều (đeo huy hiệu) và chuyên gia trao đổi, khuyến nghị tại Chương trình “Bàn tròn chính sách”
Hội đồng nhân dân

10 HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN NĂM 2024

Năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng; khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của cử tri và Nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của địa phương. Trong đó, có thể kể đến 10 hoạt động, sự kiện nổi bật năm 2024:

Kịp thời ổn định đời sống người dân
Diễn đàn

Kịp thời ổn định đời sống người dân

Giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri trước, sau Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lai Châu Khóa XV và các kiến nghị từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm, tiếp tục ý kiến với các cơ quan thẩm quyền sớm bố trí nguồn vốn sắp xếp ổn định dân cư khu vực nguy cơ sạt lở cao, kịp thời ổn định đời sống người dân; đề nghị UBND huyện Nậm Nhùn chỉ đạo hướng dẫn UBND xã Nậm Manh thực hiện các thủ tục sớm trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân…

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý
Diễn đàn

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý

Trần Thị Thùy Dương - Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Để báo cáo tổng hợp được đầy đủ, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri và bảo đảm chuyển đến đúng cấp thẩm quyền, sau mỗi buổi tiếp xúc, Tổ đại biểu HĐND các cấp họp trao đổi nhanh với cấp ủy, chính quyền và Ủy ban MTTQ cùng cấp để làm rõ các nội dung, sự việc cử tri quan tâm; đồng thời, thống nhất phân định ý kiến, kiến nghị theo thẩm quyền giải quyết của từng cấp, cần thiết xác minh tính xác thực của ý kiến cử tri, chắt lọc những nội dung mang tính đại diện, hợp lý.

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo
Diễn đàn

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo

Trần Thị Thuỳ Dương - Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Đối với những kiến nghị chính đáng, hợp pháp cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết thấu đáo, nhiều đại biểu HĐND không ngại va chạm, đã đeo bám, theo đuổi tới cùng, nhất là lồng ghép trong phát biểu thảo luận tại kỳ họp, kiến nghị lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, các sở, ngành liên quan có giải pháp, thời gian cụ thể giải quyết. Với sự quyết liệt như vậy, một số kiến nghị của cử tri đã được chỉ đạo giải quyết ngay và có lộ trình thời gian hoàn thành báo cáo UBND tỉnh.