Thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 - nhìn từ huyện Quỳ Hợp

Bài cuối: Rõ trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Quy định rõ quyền lợi địa phương nơi có khoáng sản được khai thác là cấp huyện và xã; giao trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho lực lượng công an các cấp chủ trì, cơ quan quản lý nhà nước địa phương là đơn vị phối hợp để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả… là những nội dung Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận qua khảo sát việc thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, gắn với lấy ý kiến dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.

Nhiều khó khăn trong xử lý vi phạm

Bên cạnh những kết quả tích cực, nhiều tồn tại, bất cập, khó khăn trong công tác QLNN về hoạt động, chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đã được Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận. Cụ thể, dù địa bàn có hoạt động khai thác khoáng sản lớn với 83 mỏ được cấp phép còn hạn, 158 xưởng chế biến khoáng sản, 6 cụm công nghiệp, 6 khu chế biến đá tập trung và nhiều khu vực có khoáng sản chưa được cấp phép cần phải bảo vệ. Tuy nhiên, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước mỏng (Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ có 5 người); không có công cụ hỗ trợ, phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát… Bên cạnh đó, một số loại khoáng sản (đá cảnh, thạch bàn...) thường phân tán nhỏ lẻ trong vườn, đất nông nghiệp nên người dân thường lợi dụng chủ trương cải tạo đất nông nghiệp để khai thác trái phép, dẫn đến việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn.

Theo phản ánh của UBND huyện, một số công ty, doanh nghiệp quá trình khai thác khoáng sản đã đổ đất, đá thải lên khu vực chưa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất làm bãi thải theo quy định (hành vi chiếm đất này đã được UBND huyện xử phạt). Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm” rất khó thực hiện... Cùng đó, một số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép và vẫn phải đóng thuế cho Nhà nước hàng năm nhưng không được khai thác (do chưa được cho thuê đất), gây khó khăn về kinh tế cho doanh nghiệp và công tác QLNN của địa phương.

doan-dai-bieu-quoc-hoi-tinh-khao-sat-viec-trien-khai-thuc-hien-luat-khoang-san-tai-mot-so-doanh-nghiep-tai-huyen-quy-hop--n5.jpg
Hoạt động khai thác mỏ tại Công ty CP Khoáng sản và Thương mại Trung Hải. Ảnh: P. Thảo

Từ thực tế quản lý khoáng sản chưa cấp phép của chính quyền địa phương cấp xã và huyện, Đoàn khảo sát ghi nhận thực trạng: khu vực khoáng sản thường tập trung vùng núi cao, giao thông khó khăn; đối tượng khai thác trái phép nhiều thủ đoạn tinh vi và khi bị phát hiện thường chối quanh co... Trong khi đó, chính quyền địa phương không được trang bị công cụ, phương tiện hỗ trợ, không có thẩm quyền, nghiệp vụ điều tra nên việc kiểm tra, xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn và không triệt để…

Tránh chồng chéo trong quy hoạch, quản lý khai thác

Từ thực tiễn địa phương, UBND huyện Quỳ Hợp kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét quy định rõ cơ chế đặc thù cho các địa phương có khoáng sản phải quản lý, như: bổ sung con người, cung cấp phương tiện, thiết bị máy móc…; có chế độ trợ cấp đặc thù cho cán bộ làm công tác quản lý khoáng sản. Đồng thời, giao trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho lực lượng công an các cấp chủ trì, còn cơ quan quản lý nhà nước địa phương là đơn vị phối hợp để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả… Cùng với đó, quy định rõ quyền lợi địa phương nơi có khoáng sản được khai thác là cấp huyện và cấp xã; quy định rõ tỉ lệ phần trăm trong tổng thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản mà địa phương được hưởng (như trường hợp thu tiền đấu giá đất…), tránh tình trạng đã được quy định trong nghị định số 158/2016/NĐ-CP nhưng thực hiện không hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quán Vi Giang nhấn mạnh mong muốn UBND tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn UBND huyện có phương án xử lý đối với các xưởng chế biến hình thành từ lâu nhưng chưa hoàn thành các thủ tục thuê đất; có phương án khai thác tận thu đá cảnh, phù hợp với nhu cầu cải tạo đất sản xuất của người dân; thực hiện đồng thời việc cấp mỏ và cho thuê đất phục vụ khai thác mỏ để thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan QLNN ở cấp xã, huyện.

Bên cạnh đánh giá cao những kết quả đạt được trong triển khai quyết liệt, kịp thời các quy định về khoáng sản, Đoàn ĐBQH tỉnh cũng ghi nhận đề xuất của một số doanh nghiệp, như: nghiên cứu “nới lỏng” cấp phép các khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ còn sót lại nằm xen giữa các mỏ đã được cấp phép. Theo Công ty CP Khoáng sản và TM Trung Hải - Nghệ An, cần ưu tiên các doanh nghiệp đã đầu tư chế biến sâu được phép thăm dò, nâng cấp các khu vực đã được cấp phép thăm dò mà chưa cấp phép khai thác để tận thu khoáng sản, cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho nhà máy; đồng thời, ưu tiên các doanh nghiệp đã đầu tư chế biến sâu đấu giá khoáng sản để ổn định thị trường, tránh lãng phí…; nghiên cứu áp dụng phương pháp tính công suất khai thác tối đa từ 3 - 5 năm.

Còn đại diện Công ty CP An Lộc thì cho rằng: dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang phân khoáng sản thành 4 nhóm cụ thể theo công dụng để có các quy định phù hợp về phân cấp, thẩm quyền quản lý, thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý đối với từng nhóm khoáng sản... Tuy nhiên, cần cho ý kiến về tính phù hợp trong phân loại để tránh chồng chéo trong quy hoạch và quản lý khai thác khoáng sản.

Liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, các doanh nghiệp cũng kiến nghị: đối với khoáng sản mới được phát hiện, doanh nghiệp được phép báo cáo và khai thác được coi là đi kèm; doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo hoặc được phép bổ sung quy hoạch cục bộ, không bắt buộc phải chờ theo kỳ quy hoạch… Bên cạnh đó, cần làm rõ tỷ lệ thu hồi khoáng sản thuộc nhóm II (các vật liệu ngành công nghiệp xây dựng), nhưng không cần điều chỉnh giấy phép; bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật khai thác mỏ đối với giám đốc điều hành khai thác lộ thiên...

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thị An Chung đề nghị, huyện Quỳ Hợp tăng cường vai trò quản lý nhà nước về quản lý khai thác khoáng sản; phối hợp tốt với các cấp, ngành để tạo hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn… “Đoàn tiếp thu, tổng hợp các ý kiến để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, chỉnh lý dự án Luật Địa chất và Khoáng sản; đồng thời tham gia cho ý kiến tại các phiên họp của Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật này”, bà Thái Thị An Chung nhấn mạnh.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.