Bảo đảm bình đẳng giới trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

NGUYỄN THỊ THU HÀ - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có nhiều điểm đổi mới, bổ sung hơn so với Luật Đất đai hiện hành. Nhất là vấn đề bảo đảm quyền lợi cho nữ giới trong gia đình về sở hữu, quản lý và sử dụng tài sản là đất đai để tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, những quy định của dự thảo Luật có tác động đến quyền lợi của nữ giới vẫn chưa thực sự nhất quán, bảo đảm thực hiện cao nhất, triệt để nhất các quyền có liên quan trong thực tiễn.

Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân trở thành đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng

Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội;  Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành văn bản số 1234-CV/TU ngày 17.2.2023 chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm, phát huy dân chủ trong việc lấy ý kiến các tầng lớp Nhân dân; UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 10.2.2023 để tổ chức triển khai thực hiện.

Bảo đảm bình đẳng giới trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) -0
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Q.M.G

Việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị, xã hội hết sức sâu rộng trong toàn thể Nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Thường trực HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH, Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các sở ban, ngành và 13/13 địa phương cấp huyện đã tổ chức triển khai lấy ý kiến trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan và các tầng lớp Nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, đối tượng phù hợp. Công tác tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp các địa phương trong tỉnh và đến từng thôn, xóm, khu phố và người dân…, nhiều website của các địa phương, trang Fanpage của các tổ chức mở chuyên mục để cho người dân góp ý kiến về các nội dung của dự thảo Luật.

UBND tỉnh Quảng Ninh xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, có tác động lớn đến kết quả lấy ý kiến nên đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương trên địa bàn tỉnh chủ động tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến nội dung dự thảo Luật đất đai (sửa đổi); Công tác tổ chức lấy ý kiến được thực hiện thông qua nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức và người dân dễ dàng tham gia ý kiến. Theo kết quả tổng hợp, để góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), cơ quan, tổ chức trực thuộc đã tổ chức hàng trăm cuộc hội nghị, hội thảo; đã nhận được 14.118 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân (13.414 ý kiến để nghị giải thích, bổ sung, sửa đổi).

Trong đó, các ý kiến tham gia nhiều nhất tập trung vào: Chương VII - Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (2.944 lượt ý kiến góp ý); Chương XV - Giám sát; thanh tra, kiểm tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (1.465 lượt ý kiến góp ý); Chương XI - Tài chính về đất đai, giá đất (1.437 lượt ý kiến góp ý); Chương V - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (1.368 lượt ý kiến góp ý) và Chương VI - Thu hồi đất, trưng dụng đất (1.004 lượt ý kiến góp ý).

Có thể thấy rằng, Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có nhiều điểm đổi mới thể chế đầy đủ và phù hợp với các quan điểm, định hướng đổi mới chính sách pháp luật về đất đai theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16.6.2022 của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, đã cơ bản giải quyết được các tồn tại, vướng mắc hiện nay, phù hợp với quy định của Hiến pháp và các điều ước quốc tế, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai; tăng cường vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai từ Trung ương đến cơ sở.

Bảo đảm bình đẳng giới trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) -0
Sửa đổi Luật Đất đai là nhiệm vụ quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và đời sống Nhân dân. Ảnh: Q.M.G

Dự thảo cũng đã luật hóa và quy định cụ thể nhiều nội dung, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến quyền lợi của người sử dụng đất như thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế việc giao cho Chính phủ quy định. Tuy nhiên, cần thiết phải có sự xem xét, nghiên cứu, thảo luận, thống nhất để quy định cụ thể, rõ ràng hơn, hạn chế tối đa sự tùy nghi trong các quy định của Luật, dẫn đến Luật ban hành chậm được triển khai trong thực tiễn và khi triển khai chưa thể bảo đảm tối đa mối quan hệ về quyền và lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Bảo đảm quyền lợi cho nữ giới trong gia đình về sở hữu đất đai

Riêng đối với vấn đề về bình đẳng giới, trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có nhiều điểm đổi mới, bổ sung hơn so với Luật hiện hành. Nhất là, vấn đề bảo đảm quyền lợi cho nữ giới trong gia đình về sở hữu tài sản quan trọng là đất đai. Phát huy vai trò của người phụ nữ trong sở hữu, quản lý và sử dụng tài sản là đất đai để tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên trong những quy định của dự thảo Luật có tác động đến quyền lợi của nữ giới chưa có sự thống nhất, nhất quán, bảo đảm thực hiện cao nhất, triệt để nhất các quyền có liên quan trong thực tiễn; chưa bảo đảm quyền của nữ giới với vai trò là thành viên trong hộ gia đình.

Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục xem xét để điều chỉnh. Đơn cử như: Tại khoản 2, Điều 89quy định: “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” nhưng chưa quy định, định lượng cụ thể đối với người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đối tượng người sống chung với người có đất bị thu hồi bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.Quy định nàychưa đủ để bảo đảm bình đẳng giới, trên thực tế việc thu hồi đất diễn ra đang gây bất lợi cho nữ. Bởi, trong cùng một thửa đất của 1 hộ gia đình có nhiều thế hệ sinh sống; trong đó, có con dâu sống cùng gia đình chồng - người trực tiếp sử dụng đất bị thu hồi, mất đi nguồn sinh kế, bị loại khỏi các chính sách bồi thường cũng như hỗ trợ của Nhà nước, khi Nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó, khi bị thu hồi đất chưa tính đến khía cạnh các hộ gia đình với nhiều thế hệ cùng sinh sống trên diện tích đất để bố trí tái định cư phù hợp (con dâu, con rể, vợ hoặc chồng…); chưa tính đến thời gian sống cùng và trực tiếp sử dụng đất. Có hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất việc bố trí nơi ở tái định cư chật hẹp, không gian sống chưa bảo đảm cho các thành viên trong hộ gia đình gây ra đơn thư, khiếu kiện. Những nội dung do người dân phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền là chính đáng nhưng do quy định luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa quy định rõ nội dung này nên không thể giải quyết, dẫn đến quyền lợi của người dân; trong đó, có nữ giới với vai trò là vợ, là con, là thành viên trong hộ gia đình bị chưa được bảo đảm triệt để.Do đó, cần phải có quy định nhằm định lượng được cơ bản, quy định cụ thể đối với quy định người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đối tượng người sống chung với người có đất bị thu hồi bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Bảo đảm bình đẳng giới trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) -0
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có nhiều điểm đổi mới, bổ sung hơn so với Luật hiện hành, nhất là, vấn đề bảo đảm quyền lợi cho nữ giới trong gia đình về sở hữu tài sản quan trọng là đất đai. Ảnh minh họa

Hay như tại Khoản 4, Điều 143 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã quy định rất cụ thểquyền lợi của người phụ nữ với vai trò người vợ:Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

Quy định này đã cụ thể xác lập quyền của người vợ trong quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm để quyền đó được thực hiện ngay khi Luật được ban hành. Trong đó, cần quy định cụ thể thêm 2 nội dung sau: Một là, xác định cụ thể việc xác lập tài sản giữa vợ và chồng được tính từ thời điểm khi xác lập quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật. Để khẳng định quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân, đồng thời để người phụ nữ nhận thức rõ hơn quyền và lợi ích của mình trong quan hệ hôn nhân khi được pháp luật công nhận và bảo đảm, bởi trên thực tế hiện nay có nhiều trường hợp sinh sống như vợ chồng nhưng chưa xác lập quan hệ hôn nhân theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trên thực tế, trong quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật cũng có những trường hợp tài sản được xác lập trong quá trình hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không được biết vì những lý do khác nhau. Việc cụ thể sẽ ràng buộc trách nhiệm của cả 2 bên trước pháp luật về tài sản sau khi kết hôn, trong đó có bảo đảm quyền lợi của người phụ nữ. Do đó, đề nghị bổ sung một nội dung tại khoản 2, Điều 143: “Quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng được xác lập và có hiệu lực ngay sau khi xác lập quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật”.

Hai là,khoản 2, Điều 143 quy định: Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. Về nội dung này, nên bỏ quy định trong dự thảo và quy định rõ, cụ thể, bắt buộc 1 nội dung: Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận. Trong quy định này cũng nên bỏ nội dung “trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người”. Để Luật khi được ban hành thực hiện nhất quán theo 1 nguyên tắc bắt buộc, việc này cũng góp phần từng bước quản lý tốt hơn cơ sở dữ liệu về đất đai, sở hữu đất đai trong thời gian tới, mặt khác bảo đảm tối đa quyền của người phụ nữ trong gia đình, tránh việc tùy nghi. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt quy định trên, tránh việc phát sinh thêm những thủ tục hành chính gây khó khăn cho người dân cả về chi phí và thời gian, phát sinh thêm thủ tục đối với cơ quan quản lý nhà nước. Đề nghị quy định cụ thể đối với những tài sản hôn nhân được xác lập theo quy định của pháp luật được tiến hành trước thời điểm Luật này quy định chỉ ghi tên vợ hoặc chồng có giá trị như nhau.

