Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Nghệ An

Bài 2: Định kỳ nghe báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết

Theo Thường trực HĐND huyện Thanh Chương, việc Thường trực HĐND huyện định kỳ tổ chức họp nghe UBND huyện, các tổ chức, đơn vị báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng báo cáo trả lời việc giải quyết; đồng thời, bảo đảm việc tuân thủ thực hiện đúng quy định trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Cùng với đó là phát huy vai trò giám sát của Tổ đại biểu.

Bảo đảm 100% kiến nghị được xem xét, giải quyết

Ngoài hình thức truyền thống (TXCT, tiếp công dân), Thường trực HĐND huyện Thanh Chương đã lắp đặt đường dây "nóng" để thường xuyên tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri. Các ý kiến phản ánh qua đường dây "nóng" được Thường trực HĐND giao cho Văn phòng HĐND, UBND huyện phối hợp với các ngành chuyên môn xử lý ngay để trả lời cử tri; các nội dung chưa xử lý ngay được sẽ rà soát, tổng hợp đưa vào Nghị quyết về kết quả thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp thường lệ để theo dõi, đôn đốc xử lý dứt điểm, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cử tri.

Tổ đại biểu HĐND huyện Thanh Chương giám sát thực tế việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn. Ảnh: C. San
Tổ đại biểu HĐND huyện Thanh Chương giám sát thực tế việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn. Ảnh: C. San

Định kỳ hàng quý, Thường trực HĐND huyện Thanh Chương đều tổ chức họp nghe tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri, bảo đảm 100% kiến nghị của cử tri đều được UBND huyện, các cơ quan đơn vị, các ngành triển khai, xem xét giải quyết, không bị bỏ quên hoặc gần tới kỳ họp mới tiến hành rà soát báo cáo với HĐND; tăng cường rà soát, theo dõi những ý kiến kéo dài từ đầu nhiệm kỳ đang vướng mắc, khó khăn chưa được giải quyết; đánh giá tỷ lệ kết quả các kiến nghị đã được giải quyết xong...

6 tháng đầu năm 2024, Thường trực HĐND huyện đã tổ chức 2 cuộc họp định kỳ để nghe UBND huyện và một số ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo tiến độ và kết quả giải quyết 47 kiến nghị của cử tri đã được tổng hợp tại kỳ họp cuối năm 2023; nghe kết quả giải quyết 51 ý kiến cử tri (từ đầu nhiệm kỳ đến nay) chưa được giải quyết tại Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 14.12.2023 của HĐND huyện… Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận làm rõ những khó khăn, vướng mắc, xem xét, đánh giá sự vào cuộc, phối hợp của các cấp, ngành trong việc giải quyết các kiến nghị của cử tri. Qua đó, có ý kiến UBND huyện làm văn bản gửi UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh để xin ý kiến và có hướng giải quyết.

Kết quả cho thấy: Có 47/47 (đạt 100%) ý kiến cử tri đã được UBND huyện chỉ đạo các ngành tiếp thu giải quyết; trong đó, có 15/47 ý kiến giải quyết xong (đạt 31,91%), còn 32 ý kiến đang tiếp tục nghiên cứu, xem xét giải quyết; có 51/51 (đạt 100%) ý kiến từ đầu nhiệm kỳ đến nay đang vướng mắc, khó khăn (nêu tại Nghị quyết số 23 ngày 14.12.2023 của HĐND huyện) được UBND huyện tập trung chỉ đạo nghiên cứu, giải quyết (trong đó, đã giải quyết xong 9/51 (đạt 17,65%), còn 42 ý kiến tiếp tục tiếp tục nghiên cứu, xem xét giải quyết.

Như vậy, việc định kỳ Thường trực HĐND huyện tổ chức họp nghe UBND huyện, các tổ chức, đơn vị liên quan báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng báo cáo trả lời việc giải quyết kiến nghị của cử tri; đồng thời, bảo đảm việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Phát huy vai trò giám sát của Tổ đại biểu

Thường trực HĐND huyện Thanh Chương cũng đã thành lập 6 đoàn giám sát do 6 Tổ đại biểu HĐND huyện trực tiếp giám sát tất cả các kiến nghị chưa được giải quyết, hoặc đã được giải quyết nhưng cử tri chưa đồng thuận, nhất trí cao từ đầu nhiệm kỳ đến nay theo từng đơn vị bầu cử. Sau giám sát, Thường trực HĐND huyện tổ chức phiên họp cùng với UBND và các cơ quan, đơn vị cấp huyện nghe kết quả giám sát. Tại phiên họp, Thường trực HĐND huyện mời đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, UBND huyện, các phòng, đơn vị và UBND một số xã liên quan đến các kiến nghị của cử tri tham dự; sau khi các Tổ đại biểu báo cáo kết quả giám sát, đại diện UBND huyện và đơn vị liên quan tiếp thu giải trình làm rõ thêm những khó khăn, vướng mắc, đồng thời thể hiện rõ trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong thời gian tới.

