Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Bài cuối: Hành lang pháp lý quan trọng tạo chủ động, linh hoạt

Bên cạnh thay đổi nguyên tắc hoạt động, hoạt động của HĐND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) cũng có những điểm mới khắc phục các “điểm nghẽn” phát sinh. Nhất là những quy định tăng thêm thẩm quyền cho Thường trực HĐND cũng như các quy định về thẩm quyền để HĐND chủ động hơn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Phát huy vai trò cơ quan thường trực của HĐND

Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các nhiệm vụ được HĐND giao và quy định khác của pháp luật liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. So với quy định của Luật cũ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tăng thêm khá nhiều thẩm quyền cho Thường trực HĐND. Cụ thể như trong thời gian HĐND không họp, Thường trực HĐND được quyết định biện pháp giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; điều chỉnh dự toán, phân bổ tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách hằng năm và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất.

Quy định này trước đây có trong các luật chuyên ngành và văn bản hướng dẫn như vấn đề điều chỉnh dự toán ngân sách có trong Luật Ngân sách Nhà nước. Việc quy định cụ thể thẩm quyền này trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để Thường trực HĐND phát huy vai trò cơ quan thường trực của HĐND, nhất là giữa hai kỳ họp, tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực thi nhiệm vụ.

Hệ thống điều hành các kỳ họp của HĐND được HĐND một số tỉnh áp dụng nhằm thực hiện mô hình "HĐND điện tử"

Hệ thống điều hành các kỳ họp của HĐND được HĐND một số tỉnh áp dụng nhằm thực hiện mô hình "HĐND điện tử"

Luật cũng quy định Thường trực HĐND có quyền quyết định số lượng thành viên các Ban của HĐND cấp mình. Phê chuẩn danh sách và việc cho thôi làm Phó Trưởng Ban, Ủy viên của Ban của HĐND trong số đại biểu HĐND theo đề nghị của Trưởng Ban của HĐND (Khoản 7, Điều 29). Trước đây, theo Luật 2015, việc quyết định số lượng thành viên các Ban của HĐND và cho thôi làm Phó Trưởng Ban của Ban của HĐND thuộc thẩm quyền của HĐND. Quy định như vậy là phù hợp, tạo tính chủ động linh hoạt cho cơ quan thường trực.

Bên cạnh đó, việc cho phép Thường trực HĐND xem xét, chấp thuận việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND trong các trường hợp: đại biểu HĐND không còn công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu; theo đề nghị của đại biểu HĐND vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác (Khoản 3, Điều 36) trong thời gian HĐND không họp cũng là quy định phù hợp với yêu cầu thực tiễn và tạo chủ động cho cơ quan Thường trực - đại biểu H'Bic Buôn Jă - thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bày tỏ.

Số hóa hoạt động của HĐND

Một sửa đổi, bổ sung rất phù hợp và bắt kịp thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Đó là việc Luật định HĐND quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình bằng hình thức biểu quyết. Việc biểu quyết có thể bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo Quy chế làm việc của HĐND.

So với Luật 2015 chỉ quy định HĐND quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín, quy định mới này thể hiện rõ nét việc số hóa hoạt động của cơ quan dân cử khi đưa hình thức biểu quyết trực tuyến của đại biểu trong thực hiện chức năng quyết định. Ngoài ra, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi cũng đã có những đổi mới tạo tính chủ động cho người đứng đầu cơ quan dân cử. Như việc quy định Chủ tịch HĐND quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban của HĐND cùng cấp, Chủ tịch HĐND cấp dưới trực tiếp trong các trường hợp theo quy định của cấp có thẩm quyền (Điểm d, Khoản 1, Điều 30).

Quy định Thường trực HĐND quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND khi đại biểu bị khởi tố hoặc trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của đại biểu HĐND, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với đại biểu là cán bộ, công chức, viên chức hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu. Bổ sung quy định về thẩm quyền điều hành hoạt động của HĐND khi khuyết Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND bị xử lý kỷ luật (Khoản 4 Điều 30).

Thực hiện Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28.2.2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, theo lộ trình sẽ không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện. Tuy nhiên, trong Luật Tổ chức chính quyền sửa đổi hiện hành vẫn đang quy định tổ chức và hoạt động của HĐND cấp huyện. Theo đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi trao khá nhiều quyền cho HĐND cấp huyện, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thực hiện chức năng quyết định của HĐND cấp huyện, như việc cho phép HĐND cấp huyện ban hành cơ chế, chính sách.

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy có thể sẽ không còn HĐND cấp huyện và nếu như tiếp tục điều chỉnh Luật Tổ chức chính quyền địa phương, hy vọng thẩm quyền này sẽ được trao cho HĐND cấp xã, vừa phù hợp với các quy định về phân cấp, phân quyền; đồng thời, tạo thuận lợi để HĐND xã chủ động, linh hoạt trong thực hiện trọng trách đại diện cho quyền làm chủ của Nhân dân địa phương.

Diễn đàn

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…

Kịp thời bảo vệ, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em
Diễn đàn

Kịp thời bảo vệ, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em

Nhờ sự phối hợp ngày càng được tăng cường nên công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong trường học, phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ngày càng hiệu quả hơn; số trẻ bị tử vong do tai nạn, thương tích giảm… Tỉnh đoàn đã chỉ đạo Hội đồng Đội các cấp tham mưu Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp phân công cán bộ, thành lập các tổ, đội, nhóm nòng cốt nắm tình hình trẻ em và phối hợp xử lý thông tin được phản ánh từ Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111; kịp thời lên tiếng bảo vệ trẻ em, kiến nghị xử lý các hành vi xâm hại quyền trẻ em.

Tinh gọn bộ máy là cơ hội lớn để tái thiết hệ thống hành chính.
Diễn đàn

Sáp nhập đơn vị hành chính - quyết tâm lớn, hành động quyết liệt

TS. Châu Vũ - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Sáp nhập các đơn vị hành chính là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy nguồn lực. Tuy nhiên, việc triển khai chủ trương này cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi quyết tâm cao, hành động quyết liệt và bảo đảm hiệu quả.

Bảo đảm chính xác, hấp dẫn của phóng sự giám sát
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm chính xác, hấp dẫn của phóng sự giám sát

Để nâng cao hiệu quả, việc thực hiện báo cáo giám sát bằng hình ảnh luôn được Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang quan tâm, tạo mọi điều kiện và khuyến khích các Ban HĐND tỉnh. Theo Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, việc ghi hình bám sát theo kịch bản đã xây dựng; đồng thời qua giám sát trực tiếp phát hiện nội dung phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đoàn giám sát phối hợp chặt với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng kịch bản và làm phóng sự, vừa bảo đảm phản ánh đúng kết quả giám sát, vừa mang tính hấp dẫn của phóng sự.

Đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án tái định cư
Diễn đàn

Đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án tái định cư

Khảo sát việc thực hiện công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí di dời dân ở các khu vực có nguy cơ sạt lở; đồng thời, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, sắp xếp bố trí dân cư (nhất là các dự án dang dở) để sớm ổn định cuộc sống cho người dân.

Hòa Bình nâng cao chất lượng giám sát theo hướng hiệu lực, hiệu quả
Hội đồng nhân dân

Hòa Bình nâng cao chất lượng giám sát theo hướng hiệu lực, hiệu quả

Xác định công tác giám sát là khâu then chốt nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình đã không ngừng nỗ lực đổi mới, đẩy mạnh hoạt động giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề nổi cộm được Nhân dân quan tâm. Đồng thời, tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận giám sát, tái giám sát đối với những nội dung không thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt yêu cầu đặt ra để đôn đốc thực hiện.

Xây dựng một nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân

Châu Vũ - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Theo đó, việc sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, bỏ cấp huyện là một bước đột phá mạnh mẽ, tiết kiệm ngân sách, xây dựng một nền hành chính hiện đại, với một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa giám sát tại huyện Hậu Lộc - ảnh Quốc Hương
Hội đồng nhân dân

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa vừa tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2024”. Theo Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải, các địa phương cần quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Vì sự phát triển bứt phá và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Vì sự phát triển bứt phá và hạnh phúc của Nhân dân

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là chủ trương mang tầm chiến lược, thể hiện tư duy cải cách, đột phá mạnh mẽ nhằm xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Quá trình thực hiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều cán bộ, đảng viên, rất cần sự chia sẻ, nỗ lực phấn đấu, hy sinh vì sự phát triển bứt phá của thành phố, đất nước và hạnh phúc của Nhân dân.

