Phát triển điện gió ngoài khơi

Bài cuối: Chủ động về chiến lược và lộ trình

Để chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho cuộc đua năng lượng tái tạo ngoài khơi, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã và đang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nội địa bao gồm các đơn vị thành viên có nhiều tiềm năng; tạo không gian phát triển mới cho Petrovietnam trong lĩnh vực này. 

Xây dựng chuỗi cung ứng nội địa

Theo Petrovietnam, trong 3 năm trở lại đây, Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã nhanh chóng tham gia vào chuỗi giá trị điện gió ngoài khơi.

Đến nay, doanh nghiệp trúng thầu hơn 10 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất phát điện là 5,2GW, tổng giá trị hợp đồng hơn 1,2 tỷ USD, với việc cung cấp hầu hết các công đoạn dịch vụ cho các dự án điện gió ngoài khơi; bao gồm công tác khảo sát, thiết kế, mua sắm, thi công chế tạo, vận chuyển, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa; 100% là các dự án xuất khẩu, tạo công ăn việc làm trực tiếp cho hơn 4.000 người lao động.

Bài cuối: Chủ động xây dựng chiến lược và lộ trình -0
Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC. Ảnh: Petrovietnam

Đặc biệt, PTSC đã và đang phối hợp cùng Tập đoàn Sembcorp (SCU - Singapore) triển khai các bước đầu tiên trong việc hợp tác đầu tư trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với công suất ban đầu dự kiến khoảng 2,3 GW, xuất khẩu điện trực tiếp sang Singapore qua đường cáp ngầm cao thế xuyên biển… Dự án này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trao giấy phép chấp thuận cho PTSC thực hiện công tác quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển... 

Ngay sau khi các cơ quan chức năng hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý, sớm phê duyệt và cho phép được tiến hành khảo sát, sử dụng khai thác vùng biển và xuất khẩu điện, PTSC sẽ sớm khởi động dự án để có thể có dòng điện thương mại trước năm 2035.

Cùng với PTSC, Vietsovpetro cũng là một trong những đơn vị được xác định có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tham gia vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Với nguồn lực tài chính tốt, nguồn nhân lực chất lượng cao, hiểu rõ về công nghệ ngoài khơi, có trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistic, đội tàu dịch vụ…

Để chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho cuộc đua năng lượng tái tạo ngoài khơi, Petrovietnam đã và đang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nội địa: bao gồm các đơn vị thành viên có nhiều tiềm năng, như: PTSC, Vietsovpetro, VPI, (Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí - CTCP (PVE), Tổng Công ty CP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (PETROSETCO), Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD), Công ty CP Kết cấu kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS), PV Shipyard…

Các đơn vị chủ lực của Petrovietnam về thiết kế, chế tạo, xây lắp và vận hành các công trình dầu khí biển như PTSC, Vietsovpetro, (Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí (PETROCONs) đã được Tập đoàn giao nhiệm vụ nghiên cứu, thành lập tổ hợp phát triển chuỗi giá trị năng lượng tái tạo; với năng lực, kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng sẵn có, tăng cường khả năng hợp tác, phát huy năng lực của nhau, phối hợp tìm kiếm cơ hội tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi trong và ngoài nước.

Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Thủ tướng Chính phủ cũng đã thể hiện quyết tâm chính trị trước toàn thế giới thông qua tuyên bố Việt Nam sẽ nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Để thực hiện cam kết này, đặt ra nhiều yêu cầu về chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững.

Không gian phát triển mới cho Petrovietnam

Trong tình hình mới, để khai thác tối đa hiệu quả tiềm năng, kinh nghiệm, nền tảng hiện có của tập đoàn năng lượng hàng đầu quốc gia, Petrovietnam; nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng xanh, ngày 24.4.2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới.

Bài cuối: Chủ động xây dựng chiến lược và lộ trình -0
Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC. Ảnh: Petrovietnam

Theo TS Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Kết luận số 76-KL/TW mở ra một không gian phát triển mới cho Petrovietnam thông qua việc định hướng những chủ trương khai thác các điều kiện, tiềm năng của ngành trong phát triển về lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Đối với Petrovietnam, Kết luận số 76-KL/TW có định hướng phát triển Tập đoàn trở thành một tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia, song song với việc gắn phát triển các lĩnh vực truyền thống của ngành dầu khí, nhưng đồng thời cũng xác định vai trò chủ lực tiên phong của Tập đoàn trong phát triển các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Điển hình là phát triển điện gió ngoài khơi, điện gió ven biển, các hoạt động về phát triển lĩnh vực hydrogen, amoniac, tham gia vào chuỗi nhập khẩu cung ứng LNG, cũng như xác định vai trò của Petrovietnam trong phát triển lĩnh vực về công nghiệp sản xuất thiết bị năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo và năng lượng mới.

Với hơn 3.200 km bờ biển và tổng diện tích biển khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi lớn nhất khu vực Đông Nam Á, lên tới 599 GW. Khi nguồn năng lượng mới này được khai thác hiệu quả, Việt Nam có thể kết hợp các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo, công nghiệp hóa với phát thải carbon thấp hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Kết luận số 76-KL/TW đã mở ra con đường lớn giúp Petrovietnam có thể chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành nước làm chủ công nghệ, có chuỗi cung ứng hoàn chỉnh để cạnh tranh trên trường quốc tế, nắm bắt tốt các cơ hội "vàng", vươn lên phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định, trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những khó khăn, thách thức; đồng thời cũng mở ra một cơ hội lớn cho ngành dầu khí nếu kịp thời nắm bắt và phát huy được thế mạnh về kinh nghiệm, năng lực hạ tầng, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng cần chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế của ngành để phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đây là hướng phát triển mang tính đột phá; bảo đảm phát triển ngành dầu khí bền vững, hiện đại gắn với thúc đẩy nhanh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đồng thời với phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tiên tiến, hiện đại theo hướng nâng cao năng lực tự chủ, tự cường, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa; quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với chính sách thu hút nhân tài, đào tạo chuyên sâu đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế để phát triển ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Doanh nghiệp

TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam
Kinh tế

Doanh nghiệp mạnh, đất nước sẽ hùng cường!

Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước, cần xác định doanh nghiệp, doanh nhân là động lực tăng trưởng mới; do đó, về phía Nhà nước cần có nhiều chính sách có lợi hơn cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp lớn mạnh, đất nước tất sẽ hùng cường, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam chia sẻ.

Cần có chính sách phát triển kinh tế rừng
Kinh tế

Cần có chính sách phát triển kinh tế rừng

Muốn phát triển đất nước, đầu tiên phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với lợi thế của đất nước, trong đó có kinh tế rừng bởi đây là ngành tập trung nguồn lực lao động lớn cùng sự nghèo đói, trải dài ở các vùng biên.

Áp dụng KPI - Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng
Doanh nghiệp

Áp dụng KPI - Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng

KPI là hệ thống chỉ số phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của công ty, bộ phận hay cá nhân. Việc áp dụng các chỉ số đo lường hiệu suất trọng yếu (KPI) giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt mục tiêu chiến lược và quá trình hoạt động thông qua hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp tư nhân ngày càng giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế.
Kinh tế

Doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình

“Trong bối cảnh cách mạng công nghệ bùng nổ và vị thế Việt Nam đang lên, cộng đồng doanh nhân khao khát sáng tạo, cống hiến. Đây cũng là lúc tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được đề cao hơn bao giờ hết và các doanh nghiệp cũng đang chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam NGUYỄN TRỌNG ĐIỀU chia sẻ.

Công ty CP XD Phú An Thịnh chuyên trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt” tại TP. Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp

Công ty CP XD Phú An Thịnh chuyên trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt” tại TP. Hồ Chí Minh

Trong những năm qua, Công ty CP XD Phú An Thịnh gần như trúng tuyệt đối các gói thầu đầu tư công khi tham gia, với tổng giá trị hơn 2.760 tỷ đồng. Tuy nhiên, các gói thầu này có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, có gói thầu trúng trị giá gần 25 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 3 triệu đồng.

Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
Doanh nghiệp

Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam

Ngày 9.10 vừa qua, Ủy viên Ban Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn cùng đoàn Lãnh đạo tỉnh đã có chuyến thăm và làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam tại trụ sở chính LPBank, số 210 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Natrumax Việt Nam công bố đầu tư và phát triển
Kinh tế

Natrumax Việt Nam công bố đầu tư và phát triển

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu (XNK) sữa và dinh dưỡng Quốc Tế Natrumax (Natrumax Việt Nam) vừa công bố đầu tư và phát triển cho Natrumax Việt Nam. Đây là mốc son, đánh dấu sự chuyển mình của Natrumax Việt Nam, cùng các đối tác sẽ đưa Natrumax Việt Nam lên một tầm cao mới.

 Phó Tổng Gián đốc Vietnam Airlines Lê Đức Cảnh phát biểu tại sự kiện. Ảnh: VNA
Doanh nghiệp

Tổ chức chương trình Xúc tiến Du lịch Việt Nam – châu Âu tại Munich, Đức

Vietnam Airlines đã phối hợp cùng Sở Du lịch Hà Nội, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và sân bay Munich tổ chức Chương trình Xúc tiến Du lịch Việt Nam – châu Âu 2024 tại khách sạn Bayerischer Hof, Munich. Chương trình nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn, thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và các quốc gia châu Âu.

Ra mắt Hyundai Tucson thế hệ mới
Doanh nghiệp

Ra mắt Hyundai Tucson thế hệ mới

Ngày 9.10, Liên doanh giữa Tập đoàn Thành Công và Hyundai Motor chính thức giới thiệu đến thị trường và khách hàng Hyundai Tucson thế hệ mới. New Tucson được phân phối 4 phiên bản với giá bán từ 769 triệu đồng (đã bao gồm thuế VAT).

BIC khai trương Chi nhánh mới tại Long An
Doanh nghiệp

BIC khai trương Chi nhánh mới tại Long An

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa tổ chức Lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Long An tại thành phố Tân An, tỉnh Long An. Đây là đơn vị thành viên thứ 35 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 1.10.2024.

EVN triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện những tháng cuối năm.
Kinh tế

Vận hành an toàn, bảo đảm cung ứng điện

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 9 tháng năm 2024, Tập đoàn đã bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tháng 9 đạt 24,56 tỷ kWh; lũy kế 9 tháng năm 2024 đạt 232,6 tỷ kWh, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Cụm khí điện đạm Cà Mau
Doanh nghiệp

Petrovietnam chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá

Theo TS. Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn đang hướng tới trở thành Tập đoàn Công nghiệp - năng lượng quốc gia, giữ vai trò tiên phong phát triển các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Để làm được điều đó, đòi hỏi Petrovietnam phải chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá hơn nữa để có thể bắt kịp các Tập đoàn cùng ngành trong khu vực.

Vietcombank nhận giải thưởng Asian Experience Awards 2024 cho giải pháp Call API
Doanh nghiệp

Vietcombank nhận giải thưởng Asian Experience Awards 2024 cho giải pháp Call API

Mới đây, tại Singapore, Tạp chí The Asian Business Review đã tổ chức lễ trao giải thưởng thường niên Asian Experience Awards nhằm ghi nhận, vinh danh những sáng kiến đột phá của các doanh nghiệp, ngân hàng trong việc mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng từng lĩnh vực tại mỗi quốc gia. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự nhận giải thưởng “Trải nghiệm khách hàng của năm - ngành Ngân hàng" (Customer Experience of the Year - Banking) cho giải pháp công nghệ Call API, giúp nâng cao sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng.