Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Nghệ An

Bài cuối: Kiên trì đeo bám, không để kiến nghị bị “lãng quên”

Bên cạnh chú trọng tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, phân loại theo lĩnh vực, đánh số theo thứ tự để có cơ sở theo dõi, đôn đốc giải quyết… Thường trực HĐND thị xã Hoàng Mai, Nghệ An cùng với các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu xác định rõ giám sát kiên trì, đeo bám liên tục, không để kiến nghị cử tri bị “lãng quên” và “đi đến cùng sự việc”.

Nhiều hình thức nắm bắt, ghi nhận kiến nghị

Thời gian qua, hoạt động giám sát của HĐND thị xã Hoàng Mai không ngừng đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện. Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thị xã Nguyễn Duy Thao, việc lựa chọn hình thức, nội dung giám sát được Thường trực HĐND bàn bạc, xem xét kỹ lưỡng. Để nâng cao hiệu quả giám sát, căn cứ vào chương trình hoạt động, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri, Thường trực HĐND thị xã đã xây dựng kế hoạch, xác định rõ thời gian, nội dung giám sát của từng chuyên đề… Trên cơ sở đó, Thường trực HĐND thị xã phối hợp với Thị ủy, UBND thị xã thống nhất nội dung, chương trình giám sát, tiến hành các bước chuẩn bị để các đợt giám sát được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch.

Thực tế, trong hoạt động giám sát thường xuyên hay giám sát theo chuyên đề, các nội dung giám sát do Thường trực và các Ban HĐND thị xã lựa chọn đều là những nội dung quan trọng, nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung vào những vấn đề bức xúc nổi cộm, được nhiều đại biểu, cử tri quan tâm. Đơn cử, từ đầu năm 2024 đến nay, Thường trực, các Ban HĐND thị xã đã tổ chức các cuộc khảo sát, giám sát như: Khảo sát việc hoàn thiện hạ tầng các khu đấu giá tại UBND các xã, phường Quỳnh Dị, Quỳnh Lập, Quỳnh Thiện, Mai Hùng, Quỳnh Vinh; khảo sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo tại UBND thị xã và các xã: Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh; giám sát thường xuyên hoạt động tại cụm Di tích Đền Cờn (từ 1.1.2023 - 30.6.2024); giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri và đại biểu gửi đến HĐND thị xã trước trong sau Kỳ họp thứ 11, HĐND thị xã, Khóa III...

doi-moi-sang-tao-trong-tiep-nhan-don-doc-giai-quyet-kien-nghi-cu-tri--n3.jpg
Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Lê Trường Giang gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cử tri. Ảnh: T. Thủy

Các cuộc khảo sát, giám sát của HĐND thị xã được thực hiện đúng quy định, chặt chẽ theo hướng phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực, các Ban HĐND thị xã... Qua khảo sát, giám sát, Thường trực HĐND thị xã đánh giá, chỉ rõ ưu điểm, khuyến khích động viên tập thể, cá nhân chịu sự giám sát tiếp tục phát huy và nhân rộng kết quả đã đạt được; nêu rõ, chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân, kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc giám sát, ngoài giám sát chuyên đề, công tác phối hợp, lựa chọn nhóm vấn đề… giám sát tại kỳ họp, giám sát thường xuyên thông qua việc tiếp công dân, qua các cuộc họp giao ban định kỳ với Thường trực HĐND xã, phường và giao ban giữa Thường trực HĐND với UBND thị xã để nắm bắt kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri… cũng góp phần quan trọng. Thông qua đó, giúp đoàn giám sát có cái nhìn tổng quan và đa chiều hơn về vấn đề đang giám sát. Sau khảo sát, giám sát, Thường trực HĐND thị xã đã ban hành thông báo kết luận, trong đó nêu rõ những tồn tại, hạn chế và kiến nghị gửi đến các đơn vị được giám sát; đồng thời, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của các đơn vị được giám sát để trình các cấp giải quyết theo thẩm quyền.

Giám sát ngay trong quá trình giải quyết kiến nghị

Với phương châmgiám sát các kiến nghị ngay trong quá trình giải quyết và cùng UBND thị xã kịp thời định hướng, tháo gỡ khó khăn ngay từ đầu, để các ý kiến, kiến nghị được giải quyết thấu đáo và đi đến tận cùng của sự việc”, HĐND thị xã Hoàng Mai đặc biệt quan tâm đến hoạt động này. Cụ thể, trước và sau mỗi kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND thị xã đều tổ chức hội nghị TXCT để đại biểu HĐND tiếp xúc với các cử tri tại địa bàn ứng cử theo quy định. Ngoài ra, một số nơi còn tổ chức TXCT theo chuyên đề. Mặt khác, phân công các tổ đại biểu, đại biểu hàng tháng dành thời gian đi cơ sở, tham gia các cuộc đối thoại, cuộc làm việc, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, hay các cuộc sinh hoạt chi bộ, thăm, tặng quà tại cơ sở nhân các ngày lễ… Qua đó nắm tâm tư, nguyện vọng, tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của Đảng viên, cử tri và Nhân dân phản ánh về những khó khăn, hạn chế, bất cập trong sản xuất, đời sống, thể chế Nhà nước, thái độ thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước tại thị xã.

Trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị của cử tri, Thường trực HĐND thị xã tổng hợp, phân loại theo lĩnh vực, đánh số theo thứ tự… Sau đó, lựa chọn những kiến nghị bức xúc, nổi cộm được phản ánh nhiều lần, kiến nghị được trả lời chung chung, chưa rõ ràng, chưa được giải quyết để giám sát. Cụ thể, cơ quan dân cử đồng hành với chính quyền và giám sát ngay trong quá trình giải quyết bằng cách lập các đoàn mời phòng, ban ngành chịu trách nhiệm giải quyết cùng đi thực tế để nắm bắt chính xác nội dung kiến nghị, chỉ rõ những vướng mắc, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân và xây dựng lộ trình giải quyết.

Với cách làm này, kiến nghị được giải quyết dứt điểm hàng năm ở Hoàng Mai đạt từ 90% trở lên. Trong đó, có nhiều kiến nghị khó, tồn đọng kéo dài từ trước khi thành lập thị xã đã được giải quyết, như: kiến nghị của 4 hộ dân đã được UBND xã Quỳnh Vinh bán đất trái thẩm quyền có thu tiền từ năm 1993 nhưng chưa được giao đất ngoài thực địa; kiến nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 21 hộ Đồng Trin đã thực hiện việc di dời, giải phóng mặt bằng từ năm 1996 để đầu tư xây dựng Nhà máy Xi măng Hoàng Mai…

Theo Thường trực HĐND thị xã, để kiến nghị cử tri được các cơ quan chức năng giải quyết nghiêm túc và đạt kết quả, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu phải kiên trì, đeo bám liên tục, không để kiến nghị cử tri bị “lãng quên” và “đi đến cùng sự việc”, đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ họp của cử tri và Nhân dân.

Diễn đàn

Toàn cảnh buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm định mức biên chế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Để bảo đảm định mức giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ kịp thời cho công tác dạy và học, thì việc ban hành quyết định giao số lượng hợp đồng lao động giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 là cần thiết… Tuy nhiên, cần quan tâm sắp xếp, bảo đảm định mức số học sinh/lớp theo quy định; nghiên cứu kỹ việc thừa, thiếu cục bộ giáo viên để có tính toán, phân bổ khoa học;…

Tổ đại biểu HĐND huyện Thanh Chương giám sát thực tế việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Định kỳ nghe báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết

Theo Thường trực HĐND huyện Thanh Chương, việc Thường trực HĐND huyện định kỳ tổ chức họp nghe UBND huyện, các tổ chức, đơn vị báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng báo cáo trả lời việc giải quyết; đồng thời, bảo đảm việc tuân thủ thực hiện đúng quy định trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Cùng với đó là phát huy vai trò giám sát của Tổ đại biểu.

HĐND huyện Yên Thành giám sát việc thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025.
Diễn đàn

Bài 1: Hướng về cơ sở, tăng cường khảo sát thực tế

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ 5, nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức vừa qua, nhiều cách làm hiệu quả đã được chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát quyền lực như: tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND; định kỳ tổ chức họp nghe tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị; tăng cường hướng về cơ sở; đồng hành với chính quyền, giám sát các kiến nghị ngay trong quá trình giải quyết…

HĐND các tỉnh, thành phố đang phải tổ chức rất nhiều kỳ họp chuyên đề để giải quyết công việc phát sinh
Diễn đàn

Bài cuối: “Trao quyền” cho Thường trực HĐND giải quyết các vấn đề phát sinh

Thường trực HĐND là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của HĐND. Tuy nhiên, hiện nay mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND chỉ được giải quyết tại kỳ họp HĐND chứ không quy định về việc HĐND ủy quyền cho Thường trực HĐND thực hiện một số công việc phát sinh thuộc thẩm quyền của HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp. Điều này khiến HĐND đang phải tổ chức nhiều kỳ họp chuyên đề gây tốn kém ngân sách, không phát huy được vai trò của Thường trực HĐND.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa Ảnh: Minh Hiếu
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Tạo chuyên nghiệp, hiệu quả

Chất vấn; xem xét báo cáo của các cơ quan, đơn vị; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu; tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND… là các hình thức giám sát của HĐND. Như vậy, hoạt động giám sát của đại biểu HĐND chiếm phần lớn thời gian và cường độ làm việc lớn. Để hoạt động giám sát của HĐND ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả, cần tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách tại các Ban HĐND.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Khải Hân
Diễn đàn

Hướng dẫn các hội tự đề xuất thực hiện nhiệm vụ phù hợp

Làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp về công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội; giao biên chế, khoán kinh phí hoạt động và cơ chế giao nhiệm vụ, ủy thác thực hiện nhiệm vụ đối với một số tổ chức hội trên địa bàn, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh đề nghị, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có hướng dẫn cụ thể để các tổ chức hội tự đề xuất nhận thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, tiêu chí hoạt động.

Đoàn giám sát làm việc tại UBND tỉnh. Ảnh: Diệu Thảo
Diễn đàn

Đồng bộ triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển điện

Khảo sát trực tiếp tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, cung ứng, tiêu thụ điện năng lớn trên địa bàn và làm việc với UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đề nghị, tỉnh tiếp tục khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực điện lực của địa phương. Triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển điện lực bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh và các Quy hoạch năng lượng quốc gia…

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương giám sát thực tế tại Đền An Sinh. Ảnh: Tuấn Nguyên
Diễn đàn

Khai thác giá trị di sản xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn

Làm việc với UBND thị xã Đông Triều về thực hiện chính sách, pháp luật bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn, Đoàn giám sát Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị, thị xã và các sở, ngành liên quan tiếp tục rà soát, tập hợp những dữ liệu liên quan để chỉnh sửa, bổ sung các nội dung giới thiệu về di tích; khai thác tối đa giá trị về cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hóa - lịch sử. Từ đó, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm, các tuyến du lịch hấp dẫn, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Toàn cảnh cuộc giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai với UBND tỉnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục việc làm, quản lý lao động và Bảo hiểm xã hội Ảnh: Lan Mai
Diễn đàn

Ứng dụng chuyển đổi số vào đào tạo các ngành phục vụ tương lai

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục việc làm, quản lý lao động và Bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2020 - 2023 tại một số đơn vị trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh công tác đào tạo nghề là nội dung quan trọng. Vì vậy, ngành lao động, thương binh và xã hội cần ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào công tác đào tạo các ngành để chuẩn bị nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế trong tương lai, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án đường cao tốc hoàn thành.

Toàn cảnh buổi giám sát
Diễn đàn

Gỡ khó giải phóng mặt bằng xây dựng các khu, cụm công nghiệp

Giám sát việc triển khai xây dựng, quản lý, khai thác các khu, cụm công nghiệp, giai đoạn từ năm 2017 - 2023 trên địa bàn thành phố Hòa Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị, các cấp, ngành cần tích cực phối hợp, hỗ trợ thành phố sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư...

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Xuân Hương chủ trì buổi giám sát
Diễn đàn

Kiến nghị thành lập cơ quan chuyên quản lý về an toàn thực phẩm

Từ thực tế có những chồng chéo, thiếu thống nhất trong quy định trách nhiệm quản lý theo ngành, lĩnh vực về an toàn thực phẩm hiện nay, đại diện một số sở, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh về việc cần nghiên cứu, thành lập 1 cơ quan quản lý riêng về an toàn thực phẩm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa khảo sát tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Nông Cống
Hội đồng nhân dân

Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong hoạt động của HĐND

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ra đời cùng với Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để hoạt động của HÐND nói chung, hoạt động giám sát nói riêng được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn những điểm nghẽn cần sớm được tháo gỡ để hoạt động của HĐND ngày càng khoa học, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn mong đợi của cử tri. Trong đó, có 3 vấn đề cần được quan tâm là chế tài - nhân lực và thẩm quyền.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 tại huyện Đức Cơ
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Cân nhắc kỹ lưỡng trong điều chỉnh

Khi xây dựng kế hoạch đầu tư công, ngoài đáp ứng các quy định, cần dự báo, lường trước các yếu tố khác phát sinh. Việc điều chỉnh phải cân nhắc kỹ lưỡng, xét nhiều yếu tố liên quan trước khi quyết định, tránh tùy tiện, nhất là điều chỉnh dừng thực hiện chủ trương đầu tư chương trình, dự án khi đã được cấp có thẩm quyền quyết định và đã thông báo rộng rãi cho cử tri trên địa bàn.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 tại thị xã An Khê
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Khẩn trương lập danh mục dự án đầu tư dự kiến

Để bảo đảm tiến độ, các địa phương cần khẩn trương lập danh mục dự án đầu tư dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của cấp mình theo các hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Đối với kế hoạch đầu tư công hằng năm, các dự án đưa vào phải đáp ứng điều kiện tại Điều 53 Luật Đầu tư công, cần lưu ý về thời gian tổ chức thực hiện.

Bài 1: Xác định cụ thể “trường hợp cần thiết”
Diễn đàn

Bài 1: Xác định cụ thể “trường hợp cần thiết”

Luật Đầu tư công quy định “Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án…”. Do vậy, để bảo đảm quy định và nâng cao chất lượng quyết định chủ trương đầu tư, khi thực hiện cần đề nghị làm rõ xác định cụ thể trường hợp nào là “trường hợp cần thiết”, đồng thời, việc “giao” ở đây được hiểu là phân quyền cho chính quyền địa phương. Quá trình thực hiện, lưu ý thêm các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công liên quan đến chủ trương đầu tư…

Giải quyết kịp thời hơn các nhiệm vụ phát sinh
Diễn đàn

Giải quyết kịp thời hơn các nhiệm vụ phát sinh

Để tăng hiệu quả tổ chức các kỳ họp chuyên đề, Thường trực, các Ban HĐND tỉnh Bình Phước sẽ chủ động phối hợp, đồng hành với UBND tỉnh trong nắm tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy chuẩn bị nội dung trình kỳ họp, để các nhiệm vụ phát sinh được giải quyết nhanh hơn, kịp thời hơn nhưng cũng bảo đảm quy định của pháp luật. Kết hợp giải quyết các nội dung cấp bách với các công việc thường xuyên.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Hà Tĩnh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Hội đồng nhân dân

Chuyên nghiệp, hiệu quả trong tham mưu, phục vụ

Văn phòng sẽ tăng cường áp dụng các phần mềm quản lý công việc, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu để theo dõi và xử lý các nhiệm vụ nhanh chóng, hiệu quả. Yêu cầu mỗi cán bộ, công chức cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, áp dụng các phương pháp phân tích dữ liệu để đánh giá toàn diện, chính xác vấn đề; xử lý, kiểm tra thông tin, tham mưu xây dựng các văn bản. Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cải cách hành chính, từng bước hiện đại hóa văn phòng bảo đảm tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong toàn bộ các quy trình, quy định hoạt động.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 tại Công ty CP Thủy điện Ngàn Trươi huyện Vũ Quang
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Mài sắc "bảo kiếm" nâng tầm vị thế cơ quan dân cử

Các hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND trong hơn 8 năm thực thi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 đã góp phần giúp Chính phủ, chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh. Nhiều kiến nghị, đề xuất thông qua giám sát đã giúp các ban, ngành liên quan chấn chỉnh kịp thời, đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nhân dân… Tuy nhiên, vẫn còn những “điểm nghẽn” trong thực thi nên việc sửa đổi là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Nam khảo sát thực tế phục vụ công tác thẩm tra nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh
Hội đồng nhân dân

Cần cân nhắc để phù hợp với thực tiễn

Hiện nay, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi để hoàn chỉnh trình Quốc hội xem xét, quyết định. Một trong những nội dung có đề xuất sửa đổi, bổ sung là công tác thẩm tra của các Ban HĐND về nội dung trình kỳ họp HĐND. Tuy nhiên, các đề xuất này cần cân nhắc để phù hợp với thực tiễn nhằm phát huy hiệu quả.

image_sapo
Hội đồng nhân dân

Tránh bức xúc trong Nhân dân

Thực tiễn cho thấy, khi có đại diện của UBND các cấp và lãnh đạo các phòng, ban liên quan tham dự các buổi TXCT, hầu hết ý kiến, kiến nghị của cử tri đều được trả lời trực tiếp, kịp thời; những ý kiến, kiến nghị việc giải quyết cần có thời gian dài, nội dung trả lời nêu rõ phương hướng và lộ trình giải quyết; những vấn đề chưa có điều kiện giải quyết, cần giải thích rõ, trao đổi, thảo luận để giải tỏa thắc mắc, tạo sự cảm thông và chia sẻ của cử tri với chính quyền địa phương, tránh được những bức xúc trong nhân dân.