THỰC HIỆN LUẬT KHOÁNG SẢN NĂM 2010 - NHÌN TỪ HUYỆN QUỲ HỢP

Bài 1: Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản

Khảo sát việc triển khai thực hiện Luật Khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận: sau gần 14 năm triển khai thực hiện, công tác quản lý nhà nước (QLNN) về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn huyện đã và đang đi vào nền nếp, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương…

Kịp thời và hiệu quả

Hiện, trên địa bàn huyện Quỳ Hợp có 83 mỏ được cấp phép còn hạn, trong đó có 14 mỏ được cấp giấy phép khai thác quặng thiếc, 34 mỏ được cấp giấy phép khai thác đá hoa trắng, 31 mỏ được cấp giấy phép khai thác đá xây dựng, 1 mỏ đá granit, 1 giấy phép khai thác nước khoáng, 2 mỏ cát sỏi…; có 78 mỏ hết hạn, trong đó 50 giấy phép đã có quyết định đóng cửa mỏ của UBND tỉnh, 28 mỏ đã cấp lại giấy phép hoặc chưa khai thác nhưng đã hết hạn… Đồng thời, có 1 tổ chức đang thực hiện thăm dò khoáng sản theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp; 158 xưởng chế biến khoáng sản, trong đó có 47 xưởng sản xuất hộ kinh doanh cá thể.

doan-dai-bieu-quoc-hoi-tinh-khao-sat-viec-trien-khai-thuc-hien-luat-khoang-san-tai-mot-so-doanh-nghiep-tai-huyen-quy-hop--n6.jpg
Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An khảo sát thực tế tại huyện Quỳ Hợp. Ảnh: P. Thảo

Trên cơ sở Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh, thời gian qua, UBND huyện Quỳ Hợp đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành theo thẩm quyền. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản từng bước được nâng cao. Nhiều hình thức đa dạng, nội dung đi vào chiều sâu, như: Thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn phổ biến những điểm mới ban hành của các văn bản pháp luật; phối hợp các cơ quan báo, đài tuyên truyền, phổ cập các chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường, trọng tâm là chính sách pháp luật về Luật Khoáng sản 2010, Luật Đất đai, công tác truyền thông bảo vệ môi trường, tài nguyên nước...

Đồng thời, UBND huyện cũng phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức giao ban trực tuyến, nâng cao công tác QLNN về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, như: xử lý một số tồn tại trong công tác quản lý về khoáng sản và môi trường tại cấp xã; hướng dẫn thực hiện một số quy định về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường theo các quy định hiện hành, đặc biệt là Luật Khoáng sản năm 2010 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật… Công khai đường dây "nóng" trên trang thông tin điện tử của UBND huyện và dán thông báo tại trụ sở UBND các xã, thị trấn để Nhân dân giám sát, phản ánh…

Các thành viên Đoàn khảo sát đánh giá, công tác QLNN về lĩnh vực khoáng sản luôn được UBND huyện, UBND các xã và các cấp, ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả… Nhờ vậy, hoạt động khoáng sản ngày càng đi vào nền nếp, đem lại hiệu quả kinh tế, đóng góp quan trọng nguồn thu cho ngân sách nhà nước hằng năm và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Trực tiếp khảo sát tại Công ty CP Khoáng sản - Thương mại Trung Hải (xã Châu Quang) và Công ty Cổ phần An Lộc (xã Thọ Hợp), Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: Các doanh nghiệp đã chấp hành tốt các quy định; tổ chức cắm mốc ranh giới mỏ để khai thác trong phạm vi khai thác; tổ chức thiết kế và nộp thiết kế mỏ cho cơ quan QLNN theo quy định... Hàng năm, lập báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản định kỳ và thống kê kiểm kê trữ lượng nộp cho cơ quan chức năng theo quy định; thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, nộp ngân sách nhà nước đầy đủ… Đơn cử, Công ty CP Khoáng sản và Thương mại Trung Hải đã nộp hơn 16,8 tỷ đồng cấp quyền khai thác khoáng sản (gần 10 năm trở lại đây); gần 1 tỷ đồng ký quỹ phục hồi môi trường…

Thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý

Qua khảo sát, Đoàn cũng ghi nhận: từ năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2024, các cơ quan chức năng đã tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện. Trọng tâm, kiểm tra xử lý khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường; tình trạng người dân vào các hầm lò của mỏ hết hạn tại khu vực Suối Bắc để mót quặng có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Đồng thời, kiểm tra, rà soát việc cắm mốc giới của các mỏ đã được cấp phép để quản lý việc khai thác đúng phạm vi ranh giới được cấp phép; rà soát các xưởng chế biến khoáng sản đang hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục thuê đất theo quy định để xem xét xử lý…

Kết quả, UBND huyện đã kiểm tra và phối hợp các đoàn liên ngành tổ chức hơn 150 cuộc, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính số tiền 11,425 tỷ đồng. Nổi bật, năm 2023, UBND huyện đã phối hợp với UBND các xã Châu Lộc, Liên Hợp, Châu Tiến và Châu Hồng tiến hành 70 cuộc kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức được cấp phép khai thác khoáng sản; 20 cuộc kiểm tra theo thông tin phản ánh của báo chí và Nhân dân (phát hiện, xử phạt 33 tổ chức, cá nhân)… Đặc biệt, đã kiểm tra và phát hiện Công ty TNHH Hà Cương và Công ty TNHH Hồng Lương thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định và có hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống, các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường (nguyên nhân chính gây đục nước sông Nậm Tôn). Ngay sau khi phát hiện, UBND huyện đã xử lý vi phạm và yêu cầu các công ty tháo dỡ đường ống xả nước thải ra môi trường. Đến nay, nước sông Nậm Tôn đã trong trở lại...

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2024, UBND huyện đã phối hợp với đoàn kiểm tra của UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành 45 cuộc kiểm tra, rà soát việc chấp hành pháp luật của các tổ chức được cấp phép khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp. Qua đó, đã phát hiện và xử phạt 27 tổ chức, cá nhân vi phạm lĩnh vực khoáng sản, đất đai, bảo vệ môi trường với số tiền hơn 5 tỷ đồng...; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc khắc phục hậu quả của 22 doanh nghiệp sau khi được đoàn kiểm tra của UBND tỉnh xử phạt vi phạm trong năm 2023; phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra thực tế tại một số mỏ và xưởng chế biến để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và tháo gỡ cho doanh nghiệp…

Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực nhà ăn của Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 1
Chuyển động

Sớm thẩm định định mức, đơn giá dịch vụ cho cơ sở cai nghiện ma túy

Gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát HĐND tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mong muốn, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành chức năng sớm thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở cai nghiện ma túy. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở cai nghiện ma túy để bảo đảm điều kiện quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.