Thực tế, các kiến nghị của cử tri Thanh Chương rộng trên nhiều lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực lại liên quan đến nhiều văn bản quy định (đặc biệt là đầu tư xây dựng, đất đai, chế độ chính sách…), đòi hỏi người giám sát phải chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kỹ; đồng thời, vừa phải đứng trên lập trường của cử tri, vừa phải tuân thủ pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương, có quan điểm đánh giá đúng đắn, khách quan về kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền để từ đó đưa ra quan điểm của mình với kết quả giải quyết... Quá trình giám sát, Tổ đại biểu HĐND huyện cũng đã mời đại diện UBND cấp xã, ngành liên quan cùng đi thực tế và làm việc, từ đó báo cáo kết quả giám sát của Tổ đại biểu đều có sự thống nhất cao của các thành viên đoàn và các bên liên quan.

Qua giám sát của Thường trực và Tổ đại biểu HĐND huyện cũng cho thấy, việc theo dõi công tác tiếp nhận, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri kéo dài từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngoài những khó khăn khi xem xét, đánh giá kết quả giải quyết đối với những kiến nghị phức tạp, việc xác định khi nào một ý kiến được coi là đã “giải quyết” xong, những ý kiến nào không thể “giải quyết” được… cũng là nội dung cần phải có sự thảo luận khách quan và căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành để có sự thống nhất.

Theo Thường trực HĐND huyện, có những ý kiến chỉ cần trả lời mà không cần kết quả “giải quyết” cũng đã được xác định là “giải quyết” xong. Song, có những ý kiến cần phải có kết quả “giải quyết” cụ thể mới được xác định là “giải quyết” xong… Tuy nhiên, có những ý kiến còn phụ thuộc vào nguồn lực thực hiện nên việc theo dõi, đeo bám và xác định ý kiến, kiến nghị đã “giải quyết” xong là rất khó khăn.

Theo Phó Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Thị Quỳnh Nga, việc thường xuyên theo dõi, đôn đốc của Thường trực HĐND và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Tổ đại biểu có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Theo đó, tỷ lệ các ý kiến, kiến nghị được giải quyết cao hơn, nội dung trả lời rõ ràng, cụ thể hơn; đồng thời, tạo được niềm tin của cử tri đối với đại biểu dân cử, cũng như thấy rõ được tinh thần trách nhiệm của chính quyền, các ngành, cơ quan đơn vị trong việc tiếp thu, nghiên cứu giải quyết các kiến nghị của cử tri.

Hội đồng nhân dân

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long chủ trì Phiên họp
Hội đồng nhân dân

Đảng đoàn HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp thứ 36

Ngày 26.9, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp thứ 36 để đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp thứ 19 (chuyên đề); đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long chủ trì Phiên họp. 

Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Lê Trường Giang gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cử tri
Diễn đàn

Bài cuối: Kiên trì đeo bám, không để kiến nghị bị “lãng quên”

Bên cạnh chú trọng tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, phân loại theo lĩnh vực, đánh số theo thứ tự để có cơ sở theo dõi, đôn đốc giải quyết… Thường trực HĐND thị xã Hoàng Mai, Nghệ An cùng với các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu xác định rõ giám sát kiên trì, đeo bám liên tục, không để kiến nghị cử tri bị “lãng quên” và “đi đến cùng sự việc”.

Toàn cảnh buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm định mức biên chế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Để bảo đảm định mức giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ kịp thời cho công tác dạy và học, thì việc ban hành quyết định giao số lượng hợp đồng lao động giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 là cần thiết… Tuy nhiên, cần quan tâm sắp xếp, bảo đảm định mức số học sinh/lớp theo quy định; nghiên cứu kỹ việc thừa, thiếu cục bộ giáo viên để có tính toán, phân bổ khoa học;…

Cao Bằng: HĐND thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Hội đồng nhân dân

Cao Bằng: HĐND thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Sáng 25.9, HĐND tỉnh Cao Bằng Khóa XVII tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua một số chủ trương, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh: Họp HĐND tỉnh quyết nghị một số chính sách cấp bách hỗ trợ khắc thiệt hại bão số 3
Hội đồng nhân dân

Quảng Ninh: Họp HĐND tỉnh quyết nghị một số chính sách cấp bách hỗ trợ khắc thiệt hại bão số 3

Sáng 23.9, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) để nhằm xem xét, ban hành kịp thời một số chính sách khẩn cấp, cấp bách theo trình tự, thủ tục rút gọn để hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra trên địa bàn và thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích chủ trì kỳ họp.

HĐND các tỉnh, thành phố đang phải tổ chức rất nhiều kỳ họp chuyên đề để giải quyết công việc phát sinh
Diễn đàn

Bài cuối: “Trao quyền” cho Thường trực HĐND giải quyết các vấn đề phát sinh

Thường trực HĐND là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của HĐND. Tuy nhiên, hiện nay mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND chỉ được giải quyết tại kỳ họp HĐND chứ không quy định về việc HĐND ủy quyền cho Thường trực HĐND thực hiện một số công việc phát sinh thuộc thẩm quyền của HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp. Điều này khiến HĐND đang phải tổ chức nhiều kỳ họp chuyên đề gây tốn kém ngân sách, không phát huy được vai trò của Thường trực HĐND.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa Ảnh: Minh Hiếu
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Tạo chuyên nghiệp, hiệu quả

Chất vấn; xem xét báo cáo của các cơ quan, đơn vị; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu; tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND… là các hình thức giám sát của HĐND. Như vậy, hoạt động giám sát của đại biểu HĐND chiếm phần lớn thời gian và cường độ làm việc lớn. Để hoạt động giám sát của HĐND ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả, cần tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách tại các Ban HĐND.

Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa khảo sát tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Nông Cống
Hội đồng nhân dân

Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong hoạt động của HĐND

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ra đời cùng với Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để hoạt động của HÐND nói chung, hoạt động giám sát nói riêng được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn những điểm nghẽn cần sớm được tháo gỡ để hoạt động của HĐND ngày càng khoa học, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn mong đợi của cử tri. Trong đó, có 3 vấn đề cần được quan tâm là chế tài - nhân lực và thẩm quyền.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 tại huyện Đức Cơ
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Cân nhắc kỹ lưỡng trong điều chỉnh

Khi xây dựng kế hoạch đầu tư công, ngoài đáp ứng các quy định, cần dự báo, lường trước các yếu tố khác phát sinh. Việc điều chỉnh phải cân nhắc kỹ lưỡng, xét nhiều yếu tố liên quan trước khi quyết định, tránh tùy tiện, nhất là điều chỉnh dừng thực hiện chủ trương đầu tư chương trình, dự án khi đã được cấp có thẩm quyền quyết định và đã thông báo rộng rãi cho cử tri trên địa bàn.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 tại thị xã An Khê
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Khẩn trương lập danh mục dự án đầu tư dự kiến

Để bảo đảm tiến độ, các địa phương cần khẩn trương lập danh mục dự án đầu tư dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của cấp mình theo các hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Đối với kế hoạch đầu tư công hằng năm, các dự án đưa vào phải đáp ứng điều kiện tại Điều 53 Luật Đầu tư công, cần lưu ý về thời gian tổ chức thực hiện.

Bài 1: Xác định cụ thể “trường hợp cần thiết”
Diễn đàn

Bài 1: Xác định cụ thể “trường hợp cần thiết”

Luật Đầu tư công quy định “Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án…”. Do vậy, để bảo đảm quy định và nâng cao chất lượng quyết định chủ trương đầu tư, khi thực hiện cần đề nghị làm rõ xác định cụ thể trường hợp nào là “trường hợp cần thiết”, đồng thời, việc “giao” ở đây được hiểu là phân quyền cho chính quyền địa phương. Quá trình thực hiện, lưu ý thêm các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công liên quan đến chủ trương đầu tư…

Giải quyết kịp thời hơn các nhiệm vụ phát sinh
Diễn đàn

Giải quyết kịp thời hơn các nhiệm vụ phát sinh

Để tăng hiệu quả tổ chức các kỳ họp chuyên đề, Thường trực, các Ban HĐND tỉnh Bình Phước sẽ chủ động phối hợp, đồng hành với UBND tỉnh trong nắm tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy chuẩn bị nội dung trình kỳ họp, để các nhiệm vụ phát sinh được giải quyết nhanh hơn, kịp thời hơn nhưng cũng bảo đảm quy định của pháp luật. Kết hợp giải quyết các nội dung cấp bách với các công việc thường xuyên.

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Hà Tĩnh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Hội đồng nhân dân

Chuyên nghiệp, hiệu quả trong tham mưu, phục vụ

Văn phòng sẽ tăng cường áp dụng các phần mềm quản lý công việc, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu để theo dõi và xử lý các nhiệm vụ nhanh chóng, hiệu quả. Yêu cầu mỗi cán bộ, công chức cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, áp dụng các phương pháp phân tích dữ liệu để đánh giá toàn diện, chính xác vấn đề; xử lý, kiểm tra thông tin, tham mưu xây dựng các văn bản. Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cải cách hành chính, từng bước hiện đại hóa văn phòng bảo đảm tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong toàn bộ các quy trình, quy định hoạt động.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…