Tổng kết thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 - những kết quả nổi bật

Bài 5: Mở rộng tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn ứng cử

Tổ chức cho đại biểu HĐND nhiều cấp cùng TXCT, mở rộng thành phần tham dự mang lại hiệu quả thiết thực; phối hợp tổ chức cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh TXCT ngoài địa bàn ứng cử; thực hiện thí điểm đại biểu HĐND tỉnh là Ủy viên Thường trực HĐND, lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tham gia TXCT trong và ngoài địa bàn ứng cử, tiến đến tổ chức TXCT cho đại biểu HĐND tỉnh là lãnh đạo các cơ quan của tỉnh. Các Tổ đại biểu tăng cường khảo sát, nắm tình hình thực tiễn đối với các nội dung cử tri phản ánh, nổi cộm, bức xúc trước và sau khi TXCT...

Những cách làm sáng tạo, trách nhiệm trên của nhiều địa phương trong thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã mang lại những hiệu quả thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động TXCT, gắn kết hơn mối quan hệ mật thiết giữa đại biểu và cử tri.

Giảm thời gian, chi phí, tăng hiệu quả TXCT

Để gắn kết hơn nữa mối quan hệ “máu thịt” với cử tri, hình thức TXCT được HĐND nhiều địa phương chú trọng đổi mới theo hướng tổ chức cho đại biểu HĐND nhiều cấp cùng TXCT và mở rộng thành phần tham dự đã mang lại hiệu quả thiết thực; như ở Đồng Nai, việc đổi mới hoạt động TXCT thông qua một số hội nghị tổ chức cho đại biểu HĐND 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) hoặc 2 cấp (tỉnh, huyện) cùng TXCT tại một điểm đã làm giảm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả TXCT; thành phần tham dự được mở rộng đến lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện, xã… Do vậy, nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được tiếp thu, giải trình, trao đổi, giải đáp ngay tại buổi tiếp xúc. Đối với các ý kiến, kiến nghị cần có thời gian xác minh và trả lời bằng văn bản đã được tổng hợp đầy đủ, kịp thời chuyển đến cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền...

Tương tự ở Bắc Ninh, việc đổi mới hoạt động TXCT thông qua tổ chức cho đại biểu HĐND 3 cấp cùng TXCT tại một điểm đã làm giảm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả TXCT; thành phần tham dự được mở rộng đến lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và UBND huyện, xã… Do vậy, nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri đều được tiếp thu, giải trình, trao đổi, giải đáp ngay tại buổi tiếp xúc. Đối với các ý kiến, kiến nghị cần có thời gian xác minh và trả lời bằng văn bản đã được tổng hợp đầy đủ, kịp thời chuyển đến cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh Tuyên Quang khảo sát thực địa khu vực khai thác quặng chì - kẽm tại mỏ Nông Tiến - Núi Dùm Ảnh: Ngọc Hưng
Tổ đại biểu HĐND tỉnh Tuyên Quang khảo sát thực địa khu vực khai thác quặng chì - kẽm tại mỏ Nông Tiến - Núi Dùm. Ảnh: Ngọc Hưng

Đối với Tuyên Quang, hình thức TXCT cũng có sự đổi mới như: phối hợp tổ chức TXCT 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) cùng TXCT tại một điểm để giảm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả TXCT; kết hợp TXCT trực tuyến và trực tiếp; mời lãnh đạo chính quyền các cấp tham dự các hội nghị để trả lời ngay các kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền, trách nhiệm; tổ chức TXCT chuyên đề... Cùng với đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TXCT thông qua xây dựng chuyên mục trao đổi thông tin với cử tri và nhân dân trên Trang thông tin điện tử của HĐND tỉnh, Cổng thông tin điện tử cấp huyện để thu thập, tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cử tri từ nhiều nguồn. UBND các cấp đã chủ động, trách nhiệm trong tiếp thu, trả lời, xem xét, giải quyết kiến nghị của cử tri, bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, 100% các kiến nghị của cử tri đều được xem xét, trả lời, giải quyết.

Phát huy vai trò của Tổ đại biểu

Với tinh thần trách nhiệm, Thường trực HĐND tỉnh Kon Tum chỉ đạo các Tổ đại biểu HĐND tỉnh chia thành các nhóm từ 1 - 2 đại biểu, phối hợp với đại biểu HĐND cấp huyện, xã ứng cử trên địa bàn cùng TXCT trong cùng một thời gian (kể cả buổi tối), tại cùng một địa điểm (địa điểm thay đổi luân phiên tại hội trường tổ dân phố hoặc tại nhà rông của các thôn, làng...), giúp đại biểu gần gũi, sâu sát với nhân dân để nắm bắt đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; phân công đại biểu của Tổ chủ động tìm hiểu, trao đổi với cử tri để nắm tình hình thực tế về kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, qua đó lựa chọn những vấn đề đang được cử tri và nhân dân quan tâm để đăng ký chất vấn tại kỳ họp; đồng thời, căn cứ ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh TXCT ngoài địa bàn ứng cử.

Ở Gia Lai, thực hiện Hướng dẫn số 321/UBTVQH15-CTĐB ngày 20.9.2022 của Ban Công tác đại biểu về việc hướng dẫn TXCT của đại biểu HĐND tỉnh, năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm đại biểu HĐND tỉnh là Ủy viên Thường trực HĐND, lãnh đạo các Ban HĐND, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tham gia TXCT trong và ngoài địa bàn ứng cử theo Kế hoạch đã ban hành, tiến đến tổ chức TXCT cho đại biểu HĐND tỉnh là lãnh đạo các cơ quan của tỉnh. Bên cạnh đó, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, huyện chuẩn bị nội dung, chương trình tổ chức Chương trình “Tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu HĐND với trẻ em hàng năm theo Luật Trẻ em”; tổ chức các Hội nghị TXCT chuyên đề giữa Thường trực HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh chuyên trách với viên chức, người lao động ngành y tế; doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Cũng với tinh thần trách nhiệm cao, ở Ninh Thuận, công tác TXCT được chỉ đạo cải tiến, đổi mới theo hướng các Tổ đại biểu HĐND tăng cường khảo sát, nắm tình hình thực tiễn đối với các nội dung cử tri phản ánh, nổi cộm, bức xúc trước và sau khi TXCT; một số kiến nghị của cử tri kéo dài, bức xúc nhiều năm đã được chỉ đạo, đôn đốc giải quyết dứt điểm. Các Tổ đại biểu được cơ cấu Tổ trưởng, Tổ phó là lãnh đạo các địa phương đã chỉ đạo trực tiếp giải quyết đối với các nội dung thuộc thẩm quyền địa phương. Một số nội dung phản ánh của cử tri đã được quan tâm giải quyết thỏa đáng, kịp thời, được cử tri đồng tình, ủng hộ cao.

Hội đồng nhân dân

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 tại huyện Đức Cơ
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Cân nhắc kỹ lưỡng trong điều chỉnh

Khi xây dựng kế hoạch đầu tư công, ngoài đáp ứng các quy định, cần dự báo, lường trước các yếu tố khác phát sinh. Việc điều chỉnh phải cân nhắc kỹ lưỡng, xét nhiều yếu tố liên quan trước khi quyết định, tránh tùy tiện, nhất là điều chỉnh dừng thực hiện chủ trương đầu tư chương trình, dự án khi đã được cấp có thẩm quyền quyết định và đã thông báo rộng rãi cho cử tri trên địa bàn.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 tại thị xã An Khê
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Khẩn trương lập danh mục dự án đầu tư dự kiến

Để bảo đảm tiến độ, các địa phương cần khẩn trương lập danh mục dự án đầu tư dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của cấp mình theo các hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Đối với kế hoạch đầu tư công hằng năm, các dự án đưa vào phải đáp ứng điều kiện tại Điều 53 Luật Đầu tư công, cần lưu ý về thời gian tổ chức thực hiện.

Bài 1: Xác định cụ thể “trường hợp cần thiết”
Diễn đàn

Bài 1: Xác định cụ thể “trường hợp cần thiết”

Luật Đầu tư công quy định “Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án…”. Do vậy, để bảo đảm quy định và nâng cao chất lượng quyết định chủ trương đầu tư, khi thực hiện cần đề nghị làm rõ xác định cụ thể trường hợp nào là “trường hợp cần thiết”, đồng thời, việc “giao” ở đây được hiểu là phân quyền cho chính quyền địa phương. Quá trình thực hiện, lưu ý thêm các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công liên quan đến chủ trương đầu tư…

Giải quyết kịp thời hơn các nhiệm vụ phát sinh
Diễn đàn

Giải quyết kịp thời hơn các nhiệm vụ phát sinh

Để tăng hiệu quả tổ chức các kỳ họp chuyên đề, Thường trực, các Ban HĐND tỉnh Bình Phước sẽ chủ động phối hợp, đồng hành với UBND tỉnh trong nắm tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy chuẩn bị nội dung trình kỳ họp, để các nhiệm vụ phát sinh được giải quyết nhanh hơn, kịp thời hơn nhưng cũng bảo đảm quy định của pháp luật. Kết hợp giải quyết các nội dung cấp bách với các công việc thường xuyên.

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Hà Tĩnh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Hội đồng nhân dân

Chuyên nghiệp, hiệu quả trong tham mưu, phục vụ

Văn phòng sẽ tăng cường áp dụng các phần mềm quản lý công việc, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu để theo dõi và xử lý các nhiệm vụ nhanh chóng, hiệu quả. Yêu cầu mỗi cán bộ, công chức cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, áp dụng các phương pháp phân tích dữ liệu để đánh giá toàn diện, chính xác vấn đề; xử lý, kiểm tra thông tin, tham mưu xây dựng các văn bản. Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cải cách hành chính, từng bước hiện đại hóa văn phòng bảo đảm tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong toàn bộ các quy trình, quy định hoạt động.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 tại Công ty CP Thủy điện Ngàn Trươi huyện Vũ Quang
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Mài sắc "bảo kiếm" nâng tầm vị thế cơ quan dân cử

Các hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND trong hơn 8 năm thực thi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 đã góp phần giúp Chính phủ, chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh. Nhiều kiến nghị, đề xuất thông qua giám sát đã giúp các ban, ngành liên quan chấn chỉnh kịp thời, đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nhân dân… Tuy nhiên, vẫn còn những “điểm nghẽn” trong thực thi nên việc sửa đổi là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Hà Tĩnh: Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
Hội đồng nhân dân

Hà Tĩnh: Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ

Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, từ đầu năm đến nay, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã phát huy tốt vai trò là cơ quan tham mưu, phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH, các ĐBQH tỉnh, HĐND, Thường trực, các ban và đại biểu HĐND tỉnh… Các hoạt động đổi mới của Văn phòng trong công tác tham mưu là điểm nhấn quan trọng khẳng định vị thế, tầm quan trọng của mình trong bộ máy văn phòng hành chính nhà nước nói chung, cơ quan tham mưu, giúp việc cho bộ máy dân cử nói riêng.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Các đại biểu biểu quyết thông qua các nghị quyết tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu giải ngân đầu tư công

Với tinh thần đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm, tại Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) được tổ chức vừa qua, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII đã thông qua 21 nghị quyết với tỷ lệ tán thành cao. Đây là những quyết sách quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để các cấp, ngành tổ chức triển khai, thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhằm huy động nguồn lực, đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác giải phóng mặt bằng Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai
Hội đồng nhân dân

Tăng hiệu quả bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư

Nhằm tránh trùng lặp, tăng hiệu quả thực hiện công tác bồi thường, GPMB và tái định cư các dự án cũng như quản lý quỹ đất công trên địa bàn tỉnh, trong cuộc làm việc mới đây của UBND tỉnh Đồng Nai, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã thống nhất với đề xuất thành lập mới Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh; đề nghị Sở Nội vụ phối hợp các đơn vị hoàn thiện báo cáo Đề án mô hình tổ chức bộ máy Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Nam khảo sát thực tế phục vụ công tác thẩm tra nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh
Hội đồng nhân dân

Cần cân nhắc để phù hợp với thực tiễn

Hiện nay, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi để hoàn chỉnh trình Quốc hội xem xét, quyết định. Một trong những nội dung có đề xuất sửa đổi, bổ sung là công tác thẩm tra của các Ban HĐND về nội dung trình kỳ họp HĐND. Tuy nhiên, các đề xuất này cần cân nhắc để phù hợp với thực tiễn nhằm phát huy hiệu quả.