Bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh

Khẩn trương hoàn thành xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Điện lực số 61/2024/QH15 trước ngày 1.2.2025 để kịp thời đưa các chính sách mới của Luật vào cuộc sống, nhất là các cơ chế, chính sách liên quan đến sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn, giá điện và giá dịch vụ về điện… Đây là một trong những nội dung quan trọng của Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống Nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.

Tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện

Nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân. Nhờ đó, ngay cả trong thời gian năm 2024 nắng nóng kỷ lục hơn 50 năm, phụ tải điện đạt mức kỷ lục hơn 1 tỷ kWh/ngày nhưng hệ thống điện quốc gia vẫn vận hành ổn định, không để thiếu hụt điện.

Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm. Nguồn: ITN
Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm. Nguồn: ITN

Tuy nhiên, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) còn một số bất cập; việc triển khai các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.

Thời gian tới, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cao hơn rất nhiều so với thời gian qua, tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 phấn đấu đạt trên mức 8% và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 phấn đấu ở mức 2 con số, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hằng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000MW). Đây là thách thức rất lớn, trường hợp không kịp thời có giải pháp nhanh chóng phát triển nguồn điện, nhất là các nguồn điện nền, điện xanh, điện sạch, bền vững sẽ tiềm ẩn nguy cơ thiếu nguồn cung điện nghiêm trọng, nhất là trong thời gian từ năm 2026 đến năm 2028.

Để chủ động các giải pháp từ sớm, từ xa, bảo đảm tuyệt đối không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị bộ trưởng các bộ, thủ trưởng các cơ quan, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ tịch và tổng giám đốc các tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc tập trung thực hiện nhiệm vụ cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2025 - 2030, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chuyển đổi số, phát triển công nghệ cao - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với yêu cầu là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025 và các năm tiếp theo; rà soát, nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch điện VIII để kịp thời cập nhật các yêu cầu, mục tiêu chiến lược mới về phát triển kinh tế - xã hội; cập nhật, bổ sung các dự án nguồn điện mới, nguồn điện xanh, sạch, bền vững, đồng thời loại bỏ, thay thế các dự án chậm tiến độ, không phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, hoàn thành trước ngày 28.2…

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách

Theo chỉ thị 01, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách của ngành điện. Đối với các dự án nguồn điện, chỉ đạo các địa phương triển khai ngay lựa chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII chưa có nhà đầu tư; như LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… bảo đảm hoàn thành trong quý II.2025.

Đối với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 (Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình mở rộng, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I…); Bộ Công Thương, UBND các tỉnh chỉ đạo đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 đến 6 tháng; yêu cầu các chủ đầu tư có cam kết tiến độ, thời gian vận hành cụ thể, gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20.1.

Đối với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành, vận hành trong thời gian 2026 - 2030, gồm các dự án đang thi công (Na Dương II, Quảng Trạch I, An Khánh - Bắc Giang, Long Phú I, Hiệp Phước giai đoạn 1) và các dự án đã lựa chọn được nhà đầu tư, đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (LNG Quảng Ninh, LNG Thái Bình, Quảng Trạch II, Hải Lăng giai đoạn 1, BOT Sơn Mỹ I, BOT Sơn Mỹ II, Bạc Liêu, Long An I, Ô Môn II, III, IV…); Bộ Công Thương, UBND các tỉnh chỉ đạo đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục để khởi công, đẩy nhanh tiến độ dự án, cam kết thời gian vận hành cụ thể, phấn đấu hoàn thành, đưa vào vận hành sớm hơn từ 1 - 2 năm so với kế hoạch…

Về truyền tải điện, nghiên cứu đầu tư xây dựng các dự án truyền tải điện theo Quy hoạch điện VIII, tăng cường liên kết mạnh giữa các khu vực, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho Hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025…

Chỉ thị nêu rõ, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8.6.2023 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo; hướng dẫn, khuyến khích sáng tạo trong thực hiện công tác tiết kiệm điện đạt hiệu quả cao nhất; chỉ đạo tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp lắp, sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ…

Doanh nghiệp

1. Doanh thu hợp nhất của Viettel năm 2024 là 190 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 103% kế hoạch
Doanh nghiệp

Dấu ấn Viettel 2024

Viettel đã vượt qua những khó khăn ở cả trong và ngoài nước để biến 2024 trở thành một năm thành công trên tất cả các lĩnh vực, khẳng định tầm vóc của một tập đoàn tiên phong, chủ lực trong kỷ nguyên số - niềm tự hào của đất nước và người dân Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Chuyến xe đoàn viên – Tết ấm áp cùng CT Group
Kinh tế

Chuyến xe đoàn viên – Tết ấm áp cùng CT Group

Những ngày cuối năm, khi lòng người rộn ràng mong chờ giây phút sum vầy, “Chuyến xe Đoàn viên” của CT Group lại lăn bánh, đưa cán bộ nhân viên về quê đón Tết trong không khí ấm áp, đầy yêu thương. Không chỉ là hành trình trở về, mỗi chuyến xe còn chất chứa sự quan tâm, sẻ chia từ doanh nghiệp, giúp người lao động an tâm gác lại những lo toan, tận hưởng một mùa xuân trọn vẹn bên gia đình.