Về việc giao đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Tại Điểm a, khoản 2, Điều 17 quy định về Giao đất lần đầu không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức đối với những đồng bào dân tộc thiểu số chưa được giao đất để sản xuất, kinh doanh. Đề nghị, phải quy định rõ ở vùng nào: Vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn, vùng biên giới hải đảo… Bởi nếu quy định như trong dự thảo thì bất cứ sống ở vùng nào nếu là đồng bào dân tộc thiểu số thì đều được thụ hưởng chính sách này là không phù hợp. Ngoài nội dung quy định tại Điều 17 và điểm a, khoản 3, Điều 175 của dự thảo Luật Đất đai, đề nghị bổ sung thêm chính sách đất đai đối với các hộ dân sinh sống ở khu vực hải đảo như chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo đảm bình đẳng giới trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) -0
Bảo đảm bình đẳng giới và các nội dung liên quan đến đồng bào DTTS nhận được nhiều ý kiến tham góp trong quá trình lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Ngọc Lợi

Đối với trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS, Dự thảo cần bổ sung chính sách về rừng cộng đồng. Theo đó, khoản 1, Điều 17 cần quy định đầy đủ là: "1, Có chính sách về đất ở, đất, sinh hoạt cộng đồng, đất rừng cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc văn hóa về điều kiện thực tế từng vùng”. Bởi, rừng cộng đồng là khu rừng mà theo phong tục tập quán luật tục của hầu hết các cộng đồng thôn bản người dân tộc thiểu số quy định đó là rừng thiêng, rừng già, rừng có miếu, rừng đầu nguồn, thường là khu rừng được cộng đồng bảo vệ, cấm khai thác hoặc được khai thác trong giới hạn theo luật tục của bà con trong cộng đồng đó. Mục đích của việc bảo vệ rừng này là đảm bảo Tín ngưỡng của cộng đồng tôn thờ thần rừng, đảm bảo duy trì ổn định nguồn sinh thủy, phục vụ đời sống cộng đồng, giữ đất, giữ nước, phòng chống lụt bão…

Tại Điều 17, cũng cần xem xét thay thế từ “...tạo điều kiện…” bằng từ “ưu tiên” tại khoản 2: “Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có đất để sản xuất, kinh doanh, đảm bảo sinh kế thông qua các chính sách”. Sự thay thế từ ngữ nàysẽ bảo đảm việc thể chế hóa đầy đủ tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương. Ngoài ra, cần bổ sung các chính sách ưu tiên áp dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong dự thảo Luật, không ghép chung với các nhóm đối tượng khác.

Về chính sách hỗ trợ đối với việc thu hồi đất   

Tại Điều 104, đề nghị bổ sung chính sách đối với: Người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà không còn khả năng chuyển đổi nghề do quá độ tuổi lao động, không có khả năng chuyển đổi nghề theo quy định mà không có bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội.

Cùng với đó, cần có chính sách hỗ trợ cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người sử dụng đất trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài những chính sách hỗ trợ chung cho người có đất bị thu hồi để tạo lập cuộc sống mới. Những trường hợp này thường giá trị bồi thường về đất và tài sản không lớn, không đủ tiền tạo lập cuộc sống ở nơi ở mới nên cần phải có chính sách hỗ trợ ngoài chính sách chung.

Cũng tại Điều 104quy định 5 loại hỗ trợ, tuy nhiên chỉ có Điều 105 cụ thể việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm, các khoản hỗ trợ khác lại chưa có điều khoản quy định như: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ cho trẻ em chưa đến tuổi lao động, người khuyết tật, người cao tuổi theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ khác.

Cơ quan soạn thảo cần đánh giá rõ hơn tác động của dự thảo Luật đến đời sống các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ trong độ tuổi lao động, cần có chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất và những người bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất là phụ nữ cũng cần được xem xét nhất là trường hợp phụ nữ bị mất việc làm khi Nhà nước thu hồi đất: quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cần chú trọng đào tạo, chuyển đổi nghề phù hợp cho lao động nữ khi Nhà nước thu hồi đất.

Bảo đảm bình đẳng giới trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) -0
Hình ảnh tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Luật Đất đai (sửa đổi) do Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức. Ảnh: Q.M.G

Bên cạnh đó, cần quy định chính sách hỗ trợ phù hợp với những lao động nữ bị ảnh hưởng việc kinh doanh, mua bán khi Nhà nước thu hồi đất, chính sách ưu đãi phát triển, sử dụng quỹ đất cho phát triển nông nghiệp xanh – nông nghiệp tuần hoàn do nữ giới làm chủ, đặc biệt là nữ giới là người dân tộc thiểu số có năng lực, trình độ tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Dự thảo luật quan tâm đề cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước các cấp và quyền chủ thể của Nhân dân, quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng đất, lồng ghép giới, bình đẳng giới trong dự thảo Luật; các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ với vai trò là người sử dụng đất để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất trong đó có hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ.

Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ
Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ

Tại phiên thảo luận tổ 4, Đợt 1, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu nhất trí tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn 2012; đồng thời, nhấn mạnh cần trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho người lao động tại doanh nghiệp. Bởi hiện nay, cán bộ công đoàn tại công đoàn cơ sở đều hoạt động kiêm nhiệm và do người sử dụng lao động trả lương. 

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo
Xây dựng luật

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo

Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo chính sách phát triển của đất nước và hành động quyết liệt trong hoạt động lập pháp mang lại hiệu lực thực sự cho cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Đấy là hình ảnh sinh động của Quốc Khóa XV đã đi qua nửa chặng đường, luôn theo sát sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành cùng Chính phủ, vì Nhân dân, phản ánh kịp thời ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong mỗi quyết sách; tiếp bước chủ động đổi mới, sáng tạo, đột phá trong hoạt động của Quốc hội; nâng tầm vóc của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; rời xa tính hình thức; quyết liệt và tham gia sớm, sâu, thực chất trong xây dựng và quyết định chính sách pháp luật; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"
Xây dựng luật

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"

Không “bắc nước sôi chờ gạo người” là tinh thần chủ động, kiên quyết trong công tác lập pháp mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc nhở các cơ quan của Quốc hội. Nó cũng chính là bước đổi mới công tác lập pháp kế thừa thành quả qua các nhiệm kỳ, trong đó, đổi mới công tác thẩm tra có vai trò then chốt. Nhưng để có bước chuyển biến về chất cần có tư duy mới, đặt đúng vị thế, nhiệm vụ của cơ quan thẩm tra. Quốc hội Khóa XV đã có bước đột phá như vậy. Đặt cơ quan thẩm tra ở vị trí cao không chỉ là “phản biện” chính sách, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp mà còn là cơ quan “kiến tạo” chính sách ngay từ đầu.

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp
Xây dựng luật

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp

Sáng kiến lập pháp là quyền trình dự án luật hay kiến nghị về luật ra Quốc hội. Đây là quyền chủ động và xuất phát từ việc thực hiện quyền này mà “cỗ máy” lập pháp vận hành để điều chỉnh mọi mặt đời sống xã hội sinh động và luôn vận động. Vì vậy, sáng kiến lập pháp là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình lập pháp, quyết định đến số phận của một dự luật, thúc đẩy công tác lập pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Và khi hoàn cảnh lập pháp đã có những đổi thay thì việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp cần có sự sáng tạo, bước tiến phù hợp.

Những đề xuất sửa đổi quan trọng của Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)
Xây dựng luật

Những đề xuất sửa đổi quan trọng của Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào chiều nay (9.11) với nhiều nội dung đề xuất đáng chú ý liên quan mô hình tổ chức Tòa án; bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, nâng cao tính chuyên nghiệp của Thẩm phán…

Sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
Xây dựng luật

Sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6. Quan tâm tới dự luật, luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn luật sư TP Hà Nội kỳ vọng, dự thảo Luật sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Đổi mới cả chất và lượng trong tổ chức hệ thống Tòa án
Xây dựng luật

Đổi mới cả chất và lượng trong tổ chức hệ thống Tòa án

Tòa án nhân dân tối cao đang chủ trì soạn thảo sửa đổi Luật Tổ chức TAND để tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của TAND; xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Cần phải sửa quy định về nhiệm vụ thu thập chứng cứ và thẩm quyền điều tra của Tòa án
Xây dựng luật

Cần phải sửa quy định về nhiệm vụ thu thập chứng cứ và thẩm quyền điều tra của Tòa án

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) trình Quốc hội không còn quy định nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình tố tụng xét xử như quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, thể hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ theo Nghị quyết 27 về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc bỏ nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án là cần thiết.

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người
Xây dựng luật

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người

Theo đánh giá của Đoàn khảo sát của Ủy ban Tư pháp về việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012 - 2022, thời gian qua, các quy định của Luật Phòng, chống mua bán người đã đi vào đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức cảnh giác và kỹ năng phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có nơi, có lúc vẫn còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu.

Khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí
Xây dựng luật

Khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí

Một trong những chính sách mới của Luật Dầu khí năm 2022 là đã bổ sung chính sách khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết để khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh dự báo những năm tới có nhiều mỏ dầu khí sẽ chuyển sang thời kỳ khai thác tận thu.

Đánh giá mức độ rủi ro đối với các hoạt động mới phát sinh
Xây dựng luật

Đánh giá mức độ rủi ro đối với các hoạt động mới phát sinh

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 đã giao Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định tại Luật sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Luật còn bổ sung quy định đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền. Các quy định này là cơ sở để các cơ quan quản lý rà soát, đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền đối với các hoạt động mới phát sinh, tạo sự chủ động cho Chính phủ.

Nhà nước cần có sự định hướng, điều phối, kiểm tra, giám sát hoạt động từ thiện nhân đạo
Lập pháp

Nhà nước cần có sự định hướng, điều phối, kiểm tra, giám sát hoạt động từ thiện nhân đạo

Tại Hội thảo "Quan điểm, giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo ở Việt Nam" diễn ra sáng qua, nhiều đại biểu cho rằng, cần có sự quản lý, định hướng và điều phối với hoạt động này. Đồng thời, xem xét có cơ chế kiểm tra, giám sát để hoạt động từ thiện nhân đạo mang tính bền vững hơn, thay vì tự phát, bảo đảm công khai, minh bạch và lành mạnh hóa hoạt động này.

ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai): Cần chính sách cụ thể trong đấu giá, đấu thầu thuốc chữa bệnh
Góc đại biểu

ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai): Cần chính sách cụ thể trong đấu giá, đấu thầu thuốc chữa bệnh

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, y tế là một ngành đặc biệt, đặc thù liên quan đến sức khỏe, tính mạng người dân. Tuy nhiên, lâu nay ngành y tế được được đối xử như những quan hệ bình thường của xã hội, từ lao động, việc làm, mua sắm, đấu thầu… Đại biểu cho rằng cần có những chính sách cụ thể đối với ngành y tế, nhất là trong đấu giá, đấu thầu, đồng thời có những chính sách đặc thù để tháo gỡ những tồn tại từ trước đến nay.

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (TP. Hà Nội): Cần minh bạch về cơ chế tài chính cho bệnh viện công
Góc đại biểu

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (TP. Hà Nội): Cần minh bạch về cơ chế tài chính cho bệnh viện công

Góp ý vào dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Nhị Hà quan tâm đến cơ chế tài chính của bệnh viện công. Bởi vì đây là nội dung hết sức quan trọng đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận nhiều, rất cần làm rõ, minh bạch về cơ chế tài chính để giúp cho các bệnh viện công lập đi theo đúng định hướng, tránh những vi phạm, sai sót trong quá trình quản lý tài chính của người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên): Có thể xếp các hành vi bạo lực gia đình theo nhóm
Góc đại biểu

ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên): Có thể xếp các hành vi bạo lực gia đình theo nhóm

Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành, với 15 nhóm quy định hành vi bạo lực gia đình thì phải quy định rất rõ tính chất, mức độ, hành vi và đề nghị Chính phủ quy định chi tiết. Theo đó, có thể xếp các hành vi bạo lực gia đình theo nhóm: bạo lực về thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và các hành vi bạo lực khác cũng như xác định mức độ của các hành vi bạo lực này để cơ quan chức năng áp dụng các loại chế tài phù hợp.

Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình): Nên xem xét, quyết định các hành vi bạo lực gia đình sau ly hôn
Đại biểu - Cử tri

Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình): Nên xem xét, quyết định các hành vi bạo lực gia đình sau ly hôn

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm, đề nghị cân nhắc và xem xét lại quy định tại Khoản 2, Điều 3 quy định về hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với vấn nạn ly hôn. Theo đó, cần làm rõ hơn quy định về hành vi bạo lực gia đình nêu tại Khoản 1 điều này thì chỉ xác định hành vi bạo lực gia đình khi xảy ra trong phạm vi gia đình giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Còn các hành vi xảy ra ngoài phạm vi gia đình thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật.