Sức sống của Chỉ thị số 40-CT/TW ở Đắk Lắk

Bài 2: "Kim chỉ nam" cho tín dụng chính sách

Cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40/CT-TW ở Đắk Lắk nói chung và M'Drắk nói riêng là sự thay đổi về cách nghĩ, cách làm của cấp ủy, chính quyền và người dân. Với phương châm "chi bộ năng làm, đảng viên sát hộ", những đảng viên của xã Krông Jing đã lôi cuốn từng hộ đồng bào tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Đảng viên đi trước

Trong câu chuyện với đồng bào Krông Jing, bà con hào hứng kể cho chúng tôi về cuộc sống trước năm 2005 - cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào nương rẫy; điều kiện canh tác, sản xuất lạc hậu nên năng suất cây trồng, vật nuôi bấp bênh, cái đói khi giáp hạt xảy ra thường xuyên.

Krông Jing là xã đặc biệt khó khăn của huyện M'Drắk. Huyện có diện tích tự nhiên 7.477ha, 12 buôn với dân số khoảng 12.345 người, gồm 15 dân tộc anh em cùng sinh sống (trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 70%). Chuyện đang mùa thu hoạch đã thiếu ăn không còn lạ với nhiều hộ gia đình. Bởi, bao nhiêu lúa non đã gán hết cho thương lái để đổi lấy tiền mua thuốc sâu, phân bón... Chưa kể những chi tiêu cho sinh hoạt, khiến đồng bào luôn sống trong cảnh thiếu thốn. Đây cũng là lý do khiến tín dụng đen len lỏi vào trong thôn, buôn đến gõ cửa từng nhà khiến cuộc sống người dân đã khó, càng thêm khó.

anh-bai-2-7911-6587.jpg
Cán bộ NHCSXH huyện M’Drắk và các hội đoàn thể xã Krong Jin luôn phối hợp chặt chẽ trong tuyên truyền vận động đồng bào vay vốn, phát triển kinh tế. Ảnh: Đức Kiên

Là người dân của buôn, hơn ai hết, ông Y Hoan Ksơr thôn M'Lốc B thấm được nỗi cùng cực của người dân; song, lực bất tòng tâm. Ông nhận ra, cuộc sống khó khăn đó không thể lay chuyển khi người dân không có vốn tích luỹ.

Chính bởi vậy, năm 2005, khi được bầu làm Trưởng thôn, lại đúng lúc Chi nhánh NHCSXH tỉnh có chính sách hỗ trợ tín dụng cho người dân xóa tình trạng bán lúa non và tín dụng đen, ông hiểu rằng, cơ hội giúp đỡ bà con đã đến. Phát huy uy tín của mình, ông cùng cán bộ tín dụng chính sách tuyên truyền đến từng nhà cho bà con hiểu về chính sách, để tiếp cận vay vốn.

"Thời điểm đó, ngân hàng cho vay 3 triệu đồng/hộ để xóa việc bán lúa non và tín dụng đen, bà con phấn khởi lắm!" - ông Y Hoan Ksơr kể và cho biết, nguồn tín dụng chính sách lúc đó đối với đồng bào như "nắng hạn gặp mưa rào", giúp bà con giải quyết những vấn đề còn bức bách, nhu cầu trong cuộc sống. Cây lúa không còn phải bán non mà chờ đến mùa thu hái, giúp người dân có cái ăn, không còn lo đói.

Năm 2010, ông Y Hoan Ksơr trở thành đảng viên và nay là Phó bí thư Chi bộ thôn M'Lốc B. Được học tập, thấm nhuần quan điểm đường lối chính sách, lý tưởng của Đảng, được đi thăm thú mô hình sản xuất ở các địa phương bạn, đã giúp ông mở mang tầm mắt. Cứ như vậy, khát khao xóa đói giảm nghèo cho người dân trong thôn ngày một lớn; ông Y Hoan Ksơr trở thành tuyên truyền viên chính sách tín dụng kiêm nhà tư vấn chăn nuôi, trồng trọt của bà con thôn M'Lốc B; giúp họ chăn nuôi bò, heo; trồng thêm cỏ làm thức ăn cho bò; trồng keo vừa để bảo vệ rừng, vừa tích luỹ được một khoản tiền "kha khá" sau vài ba năm.