Cùng Viettel lắc siêu xu 5G săn ngay linh giáp đón Tết Ất Tỵ 2025
Kinh tế

Cùng Viettel lắc siêu xu 5G săn ngay linh giáp đón Tết Ất Tỵ 2025

Lắc siêu xu 5G - giải trí thả ga, rinh quà liền tay! Chỉ cần lắc điện thoại, bạn đã có cơ hội sở hữu ngàn xu để đổi vô vàn các phần quà hấp dẫn. Với hình ảnh con Rắn vàng tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng, chương trình hứa hẹn sẽ mang đến những giây phút vui vẻ và những phần quà giá trị cho tất cả mọi người.

Agribank - Tiên phong trong hành trình chuyển đổi số
Doanh nghiệp

Agribank - Tiên phong trong hành trình chuyển đổi số

Không còn là xu hướng, chuyển đổi số đã trở thành yêu cầu tất yếu với các ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại trải nghiệm vượt trội cho khách hàng. Trong hành trình đó, Agribank, một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, đã và đang khẳng định vai trò tiên phong. Với các dịch vụ ngân hàng số, với nỗ lực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Agribank đang tạo ra những dấu ấn đột phá, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng và của quốc gia.

FPT thúc đẩy trao đổi tiềm năng đầu tư vào Việt Nam, đưa ngành Dược thành công nghiệp mũi nhọn
Doanh nghiệp

FPT thúc đẩy trao đổi tiềm năng đầu tư vào Việt Nam, đưa ngành Dược thành công nghiệp mũi nhọn

Ngày 22.1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Tọa đàm với các tập đoàn dược phẩm toàn cầu với chủ đề: "Dược phẩm Việt Nam trong kỷ nguyên số - Tương lai từ đổi mới sáng tạo và công nghệ”. Sự kiện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Tập đoàn FPT phối hợp tổ chức.

Năm 2024, ABBANK ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, lợi nhuận tăng 58% so với 2023
Doanh nghiệp

Năm 2024, ABBANK ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, lợi nhuận tăng 58% so với 2023

Kết thúc Quý 4.2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 58% so với năm 2023, đạt 809 tỷ đồng. Cùng với sự tăng trưởng về quy mô hoạt động, số lượng giao dịch qua kênh số tại ABBANK cũng có sự bứt phá đáng kể nhờ việc đầu tư nguồn lực nhằm tăng tiện ích và trải nghiệm khách hàng.

Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
Doanh nghiệp

Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank

Nhằm tăng cường đồng hành và đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn của khách hàng để phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh... đón đầu cơ hội trong năm 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) triển khai nhiều gói tín dụng đa dạng với lãi suất hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi giá trị.

Kết quả kinh doanh năm 2024: Teckcombank sẵn sàng dẫn dắt ngành ngân hàng trong kỷ nguyên vươn mình
Doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh năm 2024: Teckcombank sẵn sàng dẫn dắt ngành ngân hàng trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội, 20.01 – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan, nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống, đạt mức kỷ lục. Lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 27,5 nghìn tỷ đồng – tăng 20,3%; tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 47,0 nghìn tỷ đồng – tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,9% với số dư CASA của Techcombank bao gồm số dư Sinh lời tự động, đạt mức cao kỷ lục gần 231 nghìn tỷ đồng. Techcombank tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành với tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tiếp tục tăng lên 15,3% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), đạt 2,4%.

Vinachem và khát vọng chinh phục thị trường châu Âu
Kinh tế

Vinachem và khát vọng chinh phục thị trường châu Âu

Ngày 20.1, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Phùng Quang Hiệp đã có bài phát biểu quan trọng, bày tỏ mong muốn kết nối hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp Cộng hòa Séc nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất và nông nghiệp.

Make In Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số
Doanh nghiệp

Make In Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số

Ngày 15.1.2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD - Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho Giải Vàng “Sản Phẩm Công Nghệ Tiềm Năng” và Top 10 Sản phẩm Công nghệ số trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Chủ tịch HĐQT giao kế hoạch kinh doanh cho Quyền Tổng Giám đốc LPBank cùng các thành viên trong Ban điều hành. Ảnh: PV
Doanh nghiệp

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025

Ngày 18.1, tại Hà Nội, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã chứng khoán: LPB) đã tổ chức Hội nghị Triển khai Kinh doanh năm 2025. Với thông điệp "Tinh gọn để: Dẫn đầu hiệu quả - Vận hành xuất sắc", Hội nghị đã khẳng định quyết tâm của LPBank trong việc phát triển kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đại học Oxford ký hợp tác song phương với Viện Nghiên cứu, hệ thống Bệnh viện Tâm Anh
Doanh nghiệp

Đại học Oxford ký hợp tác song phương với Viện Nghiên cứu, hệ thống Bệnh viện Tâm Anh

Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Tâm Anh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa công bố ký kết hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Đây là hợp tác song phương đầu tiên của Đại học Oxford với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa tại Việt Nam.