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau

Tiếp theo Kết luận số 121-KL/TW về Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 và Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.

TS. Mai Văn Nhiều, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh Long An
Hội đồng nhân dân

Khuyến khích vận chuyển container vào cảng, đột phá phát triển hạ tầng logistics

TS. Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh Long An
Với tư duy đột phá trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, từ đó giải phóng được các nguồn lực đầu tư hạ tầng logistics và tạo động lực hiện thực hóa quy hoạch khu kinh tế ven biển, hình thành thành phố cảng của tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Long An xem Nghị quyết về chính sách khuyến khích container vận chuyển qua cảng là một đột phá phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vững vàng cùng cả nước bước vào giai đoạn phát triển phồn vinh, thịnh vượng.

Nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức lễ hội
Diễn đàn

Nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức lễ hội

Giám sát công tác tổ chức, quản lý lễ hội Xuân Ất Tỵ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị, UBND cấp huyện, cấp xã phát huy, đề cao vai trò của cộng đồng, Nhân dân địa phương trong tổ chức và quản lý lễ hội, đặc biệt đối với các lễ hội dân gian.

Xử lý nghiêm hành vi khai thác trái phép, gây ô nhiễm môi trường
Diễn đàn

Xử lý nghiêm hành vi khai thác trái phép, gây ô nhiễm môi trường

Kết luận cuộc làm việc tại Sở Công thương Cao Bằng về tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2024, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh La Văn Hồng đề nghị, sở phối hợp với các ngành, địa phương có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đẩy mạnh kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác trái phép, gian lận sản lượng, gây ô nhiễm môi trường.

Nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng thực chất, hiệu quả
Diễn đàn

Nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng thực chất, hiệu quả

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2024, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đề nghị, UBND tỉnh, các ngành cần có giải pháp trọng tâm, trọng điểm, cụ thể hàng năm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học theo hướng thực chất. Đồng thời, quan tâm, dành nguồn lực đầu tư mua sắm trang, thiết bị dạy học; triển khai kịp thời các chính sách, pháp luật mới ban hành tới cán bộ, giáo viên, học sinh và người dân...

Điều chỉnh kinh phí những dự án chậm hoặc không thể giải ngân
Diễn đàn

Điều chỉnh kinh phí những dự án chậm hoặc không thể giải ngân

Giám sát việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Nông đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh liên quan phân bổ kịp thời đối với các nguồn vốn còn lại chưa phân bổ; điều chỉnh kinh phí những đơn vị, dự án chậm giải ngân hoặc không thể giải ngân; đẩy nhanh tiến độ giải ngân, chú trọng hiệu quả sau đầu tư của các nguồn vốn 3 Chương trình MTQG năm 2025…

Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ
Diễn đàn

Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ

Giám sát chuyên đề tình hình và kết quả triển khai thực hiện các dự án theo Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Bình kiến nghị cần kiên quyết thu hồi các dự án đã được gia hạn nhiều lần nhưng vẫn chậm tiến độ sử dụng đất hoặc không triển khai do chủ quan từ phía doanh nghiệp.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
Diễn đàn

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

Theo Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Tuyết Hương, trong năm 2025, cơ quan dân cử các cấp tỉnh Hưng Yên sẽ tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn; tiếp tục đổi mới và triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động... góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh.

Bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quyết sách
Diễn đàn

Bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quyết sách

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, tạo đà tăng trưởng 2 con số cho những năm tiếp theo, HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần linh hoạt, chủ động nắm vững tình hình thực tiễn, nâng cao năng lực phản ứng chính sách. Qua đó, đẩy nhanh việc ban hành, thể chế hóa các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền nhằm khơi tăng và cải cách mạnh mẽ các nguồn lực; chủ động phát hiện, tháo gỡ ngay những “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển.

Phát huy vai trò "nòng cốt" thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Diễn đàn

Phát huy vai trò "nòng cốt" thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chủ đề "Giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của HĐND đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong giai đoạn tăng tốc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026”... của hội nghị được các đại biểu tham dự đánh giá là hết sức thời sự, cần thiết. Nhất là trong bối cảnh tỉnh Hưng Yên đang quyết liệt triển khai cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; tập trung tăng tốc, bứt phá, hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển; cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.