Bên cạnh Phó bí thư Y Hoan Ksơr còn có sự đồng hành của đảng viên H'Pak Nie - Chi hội trưởng phụ nữ thôn M'lốc B. Chị H'Pak Nie luôn xem việc tuyên truyền giúp chị em phụ nữ tiếp cận được các khoản vay của NHCSXH triển khai là nhiệm vụ quan trọng của mình. Bởi, chỉ có mạnh dạn vay vốn, kiên trì chăn nuôi, trồng trọt mới giúp các hộ khó khăn trong thôn dần vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống.

Đồng bào nối bước theo sau

Những nỗ lực của chị H'Pak Nie hay ông Y Hoan Ksơr, cùng với sự tận tâm của các cán bộ tín dụng và chính quyền địa phương đã thắp lên khát khao đổi mới, vươn lên làm kinh tế của đồng bào. Từ chỗ dè dặt, tự ti không dám vay bất cứ khoản vay nào; không dám đầu tư bất cứ thứ gì, thậm chí không mơ tưởng đến cơm ngon hay chiếc áo đẹp... đến nay, đồng bào đã tự tin chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh; tự tin tham gia các hội, đoàn thể, tạo nên những đổi thay mạnh mẽ cho Krông Jing.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Krong Jin - Y Lốc Niê cho biết, xã Krong Jin là xã đặc biệt khó khăn, địa bàn rộng, dân cư đông. Hiện nay, so với mặt bằng chung trong tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn khá cao - là trăn trở rất lớn đối với cấp ủy, chính quyền địa phương.

"Chúng tôi nhận thức rằng, để giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo thì hạt nhân chính là chi bộ và trách nhiệm của mỗi đảng viên. Với phương châm "chi bộ năng làm, đảng viên sát hộ", thời gian qua, chúng tôi cũng đã phân công các đảng viên, đặc biệt là các đảng ủy viên phụ trách từng thôn, buôn để giúp đỡ địa bàn cơ sở. Bên cạnh đó, phát huy vai trò tiên phong đi đầu của người đảng viên; có những đảng viên khi chưa được phân công nhiệm vụ, nhưng họ vẫn giúp đỡ người nghèo bằng nhiều cách trong khả năng, điều kiện có thể của mình" - Chủ tịch Y Lốc Niê chia sẻ.

Chính vì lẽ đó mà thời gian qua, tỷ lệ hộ nghèo của địa bàn xã Krông Jin đã giảm dần. Từ 96 hộ nghèo/120 hộ toàn thôn (thời điểm 2005), đến nay, dù chuẩn nghèo đã nhiều lần thay đổi theo hướng nâng cao hơn và số hộ trong thôn đã lên tới 160 hộ, nhưng toàn thôn chỉ còn 52 hộ nghèo; không còn hộ đói, nhà nào cũng có tivi, xe máy và đã có trên 30 hộ xây nhà kiên cố, trị giá trên 500 triệu đồng.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Krong Jin - Y Lốc Niê chia sẻ, cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Krông Jin còn 28%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 11,6%; trong khi đó, tỷ lệ này năm 2021 là 42,67% và 19%. Tuy tỷ lệ hộ nghèo còn cao, song, con đường thoát nghèo đã rộng mở khi hiện có 1.763 hộ vay đang được vay vốn NHCSXH, với tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến nay đạt hơn 90.000 triệu đồng.

"Nguồn vốn đã tạo ra rất nhiều việc làm cho bà con trong xã. Từ đó, việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội cũng được củng cố, các tệ nạn xã hội gần như được xóa bỏ. Đặc biệt, bà con rất ý thức trong việc sử dụng nguồn vốn vay, không để có nợ quá hạn..." - Chủ tịch Y Lốc Niê phấn khởi nói.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.